Nội dung
Bitcoin là gì? Những điều bạn cần biết về tiền mã hóa Bitcoin
Trong hơn 10 năm, Bitcoin chuyển từ một loại tài sản vô danh, được cho là sự lừa đảo của nhân loại tới một dạng tài sản lưu trữ giá trị (Store of Value). Vậy Bitcoin là gì?
Bitcoin là tên gọi của một loại tiền mã hóa được hình thành dựa trên các thuật toán của hệ thống máy tính. Hiểu một cách nôm na thì để một Bitcoin được sinh ra, các hệ thống máy tính sẽ cùng nhau tìm ra lời giải cho một bài toán cụ thể. Máy tính nào giải thành công được bài toán đó thì Bitcoin đó thuộc về họ.
Bitcoin không giống với tiền pháp định (tiền fiat). Với tiền pháp định, chính phủ của các quốc gia sẽ phụ trách việc tạo ra nó. Họ có thể in tiền bao nhiêu tùy thích và đẩy nó vào nền kinh tế. Chính vì vậy nên so với tiền fiat nó có những khác biệt sau đây:
Không chịu sự kiểm soát: Thực tế, Bitcoin được lập trình trên hệ thống máy tính và không chịu sự kiểm soát từ đơn vị thứ 3. Mọi người đều có vai trò như nhau và không có cá nhân hay tổ chức nào có quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới cả.
Minh bạch: Mọi giao dịch liên quan đến Bitcoin đều được thể hiện công khai trên mạng lưới Blockchain. Chúng ta có thể nhìn thấy cách thức hoạt động của các giao dịch cũng trạng thái thành công của mua bán, dịch chuyển.
Nguồn cung có giới hạn: Bitcoin được giới hạn chỉ có tối đa 21 triệu đồng, không giống như tiền fiat, Chính phủ có thể in bao nhiêu tùy thuộc vào nhu cầu. Trong quá khứ, Bitcoin đã có thời điểm bị tấn công và hình thành nên hàng tỷ Bitcoin mới. Tuy nhiên, vấn đề này đã được “cha đẻ” của Bitcoin khắc phục ngay tại thời điểm đó.
Hãy cùng Coinvn nhìn lại hành trình phát triển của Bitcoin trong hơn 10 năm thông qua một số mốc lịch sử đáng chú ý của loại tiền mã hóa này.
Năm 2007: Là thời điểm Bitcoin được khai sinh ra bởi người cha đẻ là Satoshi Nakamoto. Đến hôm nay, không ai trong chúng ta biết được Satoshi thực chất là ai. Điều duy nhất chúng ta biết là Satoshi hiện đang nắm giữ khoảng hơn 1 triệu Bitcoin đến thời điểm hiện tại.
31/10/2008: Bitcoin được xuất hiện trong một bản cáo bạch với định vị là một giao thức thanh toán trên mạng ngang hàng (P2P). Nghĩa là 2 cá nhân bất kỳ có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển đổi cho nhau mà không cần sự giám sát của bất kỳ bên thứ ba liên quan nào cả.
3/1/2009: Là thời điểm Bitcoin được đưa vào sử dụng và khối Bitcoin khởi thủy (Genesis block) được ra đời. Một mạng lưới Blockchain sẽ bao gồm nhiều khối (block) khác nhau cùng liên kết và ngày 3/1 là thời điểm xuất hiện khối đầu tiên trên mạng lưới.
12/1/2009: Giao dịch Bitcoin đầu tiên được diễn ra và đương nhiên nó được thực hiện bởi Satoshi Nakamoto.
22/10/2010: Đây là lần đầu tiên Bitcoin được ứng dụng vào các giao dịch thực tế. Một người dùng trên thế giới đã sử dụng 10.000 BTC để mua về 2 chiếc bánh Pizza (có giá khoảng $40 USD thời điểm đó). Tính đến thời điểm viết bài này, số BTC này đã có giá trị hơn 500.000.000 triệu USD.
28/2/2014: Bitcoin sau đó trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng các nhà đầu tư. Họ xem nó như một tài sản có khả năng sinh lời để thực hiện mua đi bán lại. Tại thời điểm năm 2014, phần lớn giao dịch Bitcoin được thực hiện trên sàn Mt.Gox. Tuy nhiên, một sự kiện hy hữu xảy ra khi sàn này bị tấn công và mất một lượng lớn BTC cùng một số loại tiền mã hóa khác. Theo thông báo của Mt.Gox, có khoảng 850.000 BTC đã bị đánh cắp tương đương với khoảng 450 triệu USD thời điểm đó. Thời gian gần đây, tin đồn về việc sàn Mt.Gox sẽ có kế hoạch đền bù lại một phần thiệt hại cho các NĐT sau vụ tấn công đó.
Từ năm 2014 – 2017: Trước sự FOMO (Fear Of Missing Out) đến từ Bitcoin, hàng loạt các sàn giao dịch tiền mã hóa được lập ra, trong đó “vàng thau lẫn lộn”. Vô tình Bitcoin lại được tận dụng vào các giao dịch rửa tiền hoặc tài trợ cho các hoạt động khủng bố do việc quản lý lỏng lẻo các vấn đề liên quan đến KYC/AML. Một số sàn giao dịch tại Mỹ đã bị Chính phủ đánh sập do không tôn trọng việc tuân thủ các quy định này. Trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu có những động thái và việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tiền mã hóa này.
Cuối 2017 – nay: Bitcoin dần được chấp nhận bởi các cá nhân và tổ chức. Nó chuyển định vị từ một giao thức thanh toán trên mạng ngang hàng thành một dạng tài sản lưu trữ giá trị. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư, ngân hàng,… liên tục FOMO vào cơn sốt đầu tư Bitcoin. Chỉ tính riêng Grayscale, lượng tài sản liên quan đến tiền mã hóa do công ty này nắm giữ đã tăng từ con số 2 tỷ USD đầu năm 2020 đến hơn 50 tỷ USD ở thời điểm viết bài.
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Khai thác hay đào Bitcoin là quá trình “đúc ra” hay “tạo ra” đồng tiền mã hóa Bitcoin. Có thể hiểu nôm na, đào Bitcoin là quá trình giải các thuật toán phức tạp với máy tính nhằm xác minh một khối (block), khi đó thợ đào sẽ nhận được một số lượng Bitcoin mới, được coi như là phần thưởng, và một khoản phí giao dịch …
Các thợ đào sẽ tập hợp trong các bể đào Bitcoin, nhóm thợ mỏ này sẽ cùng nhau đào/ khai thác Bitcoin, sau đó chia sẻ các phần thưởng khối tương ứng với Mining Hash Power (tạm dịch: công đào mỏ) do họ đóng góp.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là cách để chúng ta lưu trữ, chuyển và nhận Bitcoin từ những người dùng khác nhau. Hãy liên tưởng đến việc chúng ta cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện chuyển tiền giữa hai tài khoản khác nhau. Ví Bitcoin cũng tương tự như vậy, chỉ khác một điểm là chúng không cần phải xác minh danh tính.
Một ví Bitcoin sẽ gồm có 2 phần chính:
Public key: Nó tương tự như tài khoản ngân hàng vậy. Chúng ta sẽ dùng nó để nhận hoặc chuyển tiền mã hóa. Nó là một dãy số với nhiều ký tự khác nhau và thường bắt đầu bằng 1, 3 hoặc bc1.
Private key: Đây là một địa chỉ ở dạng riêng tư, nó được sử dụng để xác thực khi bạn cần chuyển BTC cho người khác.
Lưu ý private key cần được lưu trữ & bảo mật tuyệt đối để tránh người khác có thể đánh cắp Bitcoin của bạn.
Lightning Network là một lớp nhỏ chạy song song của mạng Bitcoin. Sự có mặt của Lightning Network nhằm mục đích xử lý các vấn đề về tốc độ giao dịch và chi phí thực hiện giao dịch trên mạng lưới. Mặc dù là mạng lưới được hình thành từ thời kỳ đầu tiên nhưng đến nay tốc độ giao dịch của Bitcoin ở mức thấp nhất (chỉ khoảng 3 giao dịch trên giây – TPS).
Bằng việc tạo ra một lớp nhỏ chạy song song với mạng chính, tốc độ giao dịch được cải thiện đáng kể. Thay vì mỗi giao dịch đều được xử lý và ghi lại luôn lên mạng lưới thì thông qua Lightning Network, nó sẽ tập hợp lại nhiều giao dịch khác nhau và ghi định kỳ. Điều này phần nào khiến cho giao dịch được thực hiện nhanh hơn với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với trước đây.
Bitcoin (BTC) đã trải qua quãng thời gian hơn 10 năm hình thành và phát triển. Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một đồng tiền mã hóa nào khác thay thế được ngôi vương của Bitcoin. Tuy nhiên, trong tương lai thì điều này không có gì là chắc chắn. Bitcoin hiện tại được định vị là một loại tài sản lưu trữ giá trị thay vì một hình thức để giao dịch thông thường. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã mang đến cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới.