Thực trạng pháp lý của tiền mã hóa Bitcoin và luật BTC ở Việt Nam

Gần đây, Bitcoin đang trở nên phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bitcoin hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ khả năng kiếm lời nhưng để bạn bắt đầu đầu tư thì việc hiểu biết luật pháp để bảo vệ quyền lợi là việc vô cùng quan trọng. Vậy Bitcoin có thực trạng pháp lý trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?

13857Total views
Thuc trang phap ly cua tien ma hoa Bitcoin va luat BTC o Viet Nam - anh 1
Tiền mã hóa bitcoin. Nguồn: Cointelegraph.

Gần đây, Bitcoin đang trở nên phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bitcoin hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ khả năng kiếm lời nhưng để bạn bắt đầu đầu tư thì việc hiểu biết luật pháp để bảo vệ quyền lợi là việc vô cùng quan trọng. Vậy tiền mã hóa Bitcoin có thực trạng pháp lý trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?

Bitcoin là gì và khác với tiền mã hóa thế nào?

Bitcoin là một loại tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hóa. Tiền mã hóa là một loại tiền kỹ thuật số không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm, thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.  Còn tiền mã hóa hiểu đơn giản là cách thức thể hiện dưới dạng số hóa giá trị tiền pháp định của một quốc gia (ví dụ: VND, CNY, USD, EURO…) Tiền mã hóa được bảo đảm bởi ngân hàng trung ương của quốc gia đó hay các tổ chức chính chịu sự quản lý của NHTW.

Bitcoin chỉ là một loại tiền mã hóa được công nhận và giao dịch trong một cộng đồng hoặc tổ chức. Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin nhằm mục đích dùng để trao đổi mua hàng hóa, dịch vụ,…

Bản chất của Bitcoin

Về bản chất, Bitcoin là một dạng tiền mã hóa. Tiền mã hóa là một đoạn hoặc một dữ liệu ảo được mã hóa, bảo vệ và các giao dịch liên quan được thực hiện thông qua việc sử dụng công nghệ Blockchain.

Công nghệ Blockchain là gì? Công nghệ Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian nên được gọi là chuỗi khối, có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu và cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần sự tin tưởng. Có thể xem đây là cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử các loại tài khoản tham gia vào giao dịch trước đó. Vậy nên Bitcoin sẽ vô cùng minh bạch, rõ ràng về tất cả những giao dịch mà bạn đã thực hiện trước đó. 

Bitcoin được tạo ra một cách tự động bởi các thuật toán trên máy tính nên việc trao đổi Bitcoin sau đó sẽ được thực hiện thông qua các hoạt động mua bán Bitcoin bằng các loại đồng tiền pháp định hữu hình khác nhau trên thế giới. 

Ngoài việc đào Bitcoin bằng thuật toán thông qua phương tiện là máy tính có kết nối Internet thì người ta có thể mua nó bằng đồng tiền pháp định hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ để sau đó Bitcoin trở thành một kênh đầu tư (bán lại giá khi Bitcoin tăng để lấy lại đồng tiền thật) hoặc tiếp tục được sử dụng để thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ.

Điểm đặc biệt của Bitcoin lại nằm ở việc mua bán Bitcoin không thông qua một tổ chức trung gian nào, nói cách khác là không thông qua tổ chức ngân hàng trung ương quản lý mà chỉ hoạt động dựa trên giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Do vậy Bitcoin cũng có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế, giao dịch và thanh toán tài sản phi pháp,…. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều quốc gia chưa chấp nhận Bitcoin.

Thực trạng pháp lý của Bitcoin trên thế giới

Đa số thị trường đã ủng hộ chấp nhận và lưu hành Bitcoin, một số nước khác không ủng hộ nhưng không cấm và một số ít cho rằng giao dịch Bitcoin là phạm pháp. Trước hết, cùng xem bản đồ pháp lý Bitcoin bên dưới, được cập nhật mới nhất vào năm 2021.

Thuc trang phap ly cua tien ma hoa Bitcoin va luat BTC o Viet Nam - anh 2
  • Màu xanh lá: Cho phép sử dụng.
  • Màu xanh nhạt hơn: Trung lập.
  • Màu vàng đậm: Chuẩn bị hợp pháp hóa.
  • Màu đỏ: Cấm toàn toàn hay một phần việc sử dụng và giao dịch.
  • Màu xám: Chưa biết.

Điều thú vị ở số liệu này là 53% thế giới chưa có thông tin về tính hợp pháp về việc sử dụng loại tiền này ở các quốc gia của họ. Đây được xem là tiềm năng hoặc rủi ro của đồng BTC vì các nước này chưa quyết định hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền mã hóa.

Các nước hợp pháp BTC

Nước đầu tiên hoàn toàn chấp nhận BTC là Nhật Bản. Bắt đầu từ ngày 1.4.2017, BTC được xem là tài sản và phương thức thanh toán hợp pháp được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài Chính Nhật Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn tại đây đã công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ. Các luật trong việc giao dịch tại ngân hàng vẫn chưa thay đổi, nhưng chúng cũng đang được xem xét để làm cho Bitcoin thậm chí còn có thể sử dụng được trong đời sống hằng ngày.

Vào tháng 10 năm 2015, Tòa án Tư pháp của Liên minh Châu Âu đã phán quyết rằng “Việc trao đổi các loại tiền tệ truyền thống cho các đơn vị tiền tệ ảo Bitcoin được miễn thuế GTGT” và rằng các quốc gia thành viên phải miễn là các giao dịch liên quan đến đồng tiền , tiền giấy và tiền xu được sử dụng như là hợp pháp” làm cho Bitcoin một loại tiền tệ như trái ngược với một hàng hóa. Theo các thẩm phán BTC là một phương thức thanh toán nên không tính thuế GTGT.

Mặc dù không chính thức hợp pháp tại Mỹ, CFTC đã phân loại tiền mã hóa như một mặt hàng trong khi Bộ Tài Chính Mỹ coi đây là một doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ (MSB). Chính phủ Mỹ đã cởi mở và tích cực hơn về Bitcoin so với nhiều quốc gia khác. Dù không một nhà quản lý tài chính nào coi nó như một loại tiền tệ, Bitcoin vẫn được báo cáo trong các bản khai thuế. Mạng lưới Khống chế Tội phạm Tài chính của Mỹ (Financial Crimes Enforcement Network) đã và đang nghiên cứu về Bitcoin trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, Bitcoin cũng đã có mặt trên thị trường tài chính phái sinh của Mỹ.

Một số nước trung lập hoặc ít hạn chế

Các nước này không cấm, không có sự hợp pháp chính thức, không công nhận và không có bất cứ hạn chế nghiêm trọng đối với việc dùng BTC và tiền mã hóa.

Chính phủ Ấn Độ cho biết họ không công nhận Bitcoin và không cho phép người dân nước này sử dụng Bitcoin như một hình thức thanh toán nhằm hạn chế những hoạt động giao dịch tài chính trái phép. Đồng thời Ngân hàng Trung Ương của Ấn Độ mới đây cũng thông báo rằng việc các tổ chức tài chính và ngân hàng mua bán tiền mã hóa sẽ bị coi là trái pháp luật. Bên cạnh đó, các chuyên gia nói rằng các nhà đầu tư ở Ấn Độ về mặt kỹ thuật vẫn có thể nắm giữ Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, có thể giao dịch bằng tiền mặt hoặc thông qua một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Nước hạn chế nhiều

Trung Quốc đã và đang thực hiện các hoạt động ngày càng gia tăng để hạn chế tiền mã hóa. Bắt đầu bằng cách không chấp nhận các ICO, Trung Quốc đã ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng liên quan đến việc trao đổi, khởi động các thợ mỏ bitcoin và thiết lập lệnh cấm truy cập internet và di động trên toàn quốc cho tất cả mọi thứ liên quan đến giao dịch tiền mã hóa. 

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến nay là quốc gia điều chỉnh mã hóa nghiêm ngặt nhất từ sau năm 2017, khi mà các thợ đào bitcoin Trung Quốc chiếm hơn 50% dân số khai thác trên toàn thế giới và việc chấp nhận tiền mã hóa ở Trung Quốc tăng ở mức cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Thái Lan là một trong những nước trong khu vực châu Á đã có các cơ quan lập pháp rõ ràng nhất để quản lý các dịch vụ sàn giao dịch tiền mã hóa. Dù không cấm tiền mã hóa. Song, đây là khu vực có khung pháp lý khắt khe về sàn giao dịch và ICO.

Nước từ chối

7 quốc gia  quốc gia không công nhận loại tiền tệ này, bao gồm Algeria, Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Nepal, Macedonia và Nga. Trong đó, Nga hiện tại là quốc gia lớn nhất gần đây chính thức xem Bitcoin là loại mã hóa bất hợp pháp.

Dù ban hành lệnh cấm khai thác Bitcoin và những hoạt động liên quan như cung cấp điểm giao dịch,… Song, việc sở hữu Bitcoin ở Nga vẫn được cho phép. Cụ thể, miễn Bitcoin được mua lại tại các điểm bán, sàn giao dịch nước ngoài, người dân Nga vẫn được quyền sở hữu đồng tiền này. Tuy nhiên, mua tại bất kỳ điểm bán hoặc sàn giao dịch nào tại Nga cũng đều bất hợp pháp. Tương tự với hoạt động khai thác.

Thực trạng pháp lý của Bitcoin ở Việt Nam

Sự xuất hiện của Bitcoin ở Việt Nam

Bitcoin bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm 2013. Lúc bây giờ Bitcoin chưa bị Nhà nước hay Bộ Công Thương có những quy định cụ thể điều chỉnh nhưng cũng không hề công nhận. Cho đến khi Đại học FPT thông tin chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin thì các vấn đề pháp lý được bàn đến trước đó được đề cập nhiều hơn.

Bitcoin có phải là tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Theo khoản 6 điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

“Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.

Khoản 7 điều này quy định phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nói trên.

Trong các phương tiện thanh toán theo quy định Ngân hàng nhà nước Việt Nam không quy định Bitcoin là một trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt).

Bitcoin (cũng như một số loại tiền mã hóa khác) không phải là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được pháp luật Việt Nam công nhận. Nghĩa là bạn không thể dùng Bitcoin để mua rau hay thịt ngoài chợ. Hay không thể niêm yết giá quần áo trong cửa hàng theo đơn vị Bitcoin. Hoặc bạn cũng không thể cung cấp Bitcoin ra thị trường để làm phương tiện thanh toán.

Vì vậy, việc dùng đồng Bitcoin tại Việt Nam để làm phương tiện thanh toán (thay thế tiền VNĐ) là không hợp pháp và tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc giao dịch đồng Bitcoin tại Việt Nam là không hợp pháp và tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Có thể đầu tư và kinh doanh Bitcoin tại Việt Nam?

Việc kinh doanh Bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:

Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh Bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, Bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh Bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh Bitcoin. Vì vậy, tình trạng kinh doanh và đầu tư đối tượng này vẫn được diễn ra. Người mua có thể hoàn toàn mua, bán Bitcoin bằng VND. Người sở hữu Bitcoin vẫn tích trữ hoàn toàn hợp pháp. 

Bạn có thể dùng Bitcoin như một hình thức đầu tư, đầu cơ tích trữ hoặc lướt sóng, tương tự như đầu tư vào bất động sản hay vàng. Bạn có thể chuyển nhượng, mua bán BTC với những người khác, hoặc giao dịch thông qua sàn giao dịch. Còn nếu bạn muốn quy đổi BTC ra tiền mặt, hay chuyển Bitcoin về tiền Việt (bằng cách bán cho người khác) rồi dùng tiền Việt để thanh toán thì hoàn toàn đúng luật. Tức là bạn coi BTC như hộp sữa, bán lại cho người khác với giá 5k thì hoàn toàn hợp pháp.

Tổng kết

Trên thực tế thì thị trường BTC tại Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Lượng truy cập của người dùng tại các sàn giao dịch quốc tế vẫn đứng top đầu. Vậy nên bạn hãy nắm rõ các quy định và hiểu hơn về thị trường, mong rằng bạn sẽ có kế hoạch đầu tư hợp lý. Đừng quên chia sẻ nếu như bạn cảm thấy thông tin bài này hữu ích và hẹn gặp bạn ở các bài viết khác tại Coinvn nhé.