Nội dung
DAG là gì? So sánh sự khác biệt giữa DAG và Blockchain
DAG là một công nghệ tương đối mới trong thị trường tiền mã hóa và nó có nhiều sự khác biệt với Blockchain trong việc tạo site. Một số ý kiến cho rằng, DAG vẫn chưa thể thay thế được công nghệ Blockchain.
DAG (Đồ thị trực tiếp không tuần hoàn) là một công nghệ tương đối giống với Blockchain. Điểm khác biệt ở DAG là khái niệm “Thợ đào” sử dụng những quy trình, kết nối và xác nhận giao dịch sẽ không còn tồn tại. DAG sẽ tập trung vào tạo site dựa trên số lượng người tham gia cũng như khối lượng giao dịch. Số lượng site càng lớn thì mức độ tin tưởng càng cao.
Thời gian tạo một site của DAG khá nhanh hơn khiến việc giao dịch sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với Blockchain. Việc cắt giảm số lượng thợ đào có thể bước đột phá tuy nhiên vẫn chưa thể chứng minh được DAG sẽ thay thế công nghệ Blockchain.
Cấu trúc DAG xuất hiện từ ý tưởng về giao dịch sidechain và các khối của Blockchain. Tại đây, các giao dịch sẽ diễn ra song song trong các chuỗi khác nhau.
Phần lớn những mạng lưới như Bitcoin và Ethereum có tốc độ tạo ra và xác minh block khá chậm. Tốc độ của Bitcoin là mất 10 phút còn Ethereum đã có cải tiến là 10 đến 20 giây.
Tại mạng lưới Bitcoin, nhiều thợ đào hoạt động trên các khối và chuỗi giao dịch được duy trì bởi các hàm băm giữa các block. Khi kết hợp block DAG với các giao dịch thì mỗi giao dịch đều trực tiếp liên kết đến việc duy trì chuỗi. Sau khi giao dịch được đặt vào trong khối, thì quá trình mining sẽ bị loại bỏ.
Đây là nơi mà thông tin có thể di chuyển từ một vòng tròn sang vòng tròn khác thông qua các đường thẳng. Tại đây các vòng tròn đều có thể kết nối với nhau theo một vòng tuần hoàn hoặc một chu kỳ.
Đồ thị không tuần hoàn là loại không có chu kỳ. Tại đây, thông tin sẽ không thể quay trở lại các vòng tròn ở bên trái của mỗi sơ đồ.
Các vòng tròn thông tin sẽ kết nối với bất kỳ node nào khác đã có trong chuỗi và không lặp lại thì một DAG được hình thành.
DAG sẽ loại bỏ 2 đối tượng là: người phát hành và người xác nhận giao dịch. Điều này sẽ làm cắt giảm số lượng thợ đào – người sẽ thực hiện những thao tác này.
Một số lợi thế chính khi loại bỏ những người thợ đào bao gồm:
IOTA là một dự án sử dụng công nghệ DAG( Đồ thị trực tiếp không tuần hoàn). Nếu một người phát hành trên DAG trở thành người xác nhận, thì có nghĩa là các site được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để xác nhận site mới.
Vấn đề Double-Spending hay còn gọi là chi tiêu gấp hai là một thuật ngữ thường gặp chỉ rủi ro khi một loại tiền mã hóa được tiêu trong hai lượt. Điều này có thể xảy ra nếu người dùng kiểm soát hơn 50% năng lực tính toán. Nếu người dùng này kiểm soát chuỗi khối, họ sẽ có thể chuyển Bitcoin sang ví của họ nhiều lần bằng cách đảo ngược sổ cái chuỗi khối như thể các giao dịch ban đầu chưa bao giờ xảy ra.
Tại DAG các user chỉ được phép thêm một giao dịch dưới mô hình này. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn 1 miner đồng thời cùng giải hàm băm. Việc xác thực một giao dịch nhất định được quyết định bởi số giao dịch đằng sau nó. Tỷ lệ giao dịch đảo ngược sổ cái sẽ thấp hơn khi có nhiều giao dịch phía sau.
Nếu cứ mỗi một giao dịch mới được xác thực đều được liên kết với 1 giao dịch, hoặc tất cả các giao dịch trước đó thì việc xác thực các giao dịch mới sẽ ngày càng khó hơn. Đối với DAG, hệ thống sẽ tự chọn một giao dịch ngẫu nhiên ngay trước đó để liên kết giao dịch mới, từ đó có thể hỗ trợ việc xác thực giao dịch nhanh chóng.
Toàn bộ giao dịch trên DAG sẽ nhanh hơn các quá trình khác của Blockchain vì công nghệ này sử dụng cơ chế đồng thuận PoW và PoS.
Không có miner nào trong mạng lưới DAG. Việc xác thực các giao dịch sẽ do mạng lưới đảm nhận. Đối với các user, điều này có nghĩa là các giao dịch xác nhận ngay sau đó.
DAG ra đời nhằm tiết kiệm tối đa chi phí giao dịch, tại đó hệ thống sẽ tự thực hiện các chức năng thay các thợ đào. Ethereum hiện nay đang gặp phải vấn đề về khả năng mở rộng và phí gas cao. Với DAG, các user có thể tự thanh toán các giao dịch nhỏ lẻ. Và IoT Chain (ITC) được xếp vào nhóm thế hệ Blockchain 3.0, đây là dự án đầu tiên được xây dựng trên công nghệ DAG, nó có thể xử lý hơn 10.000 giao dịch/giây được hỗ trợ bởi nhiều quỹ đầu tư hàng đầu trên thế giới.