Những điều bạn cần biết về dự án Polkadot và DOT coin

Polkadot là gì? Dự án Polkadot liệu có phải là dự án tiềm năng và đáng để đầu tư hay không? Hãy cùng Coinvn tìm hiểu qua bài viết này.

28619Total views
Nhung dieu ban can biet ve du an Polkadot va DOT coin - anh 1
Những điều bạn cần biết về dự án Polkadot và DOT coin. Nguồn: Cointelegraph.

Thời gian vừa qua, dự án Polkadot được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là một nền tảng còn khá mới, tuy chưa thể so sánh với những nền tảng đã có từ lâu nhưng được đánh giá cao về tính ứng dụng và khả năng phát triển. Vậy Polkadot là gì? DOT coin là gì và liệu có tiềm năng nào khi đầu tư vào đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Bài viết gồm các thông tin như sau:

  • Tổng quan về Polkadot.
  • Đánh giá dự án.

Polkadot là gì?

Polkadot (DOT) là một giao thức mạng hay công nghệ đa chuỗi (Multi-Chain). Hiểu một cách đơn giản hơn thì DOT là một mạng lưới giúp các Blockchain riêng lẻ có thể kết nối với nhau và chia sẻ dữ liệu phi tập trung. Nó kết nối mọi loại Blockchain từ công khai đến riêng tư.

Tầm nhìn của dự án là tạo ra một “Decentralized Web”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ không bị chi phối bởi một tổ chức hay chính phủ.

Dự án DOT được xây dựng để giải quyết 2 vấn đề chính là: khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới. Người dùng có thể dễ dàng tạo dựng được Blockchain riêng trên hệ thống của Polkadot.

Từ năm 2017 đến nay, Polkadot được biết đến nhiều hơn qua các phương tiện truyền thông. Chính vì thế, dự án DOT cũng nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý từ phía các nhà đầu tư.

Ai là người sáng lập Polkadot?

Đứng đằng sau dự án DOT là tổ chức Web3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu về lĩnh vực Crypto (tiền mã hóa). Vào năm 2014, Web3 Foundation từng được xem là đối trọng với Ethereum Foundation, trước khi nổ ra cơn sốt ICO sau đó.

Tiến sĩ Gavin Wood, Robert Habermeier và Peter Czaban là những người sáng lập ra dự án Polkadot. Nhà khoa học máy tính người Anh – Gavin Wood cũng là người đồng sáng lập Ethereum. Dưới sự hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ của Web3 Foundation, Polkadot được đánh giá là dự án có tiềm năng và khả năng phát triển cao.

Polkadot giải quyết vấn đề gì?

Dự án DOT được xây dựng để giải quyết những vấn đề:

  • Tăng tốc độ xử lý giao dịch của một Blockchain: Trong 1 giây, Polkadot có thể xử lý đến 1000 giao dịch. Con số này cao gấp 10 lần so với tốc độ xử lý trên Ethereum. 
  • Khả năng mở rộng mạng lưới lớn: Với khả năng liên kết nhiều Blockchain với nhau, quy mô mở rộng và phát triển đa dạng các mạng lưới trong không gian.
  • Nâng cao độ tin cậy, đặc biệt là với những mạng lưới mới tham gia. Cơ chế Relay Chain giúp kết nối nguồn lực từ nhiều chuỗi. Từ đó, độ tin cậy của các mạng lưới mới cũng được củng cố. Đây cũng có thể xem là cơ sở để xây dựng một cộng đồng lớn mạnh về sau này.
  • Tăng khả năng tương tác giữa các Blockchain riêng lẻ với nhau: đa phần các mạng lưới Blockchain hiện nay vẫn đang hoạt động độc lập. Điều này khiến cho khả năng tương tác và liên hệ giữa các Blockchain.

Có những yếu tố nào trong hệ thống Polkadot?

Khác với nhiều nền tảng đang hoạt động, Polkadot có những yếu tố riêng có thể kể đến như:

  • Relay Chain: đây được coi là ưu thế, giống như là xương sống của hệ thống mạng DOT. Relay Chain được biểu thị bằng vòng tròn xám ở giữa để kết nối các chuỗi Blockchain. Trong hệ thống Polkadot, Relay Chain có nhiệm vụ đảm bảo kết nối linh hoạt và tính đồng thuận giữa các chuỗi trong mạng lưới.
  • Parachain: chính là các Blockchain độc lập chạy trên đầu chuỗi chuyển tiếp. Parachain còn giữ nhiệm vụ cung cấp các tính năng riêng cho chuỗi hệ thống mạng Polkadot. Mỗi Parachain phục vụ cho 1 mục đích chuyên biệt khác nhau trong mạng lưới, được duy trì bởi các bộ đối chiếu.
  • Parathread: hoạt động gần giống với Parachain, tuy nhiên Parathread không kết nối liên tục với chuỗi chính. Vì thế nó được xem là 1 phương án thay thế cho Parachain, dành cho những nhà đầu tư chỉ muốn dùng thử Polkadot. Parathread là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có yêu cầu kết nối thường trực.
  • Bridge: được xem là cầu nối giữa Blockchain Polkadot với các Blockchain khác, làm tăng tương tác giữa các hệ thống mạng với nhau.

Đặc điểm của hệ thống Polkadot

Bất cứ một dự án nào đó cũng thế đều có những điểm nổi bật, có ưu và nhược điểm riêng, Polkadot cũng như vậy.

Đặc điểm nổi bật:

  • Khả năng tương tác linh hoạt: Hệ thống DOT cho phép các Blockchain khác nhau, có mô hình đồng thuận khác nhau có thể tương tác với nhau.
  • Khả năng mở rộng không giới hạn: Hỗ trợ và cho phép vô số các Blockchain riêng lẻ kết nối được với nhau.
  • Framework Substrate: Chỉ trong vài phút, người dùng có thể tự tạo ra chuỗi Blockchain mới.
  • Bảo mật: Cũng giống như các hệ thống khác, Polkadot đề cao tính bảo mật khi sử dụng. Bằng hệ thống bảo mật độc quyền, người dùng được cung cấp lớp bảo vệ cần thiết cho toàn bộ hoạt động của mình. 
  • Nâng cấp không cần Fork: Khi nhà phát triển tích hợp các tính năng mới, nâng cấp hay sửa lỗi, Polkadot không yêu cầu tiến hành Hard Fork như nhiều mạng lưới truyền thống khác.
  • Thưởng: tất cả những người tham gia đều có cơ hội nhận được phần thưởng khi góp phần cho sự phát triển và lớn mạnh của mạng lưới.

Ưu điểm:

Điểm nổi bật đầu tiên phải kể đến của hệ thống DOT đó là khả năng xử lý nhiều giao dịch cùng lúc và trong một thời gian ngắn. Nó có khả năng loại bỏ các lỗi có thể xuất hiện để tránh tình trạng bị nghẽn hay kẹt giao dịch.

Bên cạnh đó, nền tảng Polkadot còn có nhiều ưu điểm khác nữa:

  • Hiệu suất làm việc được cải thiện nhờ vào kết cấu trên nền tảng. Polkadot đáp ứng khá tốt nhu cầu chuyên môn hóa của thị trường.
  • Các nhà đầu tư, nhà phát triển có thể điều chỉnh, nâng cấp và tối ưu hóa theo nhu cầu thông qua quyền tự quản lý và nắm giữ cổ phần.
  • Polkadot khá thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng.
  • Huy động được nguồn vốn lên đến 359 triệu đô ngay trong thời gian ICO.

Nhược điểm:

  • Nền tảng Polkadot vấp phải không ít cạnh tranh từ các nền tảng khác khi họ cũng bắt đầu nghiên cứu và phát triển những dự án tương tự. 
  • Mặc dù được xây dựng với mục đích cung cấp cho các nhà phát triển muốn triển khai hợp đồng thông minh nhưng Polkadot vẫn chưa tiếp cận được với đại đa số. Có rất nhiều người vẫn chưa biết đến nền tảng này, còn non trẻ và chưa thể theo kịp các “ông lớn” có thâm niên.

Khái quát về DOT coin

Cũng giống như BTC là mã thông báo gốc của Bitcoin hay Ether là mã thông báo gốc của Ethereum. DOT hay DOT coin là mã thông báo gốc của hệ thống mạng lưới Polkadot. Validator sử dụng DOT để stake trên hệ thống, điều này vừa giúp duy trì mạng lưới lại vẫn duy trì hoạt động của hệ thống.

  • Mã coin: DOT.
  • Blockchain: Polkadot.
  • Vốn hóa thị trường: 8.790.625.269 USD.
  • Lượng cung lưu thông:  949.915.625 DOT.
  • Tổng cung tối đa: 1.030.864.758 DOT.

DOT được dùng để trả phí giao dịch trên Relay Chain và các ParaChain. Khi các ParaChain giao tiếp và truyền dữ liệu, hệ thống cũng sẽ tính phí bằng DOT. Nhà đầu tư sở hữu DOT khi stake DOT vào các pool sẽ có cơ hội nhận được lãi suất định kỳ. 

Nhà đầu tư có thể mua DOT trên nhiều sàn giao dịch truyền thống hoặc phi tập trung, cụ thể:

  • Binance: DOT/ USDT, DOT/ BTC, DOT/ BUSD, DOT/ EUR, DOT/ BIDR, DOT/ BKRW, DOT/ BNB.
  • Huobi Global: DOT/ USDT, DOT/ BTC, DOT/ HUSD.
  • Kucoin: DOT/ USDT, DOT/ BTC
  • PancakeSwap: DOT/ WBNB.

Polkadot có tiềm năng, có đáng để đầu tư hay không?

Polkadot tuy còn khá lạ lẫm với các nhà đầu tư mới hay những người đang tìm hiểu về thị trường Crypto. Nhưng nó lại là cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư lâu năm, thậm chí nó còn được đánh giá cao vì có thể cạnh tranh được với Ethereum 2.0. Bên cạnh đó, Polkadot được hỗ trợ bởi nhiều tên tuổi lớn trong ngành. Các chiến lược marketing và định vị thương hiệu cũng được xây dựng khá bài bản. 

Các dự án đáng chú ý đang được xây dựng và phát triển trên mạng lưới của Polkadot gồm có:

  • Polkastarter: dự án này đang được chú ý với rất nhiều IDO, dưới sự giúp sức của DEX trong việc huy động vốn.
  • PolkaOracle: kết nối dữ liệu từ hệ thống Blockchain đến thế giới thực
  • Bifrost: hỗ trợ các lập trình viên trong việc tạo lập Blockchain
  • Moonbeam: giúp các nhà phát triển có thể tiếp cận được với Polkadot qua ứng dụng nền tảng Smart Contract.

Polkadot là dự án tiềm năng và mới mẻ. Tuy nhiên, nếu để đặt lên bàn cân và so sánh với các tên tuổi hiện hữu thì dự án này vẫn còn nhiều thử thách. Polkadot vẫn chưa phải là sự lựa chọn hàng đầu với các nhà đầu tư khi cái tên Bitcoin vẫn đang còn chi phối trên thị trường. Hơn thế nữa, lộ trình phát triển của DOT vẫn chưa có thời gian chi tiết. Vì thế cũng sẽ khó để đánh giá ngay, bởi rất có thể khả năng công nghệ của dự án này không bắt kịp sự phát triển trên thị trường. Một điều mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là ứng dụng công nghệ Blockchain vào cuộc sống thực vẫn chưa phổ biến và rõ ràng. Do đó, người chơi cần phải tham khảo kỹ và lường trước các rủi ro có thể xảy đến để có hướng đầu tư chính xác. 

Tổng kết

Thông qua nội dung ở trên, chúng tôi rất hy vọng rằng bạn đã hiểu được phần nào về dự án Polkadot (DOT) cũng như về coin DOT. Chúc các nhà đầu tư sẽ luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và có lợi trong thời gian tới. Và đừng quên cập nhật thường xuyên những tin tức, bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé!