Nội dung
Phân tích cơ cấu tài sản mã hóa trong danh mục đầu tư của các quỹ trong Quý 4 năm 2021
Theo dõi cơ cấu tài sản mã hóa trong danh mục đầu tư của các quỹ lớn là một cách để nhà giao dịch dự đoán về xu hướng thị trường mới trong tương lai.
Các tổ chức đầu tư tiền mã hóa, quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà cung cấp thanh khoản và DAO đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường Crypto.
Ngày càng có nhiều tổ chức mới tham gia vào ngành với tốc độ nhanh chóng. Các quỹ này đang tìm kiếm những “món hời” nhất trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hợp đồng thông minh, quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng Web 3.0, DeFi, mở rộng quy mô (scaling), NFT và gaming.
Điều đặc biệt ở đây là bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể truy cập vào dữ liệu công khai trên blockchain để theo dấu và bắt chước những động thái của các nhà đầu tư tổ chức. Trong khi ở các thị trường khác thì cơ hội thực hiện điều này bị hạn chế rất nhiều.
Ngoài ra còn có một con đường tắt nhưng mang về hiệu quả hơn cả mong đợi đó là dựa vào kết quả phân tích của các công ty dữ liệu tiền mã hóa đáng tin cậy như Messari để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Messari đã phân tích, tổng hợp các tài sản có tính thanh khoản cao (tài sản giao dịch trên thị trường và không bao gồm các dự án chưa hoạt động) trên danh mục đầu tư của các tổ chức đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới Quý 4 năm 2021 vừa qua. Coinvn đã tổng hợp và giới thiệu một số ý chính của báo cáo trong bài viết dưới đây để nhà đầu tư có thêm tư liệu tham khảo.
Lần cuối cùng Messari thực hiện những phân tích này vào tháng 11/2021 với 53 quỹ. Theo báo cáo này thì 5 tài sản được nắm giữ hàng đầu là: Polkadot, NEAR Protocol, Oasis Network, Terra, Arweave.
Với sự gia nhập liên tục của những người chơi mới vào thế giới tiền mã hóa, Messari đã mở rộng từ việc chỉ theo dõi 53 quỹ và 228 tài sản trong Quý 3/2021 lên 57 quỹ và 603 loại tài sản khác nhau trong Quý 4/2021.
Theo kết quả phân tích Quý 4/2021, tài sản được nắm giữ hàng đầu trong các quỹ một lần nữa là Polkadot (DOT). Cụ thể: DOT được nắm giữ bởi 24 trong số 57 quỹ, có nghĩa là 42% số quỹ mà Messari đã theo dõi đang đặt cược vào sự thành công của nền tảng hợp đồng thông minh Polkadot.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả này đó là vì dịch vụ cho thuê Parathread (các Parachain tạm thời) đang trở nên phổ biến và các cuộc đấu giá Parachain tiếp tục kéo dài đến Quý 1/2023 khiến cho đồng DOT trở thành một đồng tiền mã hóa có sức ảnh hưởng rất lớn. Các quỹ sẽ tăng cường nắm giữ DOT cho đến khi các dự án vẫn còn tranh giành vị trí của họ trên nền tảng Polkadot.
Tài sản được các quỹ với tỷ lệ lớn thứ thứ hai là Oasis Network (ROSE), một dự án nhằm nâng cao tính năng bảo mật và khả năng mở rộng của hợp đồng thông minh.
Tài sản được nắm giữ nhiều thứ ba cũng là một nền tảng hợp đồng thông minh, NEAR Protocol (NEAR).
Tài sản được xếp hạng phổ biến thứ tư là Terra (LUNA), một nền tảng Stablecoin cho phép người dùng tạo Stablecoin với giá trị được neo với tiền pháp định, được quản lý bằng thuật toán và xây dựng trên blockchain Cosmos.
Mặc dù Terra tụt hai bậc so với Quý 3/2021 nhưng hệ sinh thái của nó vẫn liên tục mở rộng một cách bền vững. Sự xuất hiện của Anchor Protocol và các cơ chế độc đáo khác đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Terra trong suốt năm 2021.
Những cái tên tiếp theo xuất hiện trong danh sách những dự án mà các quỹ đầu tư quan tâm nhất là: dYdX (DYDX) và Mina Protocol (MINA). Điều đáng chú ý ở đây là cả hai dự án đã có những bước nhảy vọt bất ngờ trong thứ hạng: dYdX là sàn DEX được đầu tư nhiều nhất trong Quý 4/2021 trong khi Mina tiếp tục dẫn đầu trong cuộc chiến hợp đồng thông minh với các nền tảng khác.
Nếu như ở Quý 3/2021, Terra chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong số 30 tài sản mã hóa hàng đầu bảng xếp hạng, sau những cái tên nổi bật như Solana, Polkadot và Avalanche thì sang Quý 4/2021, Terra đã vượt qua cả ba tài sản trên về vốn hóa thị trường để vươn lên vị trí đứng đầu. Điều này chứng tỏ nó đã có một giai đoạn tăng trưởng mức độ phổ biến khá ấn tượng.
Vị trí thứ 5 thuộc về Cosmos (ATOM) và tài sản sở hữu vốn hóa thị trường thấp nhất trong số 30 tài sản hàng đầu đó là Nervos Network (CKB).
Tương tự như Quý 3/2021, mục tiêu của các quỹ vẫn tập trung nhiều đến các nền tảng hợp đồng thông minh và các sàn giao dịch phi tập trung. Hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng phân bổ vốn cao nhất trong danh mục của các tổ chức đầu tư.
Có thể thấy bốn trong số năm đồng tiền mã hóa được đầu tư hàng đầu trong Quý 4/2021 theo phân tích xếp hạng của Messari đều là nền tảng hợp đồng thông minh. Các hệ sinh thái như Oasis Network, NEAR Protocol và Mina vẫn cực kỳ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư vì chúng còn nhiều dư địa phát triển.
Vấn đề chỉ là thời gian, các dự án này sẽ đủ lớn mạnh để đối đầu với các công ty hàng đầu trong ngành như Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ chỉ phổ biến trong không gian của các dự án hợp đồng thông minh còn hầu hết các lĩnh vực khác giảm nhẹ, hoặc giữ nguyên.
Những nền tảng độc đáo liên quan đến không gian lưu trữ tăng trưởng nhẹ với các khoản đầu tư hàng đầu là: Filecoin (FIL) và Arweave (AR).
Trong khi đó, các dự án liên quan đến quản lý dữ liệu như The Graph vẫn thịnh hành và những dự án mới tiềm năng như NuCypher tiếp tục xuất hiện như một nỗ lực để thu hút nguồn vốn đổ vào việc xây dựng Web 3.0.
Tuy nhiên, kết luận này chỉ bao gồm 50 tài sản mã hóa được các quỹ đầu tư hàng đầu. Các khoản đầu tư vào gaming, metaverse và NFT được xuất hiện khá nhiều bên ngoài top 50.
Chúng ta giả định là hầu hết các quỹ đều nắm giữ Bitcoin và Ethereum trong danh mục đầu tư của mình nên Messari không đưa hai loại tài sản này vào báo cáo trên.
Thị trường tài chính phi tập trung cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập tra cứu thông tin trên chuỗi nên các nhà giao dịch cá nhân rất dễ dàng xây dựng cho mình một danh mục đầu tư giống như một quỹ tiền mã hóa. Tuy nhiên, việc dễ dàng tiếp cận không có nghĩa sẽ giúp bạn loại bỏ yếu tố rủi ro đằng sau bất kỳ tài sản nào.
Các quỹ này luôn có nhiều chiến lược để quản lý rủi ro danh mục đầu tư. Nhà giao dịch nhỏ lẻ sẽ rất khó sử dụng những chiến lược này nếu không có một số vốn đáng kể. Ngoài ra, các quỹ lớn sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào các dự án tiềm năng ở giai đoạn sớm đem về tỷ suất sinh lời cao. Vì vậy cho dù thị trường tăng hay giảm thì đa số trong nhiều trường hợp, họ vẫn là người có lãi.
Lĩnh vực tiền mã hóa đã mang đến cho cộng đồng một không gian cởi mở và công khai. Sự hiện diện của các quỹ đầu tư lớn là rất cần thiết cho sự phát triển của thị trường. Nhưng không giống như tài chính truyền thống, các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn nhiều cơ hội tham gia và thành công trong thị trường này nếu biết cách phân bổ vốn phù hợp theo cơ cấu tài sản mã hóa trong danh mục đầu tư của các quỹ lớn.