Nội dung
Top 7 hệ sinh thái blockchain đáng chú ý nhất năm 2023
Đâu sẽ là hệ sinh thái blockchain hứa hẹn sẽ mang lại tiềm năng tạo lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư trong năm 2023? Hãy cùng đội ngũ Coinvn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những ngày đầu năm 2023, thị trường tiền mã hóa đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự phục hồi hơn 30% của Bitcoin, Ethereum. Các altcoin khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần từ mức giá đáy.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng tức thời của thị trường cũng không thể giúp chúng ta quên được giai đoạn khủng hoảng của năm 2022. Những hệ lụy và tàn dư do Terra, FTX, Three Arrows Capital… gây ra trong năm 2022 vẫn còn đó. Các hệ sinh thái blockchain cũng đã phải đối diện với nhiều thách thức. Mặc dù vậy, các nhà phát triển, dự án trong hệ sinh thái tiềm năng vẫn tích cực duy trì hoạt động cho đến thời điểm hiện tại. Vậy đâu sẽ là hệ sinh thái blockchain đáng chú ý nhất trong giai đoạn sôi động của thị trường tiền mã hóa trong năm 2023?
Ethereum là một trong những hệ sinh thái không thể không nhắc đến trong danh sách này. Đây là hệ sinh thái blockchain lớn nhất và tiên phong tạo ra nhiều “game” mới ở tất cả các lĩnh vực từ DeFi, Gaming cho đến NFT.
Năm 2022 cũng là năm đánh dấu cột mốc quan trọng nhất của Ethereum khi sự kiện The Merge – chuyển đổi từ cơ chế PoW sang PoS, diễn ra thành công. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào lộ trình của Ethereum thì đây chỉ là một trong những bước đầu tiên trong hành trình phát triển của nó. Trong tương lai, vẫn còn rất nhiều bản cập nhật lớn để Ethereum có thể hoàn thiện mạng lưới của mình.
Như Coinvn đã đưa tin, Shanghai – một bản nâng cấp sẽ mở tính năng rút ETH đã stake của trình xác thực, sẽ là bước tiếp theo sau khi The Merge kết thúc. Ethereum đã ấn định ngày dự kiến triển khai bản cập nhật Shanghai là vào tháng 3/2023 sắp tới.
Sau khi The Merge thành công, Ethereum đã gần như đạt được mức lạm phát khá tốt, tuy nhiên, nhược điểm là nhà đầu tư không thể rút các đồng ETH ban đầu dùng để staking, cũng như phần thưởng. Do đó, bản cập nhật Shanghai quan trọng đối với Ethereum vì nó bao gồm đề xuất EIP-4895 giúp giải quyết vấn đề trên.
Ngoài ra, theo dự kiến trong Q3/2023, Ethereum còn có một bản cập nhật quan trọng khác vì nó bao gồm đề xuất EIP-4844 nhằm triển khai Proto-Danksharding để tăng tốc độ giao dịch và giảm phí gas cho các giải pháp Layer 2 trên Ethereum.
Có thể bạn quan tâm: Những thay đổi đáng mong đợi của Ethereum trong năm 2023
Các dự án Layer 2 sử dụng công nghệ Optimistic Rollup (Optimism và Arbitrum..) đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong năm 2022, bất kể đây là một năm đầy sóng gió với thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng. Trong năm 2023, cuộc chiến Layer 2 trở nên kịch tính hơn khi có sự góp mặt của các dự án Layer 2 sử dụng công nghệ ZK Rollups (zkSync, StarkNet…). Dưới đây là top 3 hệ sinh thái Layer 2 đáng chú ý nhất năm 2023.
Arbitrum là một dự án Layer 2 sử dụng công nghệ Optimistic Rollups và có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của Optimism trong cùng phân khúc. Mặc dù, Optimism đã gặt hái được nhiều thành công trong năm 2022, nhưng đến những ngày cuối năm 2022 – đầu năm 2023, Arbitrum đã vượt mặt Optimism về dòng tiền với TVL đạt hơn 2,5 tỷ USD. Đây là con số cao nhất trong các dự án Layer 2 và cao hơn 72% so với TVL trên Optimism ở thời điểm thực hiện bài viết.
Trong năm 2022, Arbitrum đã đạt được nhiều cột mốc như:
Trong năm 2022, hệ sinh thái Arbitrum cũng đã mở rộng rất nhanh chóng với nhiều dự án có chất lượng cao, trong đó không thể không kể đến GMX – một sàn giao dịch phái sinh phi tập trung nổi bật nhất trong phân khúc “Real Yield” và “Delta Neutral”. Bên cạnh đó, hệ sinh thái Arbitrum còn có sự góp mặt của Treasure DAO, một dự án tập trung vào lĩnh vực NFT và Gaming. Giá token của Treasure DAO đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi được niêm yết trên sàn giao dịch Binance vào giữa tháng 12/2022.
zkSync cũng là một trong những dự án Layer 2 dẫn đầu công nghệ ZK Rollups. Xét về phạm vi mở rộng hệ sinh thái thì zkSync dường như đang bị bỏ xa về mức độ hoàn thiện so với các đối thủ đáng gờm như Arbitrum và Optimism – các giải pháp mở rộng Ethereum Layer 2 sử dụng cơ chế Optimistic Rollup và tương thích EVM.
Mặc dù vậy, zkSync vẫn đang dần phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái của mình theo phương châm “chậm mà chắc”. Nó đang là một trong hai giao thức tiềm năng nhất (cùng với Starknet) trong số các giải pháp Layer 2 sử dụng công nghệ ZK Rollups.
zkSync khởi chạy Testnet từ đầu năm 2022, cho đến ngày 29/10/2022, công ty mẹ của zkSync – Matter Labs đã ra mắt phiên bản Mainnet Baby Alpha của zkSync 2.0. Lộ trình tiếp theo của zkSync trong năm 2023 chính là ra mắt Fair Onboarding Alpha và Full Launch Alpha.
Đáng chú ý là trong giai đoạn ảm đạm của thị trường năm 2022, zkSync vẫn nhận được đầu tư từ BitDao (200 triệu USD) và một khoản tiền trị giá 200 triệu USD trong vòng gọi vốn series C.
StarkNet chính là đối thủ đáng gờm của zkSync trong phân khúc Layer2 sử dụng công nghệ ZK Rollups. Dự án được xây dựng bởi đội ngũ Starkware – công ty này đã gọi vốn thành công 100 triệu USD tại vòng Series D vào tháng 05/2022 được dẫn đầu bởi Greenoaks Capital, Coatue và Tiger Global cùng sự góp mặt của những quỹ đầu tư khác. Qua đó nâng mức định giá lên đến 8 tỷ USD.
Vào 11/2021, Starkware đã huy động được 50 triệu USD với mức định giá đạt 2 tỷ USD. Thông qua hai đợt huy động vốn gần nhất cho chúng ta thấy giá trị của Starkware đã ghi nhận mức tăng vô cùng ấn tượng là 400% chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng.
Điều này chứng minh được tiềm năng to lớn của Starkware nói chung và hệ sinh thái StarkNet nói riêng. Trong năm 2022, công ty Starkware cũng đã mang đến nhiều dự án nổi bật như dYdX, Immutable X, Sorare…
Trong năm qua, StarkNet đã đạt được một số cột mốc đáng chú ý như:
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ sinh thái của StarkNet đã gần như tập hợp đầy đủ các mảnh ghép cơ bản của một hệ sinh thái DeFi bao gồm DEX, Lending, Wallet, NFT, Gaming… Ngoài ra, ngày càng nhiều dự án được xây dựng bằng ngôn ngữ Cairo của StarkNet được ra mắt.
Polygon được phát triển để trở thành sidechain để giảm bớt gánh nặng cho Ethereum. Tuy nhiên, trong những năm qua, Polygon đã phát triển vượt xa mục tiêu ban đầu của nó. Giờ đây, Polygon đã sở hữu một hệ sinh thái lớn mạnh và chuyển sang thực hiện mục tiêu lớn hơn là trở thành Ethereum Hub.
Trong năm 2022, Polygon đã thành công huy động được 450 triệu USD với sự dẫn đầu của Sequoia Capital, cùng với sự góp mặt của Tiger Global, SoftBank, Galaxy Digital, Dragonfly Capital, Republic Capital…
Trọng tâm của Polygon ở thời điểm hiện tại là phát triển các giải pháp Layer 2, chủ yếu tập trung vào Polygon zkEVM. Dự án Layer 2 này dự kiến sẽ được Mainet trong Q1/2023 với mục tiêu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với zkSync và StarkNet. Bên cạnh Polygon zkEVM, Polygon còn phát triển thêm các sản phẩm khác như Polygon Zero, Polygon Miden, Polygon Avail. Đây đều là những dự án nhận được đánh giá cao về mặt công nghệ.
Ở một khía cạnh khác, không gian Web3 trên Polygon đã nhận được nhiều sự chú ý của nhiều ông lớn như Nike, Adidas, Starbucks, Meta, Reddit…
Bên cạnh Web3, lĩnh vực NFT và SocialFi trên Polygon cũng nhận được nhiều sự chú ý và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2023, bằng chứng là các dự án NFT trên Solana đã bắt đầu dời nhà sang Polygon.
Aptos là dự án Layer 1 tương tự như Solana và Ethereum, sử dụng ngôn ngữ lập trình Move. Đây là ngôn ngữ lập trình được phát triển dựa trên Rust của blockchain Solana được sáng lập bởi các cựu nhà phát triển dự án Diem của Meta.
Aptos đã thu hút cộng đồng nhà đầu tư bằng một đợt Airdrop khủng. Mặc dù sau đó, Aptos dần trở nên mờ nhạt khi hệ sinh thái chưa hoàn thiện cùng với sự sụt giảm của token APT. Tuy nhiên đầu năm 2023, một lần nữa Aptos đã cho cộng đồng thấy được sức hút của mình khi giá APT tăng lên mức ATH mới là 20 USD.
Dưới đây là một số cột mốc nổi bật của Aptos:
Aptos đã chính thức Mainnet vào tháng 10/2022, kể từ thời điểm đó, hệ sinh thái Aptos không ngừng mở rộng. Theo số liệu từ Aptos Systems, hệ sinh thái Aptos hiện đã có gần 330 dự án phát triển dựa trên blockchain này với các mảnh ghép cơ bản đã được hoàn thiện. Dưới đây là một số dự án đáng chú ý trên hệ sinh thái Aptos:
Vào giai đoạn Bull Run năm 2020 – 2021, chúng ta đã thấy sự bùng nổ của các blockchain thế hệ thứ 3 gồm Solana, Fantom, Avalanche… Chính vì thế, các blockchain thế hệ thứ 4 nói chung và Aptos nói riêng, với những đột phá về công nghệ cũng như tiềm lực tài chính dồi dào có thể sẽ là một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư trong năm 2023.
Sui cũng giống như Aptos, là dự án blockchain Layer 1 sử dụng ngôn ngữ lập trình Move. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là Aptos sử dụng phiên bản ngôn ngữ Move nguyên bản, còn Sui đã chuyển sang phiên bản Sui Move của riêng họ.
Blockchain Sui được xây dựng bởi đội ngũ Mysten Labs, trong đó Evan Cheng và Adeniyi Abiodun từng là hai nhân vật chủ chốt trong dự án Novi Financial của Meta.
Tổng số tiền mà Sui huy động thành công là 336 triệu USD. Trong đó, đợt huy động vốn lớn nhất là series B diễn ra vào tháng 9/2022, Sui đã thu được 300 triệu USD với sự tham gia của a16z, Binance Labs, Jump Crypto, Coinbase Ventures, Dentsu Ventures…
Sui sẽ tiến hành Mainet trong 2023 và hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Aptos.
Trên đây là top 7 hệ sinh thái blockchain đáng chú ý nhất năm 2023. Mỗi một hệ sinh thái đều có những đặc điểm nổi bật và hạn chế riêng biệt. Điểm chung duy nhất của chúng đó là đều duy trì hoạt động rất tốt bất kể bối cảnh ảm đạm của thị trường tiền mã hóa trong năm 2022. Liệu rằng với sự phục hồi của thị trường tiền mã hóa vào đầu năm 2023 có thể mở ra một cơ hội bùng nổ đối với các hệ sinh thái này hay không? Hãy cùng Coinvn theo dõi sự phát triển của chúng trong tương lai nhé.