Tiêu chuẩn ERC-721 là gì? Sơ lược về các tiêu chuẩn của Ethereum và ERC-721

NFT là token không thể thay thế, mang đến nhiều ứng dụng cho các dự án DeFi. Một trong những tiêu chuẩn đang được áp dụng cho NFT trên Ethereum đó là ERC-721.

17235Total views
Tieu chuan ERC-721 la gi? So luoc ve cac tieu chuan cua Ethereum va ERC-721 - anh 1
Tiêu chuẩn ERC-721 là gì? Sơ lược về các tiêu chuẩn của Ethereum và ERC-721

Sơ lược các tiêu chuẩn của Ethereum

Các đề xuất EIP

Để những dự án như nền tảng hay ví có thể hoạt động hiệu quả với nhau trên Ethereum giữa những lần nâng cấp bổ sung, cộng đồng của hệ sinh thái này đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn vào Ethereum. Nhờ đó, các chức năng của hợp đồng thông minh và các Dapp có thể vận hành trơn tru.

Những tiêu chuẩn đó thường được giới thiệu lần đầu dưới hình thức là các EIP (hay còn được biết đến là các đề xuất cải thiện Ethereum). Các EIP này được các thành viên cộng đồng đề xướng và thảo luận với nhau thông qua một quy trình đề xuất EIP tiêu chuẩn.

Tieu chuan ERC-721 la gi? So luoc ve cac tieu chuan cua Ethereum va ERC-721 - anh 2

Quy trình đề xuất EIP tiêu chuẩn được minh hoạ như hình bên trên. Giai đoạn đầu tiên là Idea, nơi các ý tưởng được soạn thảo. Tiếp theo là giai đoạn Draft, đây là giai đoạn đầu tiên một EIP chính thực được theo dõi. Ở bước Review, tác giả của EIP sẽ đưa thông báo rằng EIP đó đã sẵn sàng để cộng đồng có thể thực hiện quá trình đánh giá ngang hàng. 

Trước khi chuyển sang giai đoạn Final, Last call sẽ là bước đánh giá cuối cùng. Biên tập viên EIP sẽ thiết lập ngày kết thúc đánh giá (khoảng 14 ngày sau đó). Trong khoảng thời gian này, nếu có bất cứ vấn đề nảy sinh, EIP đó sẽ được đưa trở lại về bước Review. Ngược lại, nếu không có phát sinh xảy ra, EIP sẽ được gán trạng thái Final. Khi ở trạng thái này, đề xuất EIP sẽ được coi là tiêu chuẩn đã được cộng đồng chấp thuận.

Ngoài ra, khi EIP ở giai đoạn Draft, Review hay Last call, nếu không hoạt động trong khoảng thời gian trên 6 tháng sẽ bị chuyển sang trạng thái Stagnant. Bên cạnh đó, những EIP ở trạng thái Withdraw là do tác giả của EIP đó đã thu hồi lại EIP của mình. Quy trình đề xuất EIP tiêu chuẩn cung cấp một trạng thái đặc biệt gọi là Living. Ở trạng thái này, các EIP sẽ được cập nhật liên tục nhưng không bị chuyển đến trạng thái Final.

Các tiêu chuẩn ERC

Với các tiêu chuẩn cấp ứng dụng, các EIP liên quan sẽ được viết dưới dạng ERC (hay Ethereum Requests for Comment). Hiện nay, có nhiều ERC là các tiêu chuẩn đã được gán trạng thái Final, và cũng là các tiêu chuẩn quan trọng được sử dụng rộng rãi trên toàn hệ sinh thái Ethereum.

Các tiêu chuẩn token

Giao diện quản lý token là một trong những tiêu chuẩn phát triển của Ethereum. Các tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu là hỗ trợ cho các hợp đồng thông minh có thể hoạt động tốt, để kể cả khi có một dự án mới phát hành một token bất kì, token đó vẫn có thể tương thích với các sàn giao dịch phi tập trung đang hiện hành.

Các tiêu chuẩn token đang được áp dụng phổ biến trên hệ sinh thái Ethereum hiện nay:

  • ERC-20: Tiêu chuẩn dành cho các token có thể thay thế
  • ERC-721: Tiêu chuẩn cho các token không thể thay thế
  • ERC-777: Tiêu chuẩn token cải tiến hơn của ERC-20
  • ERC-1155: Tiêu chuẩn token dành cho cả tài sản có thể thay thế và không thể thay thế.

Tiêu chuẩn ERC-721

Tieu chuan ERC-721 la gi? So luoc ve cac tieu chuan cua Ethereum va ERC-721 - anh 3

Giới thiệu tổng quát về ERC-721

Giới thiệu về NFT (Token không thể thay thế)

Token không thể thay thế hay NFT được sử dụng để xác định một thứ gì đó hoặc một người nào đó là độc nhất vô nhị. Loại token này vô cùng phù hợp để sử dụng trên các nền tảng cung cấp các mặt hàng sưu tầm, khóa truy cập, vé số, chỗ ngồi được đánh số cho các buổi hòa nhạc, các trận đấu thể thao…

Tiêu chuẩn ERC-721 là gì?

ERC-721 được khởi nguồn từ một dự thảo EIP (đề xuất cải tiến Ethereum) của Dieter Shirley – CTO của Dapper Labs, sau đó đã trở thành cơ sở cho trò chơi CryptoKitties. ERC-721 mang tới một tiêu chuẩn cho NFT. Nói cách khác, loại token này là duy nhất và có giá trị khác với các token khác từ cùng một hợp đồng thông minh (có thể khác ở tuổi thọ, mức độ hiếm, hình ảnh trực quan hoặc bất kì điểm khác biệt nào).

Tất cả các NFT đều có một biến số uint256 riêng được gọi là TokenID. Vì vậy, đối với bất kỳ hợp đồng ERC-721 nào, địa chỉ hợp đồng cặp (hay uint256 TokenID) phải là duy nhất trên toàn bộ mạng lưới. Điều đó có nghĩa rằng, một Dapp có thể có một “bộ chuyển đổi” sử dụng TokenID làm dữ liệu đầu vào và xuất ra một hình ảnh của một cái gì đó hay ho như các nhân vật zombie, vũ khí, kỹ năng hoặc những nhân vật amazing kitty.

Nội dung của ERC-721

ERC-721 (Ethereum Request for Comments 721), được đề xuất bởi William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs vào tháng 1/2018, là một tiêu chuẩn cho NFT, giúp kết hợp một API cho các token vào trong những hợp đồng thông minh.

Nó cung cấp các chức năng như chuyển token từ tài khoản này sang tài khoản khác, tra được số dư token hiện tại của tài khoản, tra được thông tin chủ sở hữu của một token cụ thể và cung cấp thông tin tổng nguồn cung token đang có sẵn trên mạng lưới. Bên cạnh đó, nó còn có một số chức năng khác như phê duyệt cho một lượng token từ một tài khoản có thể được di chuyển bởi một tài khoản khác của bên thứ ba.

Tóm tắt nội dung đề xuất trong EIP-721

Tiêu chuẩn ERC-721 được đề xuất làm giao diện tiêu chuẩn cho các NFT, hay nói một cách đơn giản, đó là một tiêu chuẩn cho bằng chứng sở hữu NFT. Tiêu chuẩn này cho phép kết hợp các API tiêu chuẩn cho NFT trong hợp đồng thông minh. Tiêu chuẩn ERC-721 cung cấp chức năng cơ bản để theo dõi, chuyển nhượng và giao dịch NFT.

Có nhiều cách sử dụng hợp đồng thông minh Ethereum được đề xuất, việc này tuỳ thuộc vào loại tài sản cần được theo dõi. Ví dụ về NFT hiện có hoặc đang trong kế hoạch phát triển là LAND (trong Decentraland), PUNK (trong CryptoPunks) và các mặt hàng trong trò chơi như DMarket hoặc EnjinCoin. Trong tương lai, có thể tính ứng dụng của NFT sẽ là theo dõi tài sản trong thế giới thực như bất động sản (giống với tầm nhìn của các công ty như Ubitquity hoặc Propy). 

Điều quan trọng trong mỗi trường hợp này là các mục này không được gộp lại với nhau dưới dạng các con số trong sổ cái. Thay vào đó, mỗi tài sản phải có quyền sở hữu riêng lẻ và theo dõi theo từng mục riêng. Dù là loại tài sản nào, hệ sinh thái Ethereum sẽ phát triển mạnh hơn nếu có một giao diện tiêu chuẩn giúp quản lý các tài sản đa chức năng cũng như các nền tảng bán hàng.

Những người đề xuất đã xem xét những trường hợp sử dụng các NFT được sở hữu và giao dịch bởi các cá nhân cũng như ký gửi cho các nhà môi giới, các ví hay các hoạt động đấu giá của bên thứ ba. Các NFT có thể đại diện cho quyền sở hữu cả tài sản kỹ thuật số lẫn tài sản vật lý. Những nhà phát triển đang hướng tới một vũ trụ đa dạng, nơi có tất cả các loại tài sản, ví dụ:

  • Tài sản vật chất: Nhà ở, tác phẩm nghệ thuật duy nhất
  • Bộ sưu tập ảo: Hình ảnh độc nhất của mèo con, thẻ bài sưu tầm
  • Tài sản “giá trị âm”: Các khoản vay, gánh nặng và các trách nhiệm khác.

Nói chung, các NFT hoàn toàn tách biệt với nhau, và khi cần thiết, người dùng phải kiểm tra quyền sở hữu của từng loại một cách riêng biệt. Tiêu chuẩn này lấy cảm hứng từ tiêu chuẩn token ERC-20 và được xây dựng dựa trên 2 năm kinh nghiệm kể từ khi EIP-20 được tạo ra. Tuy nhiên, EIP-20 lại không đủ khả năng đáp ứng để theo dõi NFT vì mỗi tài sản là riêng biệt (không thể thay thế) trong khi số lượng mỗi token là giống hệt nhau (có thể thay thế).

Các vấn đề của ERC-721 và những lựa chọn thay thế

Nhìn chung, một tiêu chuẩn tốt nhất là một tiêu chuẩn có thể xử lý các chức năng cơ bản như truy vấn số dư và giao dịch. Đồng thời, người dùng hay nhà phát triển không phải lo lắng về những tính năng mở rộng tùy chọn của từng dự án khác nhau.

Tuy nhiên trên thực tế, khi ERC-721 đã không xử lý được các chức năng cơ bản cũng đồng nghĩa với việc các nhà phát triển nên tìm kiếm các lựa chọn thay thế như ERC-875, ERC-1155 hoặc ERC-998. Tất cả các tiêu chuẩn này cho phép truy vấn và giao dịch hiệu quả, đồng thời vẫn có thể được mở rộng giống như ERC-721.

Các vấn đề của ERC-721 có thể kể đến:

Tính năngLỗ hổngNguồn thông tinVí dụ
TokenIDKhông có tính năng trích xuất thông tin TokenID từ hợp đồngerc721.org
TransferMỗi giao dịch chỉ hỗ trợ 1 NFTPoor ERC design & what you can do about it
BalancePhải thao tác nhập từng địa chỉ token vào địa chỉ víPoor ERC design & what you can do about it
Thời gian giao dịch quá lâuPoor ERC design & what you can do about itInfura

Ứng dụng tiêu chuẩn ERC-721

Những ứng dụng NFT phổ biến theo chuẩn ERC-721:

  • Etherscan NFT Tracker liệt kê các NFT hàng đầu trên Ethereum theo khối lượng chuyển nhượng.
  • CryptoKitties là một trò chơi tập trung vào các sinh vật có thể sinh sản, sưu tầm và rất đáng yêu mà chúng ta gọi là CryptoKitties.
  • Sorare là một trò chơi bóng đá toàn cầu theo phong cách fantasy, nơi game thủ có thể thu thập các phiên bản sưu tầm có giới hạn, quản lý đội của mình và cạnh tranh để kiếm giải thưởng.
  • The Ethereum Name Service (ENS) cung cấp một giải pháp an toàn và phi tập trung để giải quyết các vấn đề về địa chỉ tài nguyên (địa chỉ ví tiền mã hóa) cả trong và ngoài blockchain bằng cách sử dụng các tên gọi đơn giản để người dùng có thể đọc được.
  • Unstoppable Domains là một công ty xây dựng tên miền trên blockchain. Tên miền blockchain thay thế địa chỉ tiền mã hoá bằng tên gọi để người dùng có thể đọc được và có thể được sử dụng trên các trang web chống kiểm duyệt.
  • Gods Unchained Cards là một trò chơi thẻ bài trên blockchain Ethereum, sử dụng NFT để mang lại quyền sở hữu thực sự các tài sản trong trò chơi cho các game thủ.
  • Bored Ape Yacht Club là một bộ sưu tập hơn 10.000 NFT độc đáo, mỗi NFT là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có. NFT của dự án hoạt động như một token thẻ hội viên để tham gia các câu lạc bộ, cung cấp các đặc quyền và từ những nỗ lực đóng góp cho cộng đồng thành viên mà lợi ích thành viên tăng theo thời gian.
  • 0xcert ERC-721 Token: https://github.com/0xcert/ethereum-erc721
  • Su Squares là một nền tảng quảng cáo cho phép người dùng thuê mặt bằng để đặt các hình ảnh.
  • Decentraland là một nền tảng thế giới ảo 3D mã nguồn mở. Người dùng có thể mua các mảnh đất ảo trong nền tảng này dưới dạng NFT thông qua tiền mã hoá MANA.
  • CryptoPunks là một dự án NFT xây dựng trên nền tảng Ethereum từ năm 2017. Dự án này vô cùng nổi tiếng và được biết đến là dự án phát triển về sưu tầm tiền mã hoá sớm nhất.
  • DMarket là sàn giao dịch, nơi người dùng có thể trao đổi các vật phẩm ảo và công nghệ để xây dựng các metaverse.
  • Enjin Coin là một loại tiền mã hoá được xây dựng trên Ethereum, được sử dụng để hỗ trợ cho giá trị của các loại tài sản có thể thay thế và không thể thay thế (NFT) thế hệ mới.
  • Ubitquity là một API và nền tảng oracle BaaS, cho phép người dùng nhập dữ liệu của mình và lưu trữ trên blockchain. Dự án này cũng cho phép kiểm tra chính xác tất cả các ghi chép.
  • Propy là sàn giao dịch bất động sản toàn cầu đầu tiên trên thế giới.
  • Su Squares Bug Bounty Program: https://github.com/fulldecent/su-squares-bounty
  • XXXXERC721: https://github.com/fulldecent/erc721-example
  • ERC721ExampleDeed: https://github.com/nastassiasachs/ERC721ExampleDeed
  • Curio Cards là một chương trình nghệ thuật trực tuyến và phòng trưng bày cố định.
  • Rare Pepe là một ví tiền mã hóa xây dựng trên web, được phát triển để cho phép người dùng mua, bán và lưu trữ các Pepe hiếm thông qua phương tiện trao đổi gọi là PepeCash. Nền tảng của Rare Pepe Wallet là nền tảng Counterparty, được xây dựng dựa trên mạng lưới Bitcoin.
  • Auctionhouse Asset Interface: https://github.com/dob/auctionhouse/blob/master/contracts/Asset.sol
  • OpenZeppelin SafeERC20.sol Implementation: https://github.com/OpenZeppelin/zeppelin-solidity/blob/master/contracts/token/ERC20/SafeERC20.sol

Tổng kết

Tiêu chuẩn ERC-721 đã mở ra hướng đi để tiền mã hoá có thể được chấp nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc cần phải làm để có thể hiện thực hoá được điều này. Thế nhưng vẫn phải nói rằng, ý tưởng tạo ra các bộ sưu tập không thể thay thế trên blockchain là vô cùng hứa hẹn và nó sẽ ngày càng trở nên tinh vi hơn theo thời gian.

Từ ngày 20-24/01/2022, Coinvn tổ chức mini game “Đọc báo tìm lì xì” với giải thưởng lên đến 100 USDT. Tham gia ngay để nhận quà từ team nhé. Tham khảo thông tin cuộc thi tại bài viết này.