Acala: Trung tâm DeFi của hệ sinh thái Polkadot

Acala được định vị như một trung tâm DeFi của Polkadot. Với việc trở thành parachain đầu tiên của Polkadot, nó cung cấp cơ sở hạ tầng DeFi tạo nguồn thanh khoản dồi dào cho hệ sinh thái Polkadot.

9249Total views
Acala: Trung tam DeFi cua he sinh thai Polkadot - anh 1
Acala: Trung tâm DeFi của hệ sinh thái Polkadot

Trong khuôn khổ bài viết này, đội ngũ Coinvn sẽ giới thiệu ngắn gọn về năm lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của dự án Acala. Đồng thời, cung cấp cách dự án Acala thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái Polkadot và đạt được tầm nhìn của nó.

Acala là gì?

Acala là một mạng lưới tài chính phi tập trung, đảm nhận vai trò cung cấp nguồn thanh khoản dồi dào cho hệ sinh thái Polkadot. Dự án Acala còn là một nền tảng hợp đồng thông minh Layer 1, có khả năng mở rộng và tương thích với Ethereum, được tối ưu hóa dành riêng cho DeFi.

Dựa trên cơ sở hạ tầng của chính mình, Acala đã phát triển một số sản phẩm DeFi như stablecoin đa thế chấp – aUSD, sản phẩm phát hành thanh khoản – LDOT, Acala DEX và quỹ tài sản có chủ quyền phi tập trung – dSWF. Người dùng cũng có thể sử dụng trực tiếp các sản phẩm này thông qua ứng dụng của Acala.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật hệ sinh thái Acala.

Acala: Trung tam DeFi cua he sinh thai Polkadot - anh 2

Nền tảng DeFi tương thích với EVM

Như đã đề cập, Acala là một nền tảng blockchain Layer 1 được tối ưu hóa dành cho DeFi, tương thích với EVM. Các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng DeFi khác nhau trên Acala. Với tư cách là một dự án phân phối, Acala được hưởng tính bảo mật, khả năng mở rộng và khả năng tương tác chuỗi chéo của mạng lưới Polkadot.

Dễ xây dựng

Acala cung cấp một loạt các sản phẩm DeFi độc quyền, chẳng hạn như stablecoin phi tập trung – aUSD, sản phẩm phát hành thanh khoản – LDOT và mô-đun trao đổi phi tập trung – Acala DEX… 

Ngoài ra, Acala đã cung cấp nhiều mô-đun mã nguồn mở thiết thực cho cộng đồng, chẳng hạn như mô-đun dữ liệu Oracle đầu tiên của hệ sinh thái Polkadot, các tiêu chuẩn tài sản chuỗi chéo và các framework giám sát chung. Có 4 cách để triển khai dự án blockchain, hợp đồng thông minh trên Acala: 

  • Triển khai dựa trên mô-đun runtime (Pallet)
  • Triển khai với ngôn ngữ lập trình Solidity
  • Triển khai hợp đồng thông minh bằng Ink!
  • Xây dựng chuỗi kết nối với Acala bằng XCMP

Khả năng tương thích Ethereum

Acala có khả năng tương thích với Ethereum thông qua Acala EVM+, do đó các sản phẩm DeFi được xây dựng trên Ethereum có thể được triển khai trên Acala chỉ với những thay đổi nhỏ, mà không cần phải xây dựng lại từ đầu. Từ đó, các sản phẩm này có thể được đưa vào hệ sinh thái Polkadot một cách dễ dàng. 

Về khả năng tương thích với Ethereum, Acala áp dụng một giải pháp tự phát triển có tên là Bodhi. Nói một cách đơn giản, nó là một JavaScript SDK mô phỏng một nhà cung cấp Web 3.0, có thể biến hóa Polkadot Extension thành một phần mở rộng tương tự như MetaMask. Bằng cách này, các Dapp sẵn có trong hệ sinh thái Ethereum cũng có thể sử dụng Polkadot Extension để tương tác với Acala EVM+ sau khi được triển khai trên Acala.

Acala: Trung tam DeFi cua he sinh thai Polkadot - anh 3

Stablecoin aUSD

Acala USD (aUSD) là một stablecoin phi tập trung được thế chấp bằng nhiều loại tài sản tiền mã hóa. Giá trị của aUSD được neo với đồng đô la Mỹ (USD), tức là 1 aUSD luôn được duy trì ở mức khoảng 1 USD. Người dùng có thể gửi và nhận aUSD trên bất kỳ mạng lưới blockchain nào được kết nối với Polkadot.

Có thể bạn quan tâm: Stablecoin là gì? Ưu và nhược điểm của stablecoin.

Các loại tiền mã hóa trên thị trường thường dễ biến động, điều này tạo ra sự không chắc chắn trong các giao dịch và nhà đầu tư có thể gánh chịu những tổn thất tạm thời (Impermanent loss). Chính vì sự biến động mạnh của các loại tài sản đó, stablecoin được ra đời, hoạt động như một phương tiện trao đổi để phòng ngừa trước những biến động vừa nêu trên. Điều này làm cho stablecoin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc chuyển đổi và luân chuyển tài sản giữa các dự án DeFi.

Acala: Trung tam DeFi cua he sinh thai Polkadot - anh 4

Giao thức Honzon

Đồng stablecoin aUSD được tạo và quản lý thông qua giao thức stablecoin của Acala là Honzon. Người dùng có thể gửi tài sản tiền mã hóa của họ làm tài sản thế chấp và mở một vị thế nợ để đúc aUSD. 

Cung và cầu của aUSD có thể được điều chỉnh bằng tỷ suất lợi nhuận ổn định để điều chỉnh giá, cũng như đạt được sự ổn định cho aUSD. Để ngăn chặn sự biến động giá của tài sản thế chấp, nhà đầu tư cần phải có tài sản thế chấp quá mức. 

Ví dụ: Nếu tỷ lệ tài sản thế chấp được giả định là 150%, có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn đúc một lượng aUSD trị giá 100 đô la Mỹ, nhà đầu tư cần phải thế chấp một loại tài sản tiền mã hóa trị giá ít nhất là 150 đô la Mỹ. Nếu nhà đầu tư cung cấp nhiều hơn, tài sản đã thế chấp sẽ khó bị thanh lý và an toàn hơn.

Khi giá của tài sản thế chấp giảm xuống dưới mức thanh lý, Honzon sẽ thanh lý bằng cách đưa tài sản thế chấp của nhà đầu tư lên bán đấu giá. Thông qua Acala DEX, nhà đầu tư cũng có thể tham gia quá trình thanh lý và mua tài sản thanh lý với giá thấp hơn. 

Để dễ hiểu, nhà đầu tư có thể coi giao thức Honzon như một tiệm cầm đồ tự động trên blockchain. Khi cần tiền, nhà đầu tư mang các tài sản có giá trị (chẳng hạn như DOT hoặc các loại tiền mã hoá khác) thế chấp tại tiệm cầm đồ. Sau đó, cửa hàng này sẽ đưa lại một khoản tiền (trong trường hợp này là aUSD) và nhà đầu tư cần phải trả một khoản lãi suất nhất định.

Sau một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư có thể gửi lại số tiền trước đó đã nhận và mang tài sản thế chấp về. Nếu giá tài sản thế chấp của nhà đầu tư giảm nhanh chóng, dẫn đến việc thanh lý, tiệm cầm đồ sẽ bán đấu giá (thanh lý) tài sản thế chấp đó trên thị trường (trong trường hợp này là Acala DEX).

Sản phẩm hiện thực hóa tính thanh khoản – LDOT

Trong một nền tảng blockchain PoS như Polkadot, chủ sở hữu token có thể nhận được phần thưởng khi đảm bảo an ninh cho mạng lưới thông qua việc staking. Tuy nhiên, tài sản trong việc staking không thể di chuyển trong thời gian stake và hủy liên kết, dẫn đến tính thanh khoản bị hạn chế.

Sự cạnh tranh giữa các giao thức staking và DeFi là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Nếu như tỷ lệ staking quá cao, thì các dự án DeFi sẽ khó có thể thu hút người dùng. Ngược lại, nếu lãi suất DeFi quá cao, thì tỷ lệ staking thấp, làm ảnh hưởng đến tính bảo mật của mạng lưới.

Giao thức Homa

Giao thức Homa của Acala điều phối và cân bằng mối quan hệ giữa người dùng và an ninh mạng bằng cách tạo ra một nhóm quỹ staking – nơi người dùng có thể gửi DOT để đổi lấy LDOT. Điều này cho phép người dùng có được thanh khoản mà không bị mất tài sản và phần thưởng đã stake, đồng thời tham gia vào các dịch vụ tài chính như cho vay phi tập trung, giao dịch đòn bẩy…

Giao thức Homa là giao thức phát hành thanh khoản của Acala. LDOT là một DOT phái sinh được tạo ra thông qua giao thức Homa. LDOT là sự kết hợp giữa tài sản mang đi staking và thu nhập từ việc staking trong tương lai. LDOT có thể được sử dụng để đổi bất kỳ tài sản nào tương ứng với nó.

Acala DEX

Acala tạo ra một sàn giao dịch phi tập trung sử dụng cơ chế AMM được tích hợp sẵn trên ứng dụng của nó, cho phép nhà đầu tư trao đổi các tài sản trong thị trường tiền mã hóa. Acala DEX được tạo ra dựa trên mô-đun runtime như một phần của chuỗi Acala Substrate để tích hợp tốt hơn với các giao thức khác của hệ sinh thái Polkadot.

Đối với nền tảng Acala và thậm chí cả hệ sinh thái Polkadot, Acala DEX có ba ý nghĩa sau:

Cung cấp tính thanh khoản để bắt đầu xây dựng hệ sinh thái: Acala DEX cho phép các tài sản như BTC và ETH được kết nối với hệ sinh thái Polkadot, cũng như DOT, ACA và aUSD.

Được sử dụng cho cơ chế thanh lý stablecoin: Khi kích hoạt thanh lý, Honzon sẽ bán tài sản trên Acala DEX, thay vì trực tiếp tiến hành đấu giá tài sản. Điều này làm tăng độ tin cậy và giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

Cải thiện khả năng sử dụng: Acala DEX cho phép người dùng thanh toán phí giao dịch bằng nhiều loại tiền mã hóa, thay vì chỉ sử dụng đồng ACA của nền tảng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các tính năng hiện có trên ứng dụng Acala.

Cơ chế hoạt động của mô hình AMM trên Acala DEX

Mỗi cặp giao dịch có một nhóm thanh khoản, mỗi nhóm thanh khoản chứa hai token và tỷ giá hối đoái giữa hai token được tính bằng token này chia cho token kia. Trong AMM có hai vai trò là nhà cung cấp thanh khoản (LP) và người dùng sàn giao dịch.

Trong đó, LP cung cấp tính thanh khoản bằng cách gửi cả hai token vào pool cùng một lúc, kiếm phí giao dịch và phần thưởng bổ sung (chia sẻ lợi nhuận từ lãi suất ổn định). Người dùng có thể đổi token A lấy token B từ pool. Tỷ giá hối đoái được xác định bởi số lượng của hai token mà LP đã cung cấp ngay từ ban đầu, sau đó được điều chỉnh theo tỷ lệ chênh lệch giá.

Acala: Trung tam DeFi cua he sinh thai Polkadot - anh 5

Quỹ tài sản có chủ quyền phi tập trung – dSWF

Quỹ tài sản có chủ quyền phi tập trung – dSWF là hình thức quản lý quỹ theo chuỗi cải tiến của Acala. Tương tự như việc một số quốc gia thành lập quỹ tài sản có chủ quyền để quản lý ngoại hối, Acala sử dụng dSWF để quản lý tài sản trong mạng lưới nhằm đạt được sự phát triển bền vững.

Các quỹ dSWF đến từ ba nguồn: Lãi suất ổn định do người đúc aUSD trả, phí phạt thanh lý và phí giải phóng thanh khoản LDOT. Quỹ dSWF sẽ tích lũy các khoản tiền này và mua các tài sản của mạng lưới blockchain khác như DOT. 

Sau khi vị trí parachain cho thuê đầu tiên hết hạn, những tài sản dự trữ này có thể được sử dụng để gia hạn thời gian thuê parachain. dSWF của Acala sử dụng cơ chế quản trị linh hoạt của Substrate để quản lý việc sử dụng tiền thông qua hệ thống quản trị trên chuỗi của Acala.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về năm lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Acala. Kể từ thời điểm ra mắt, Acala đã gặt hái được nhiều thành tựu nhất định và chiến thắng phiên đấu giá parachain đầu tiên là một trong số đó. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc có một cái nhìn sâu hơn về mô hình kinh doanh của Acala, cũng như lý giải được tại sao Acala được mệnh danh là trung tâm DeFi của Polkadot.