Hợp đồng thông minh là gì và ứng dụng Smart Contract

Khi tham gia thị trường tiền mã hóa thì chắc hẳn chúng ta đều đã nghe qua tới cụm từ Smart Contract. Vậy hợp đồng thông minh là gì cũng như ứng dụng của nó trong thị trường .

30888Total views
Hop dong thong minh la gi va ung dung Smart Contract - anh 1
Smart Contract là gì? Nguồn: Cointelegraph.

Khi tham gia thị trường tiền mã hóa, chắc hẳn chúng ta đều đã nghe qua tới cụm từ Smart Contract. Ở bài viết này Coinvn sẽ giới thiệu cho các bạn hợp đồng thông minh là gì cũng như ứng dụng của nó trong thực tế nhé.

Smart Contract là gì?

Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là một thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt.Có chức năng tự động hóa thực hiện các điều khoản, thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng và bảo mật mạng máy tính nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Blockchain.

Về bản chất, các hợp đồng thông minh trên Blockchain cho phép tạo ra các giao thức không cần dựa trên sự tin cậy. Tức là hai bên trong hợp đồng có thể đưa ra các cam kết thông qua Blockchain mà không cần phải biết hoặc tin tưởng lẫn nhau. Toàn bộ quá trình được thực hiện tự động bởi các bên mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Phương thức thiết lập hợp đồng mới này vẫn đảm bảo tính minh bạch, có thể truy xuất, đảo chiều và không bị can thiệp từ bên ngoài.

Bitcoin là một loại tiền mã hóa kỹ thuật số dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, giúp trao đổi trực tiếp thông qua Internet đã đặt ra nền tảng cơ bản để thiết lập Smart Contract. Tuy nhiên, Smart Contract chỉ thực sự phát triển khi Ethereum ra đời.

Bài viết này sẽ tập trung vào các hợp đồng thông minh chạy trên nền tảng Ethereum. 

Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?

Smart Contract chỉ tự động thực hiện khi những điều khoản đã được lập trình sẵn từ trước. Đầu tiên, các điều khoản trong hợp đồng sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình, rồi được mã hóa dựa trên một hệ thống phân tán gọi là Blockchain. Sau đó, Smart Contract được phân phối và sao chép lại bằng các “node” đang hoạt động tại nền tảng đó.

Về cơ bản, hợp đồng thông minh Ethereum bao gồm một mã hợp đồng và hai khóa công khai. Khóa công khai thứ nhất là khóa do người tạo hợp đồng cung cấp. Khóa còn lại đại diện cho chính hợp đồng, khóa này có vai trò như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi hợp đồng thông minh.

Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn: Bạn thuê Homestay vào dịp nghỉ cuối tuần. Bạn có thể trả tiền thuê homestay của mình qua Blockchain. Sau đó biên nhận sẽ được đưa vào một bản hợp đồng thông minh của chúng tôi; tôi sẽ đưa bạn mật mã vào homestay một ngày nhất định. Nếu mật mã đó không đến đúng thời hạn giữa 2 bên thống nhất, hợp đồng thông minh sẽ trả lại tiền. Nếu nó đến trước hạn, hệ thống sẽ giữ lại cả tiền và mật mã cho đến kì hạn. Hệ thống hoạt động dựa trên Smart Contract và được giám sát bởi hàng trăm người, vì vậy sẽ không thể có lỗi sai xảy ra trong việc giao nhận.

Hợp đồng thông minh khác gì với hợp đồng truyền thống?

Một số đặc trưng riêng của hợp đồng truyền thống bao gồm:

  • Được tạo ra bởi các chuyên gia pháp lý.
  • Biên soạn dưới dạng tài liệu.
  • Cần phải có trung gian để thỏa thuận và kí kết.
  • Mất khá nhiều thời gian.
  • Hợp đồng có thể không minh bạch.
  • Tốn kém chi phí và dựa vào pháp luật giải quyết khi có tranh chấp.

Điểm giống nhau giữa hợp đồng truyền thống và hợp đồng thông minh nằm ở chỗ các điều khoản và hình phạt đều được nêu rõ ràng.Tuy nhiên, hợp đồng thông minh lại có những điểm khác biệt vượt trội như:

  • Tự động hóa: Quá trình được thực hiện hợp đồng là hoàn toàn tự động hóa, không phụ thuộc vào môi giới hay bên thứ ba.
  • Không bị thất lạc: Mọi tài liệu đều được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, đồng nghĩa là không thể bị thất lạc. 
  • Đảm bảo an toàn: Tài liệu của bạn sẽ luôn được Blockchain đảm bảo an toàn và chắc chắn không bị bất kỳ một hacker nào có thể đe dọa đến chúng.
  • Tốc độ nhanh chóng: Các điều khoản được tự động hóa bởi các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm rất nhanh nên tiết kiệm được thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí: Nhờ bỏ qua khâu trung gian nên giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn.
  • Chính xác: Các lỗi thường thấy khi viết giấy tờ được khắc phục hoàn toàn.

Ưu, nhược điểm của hợp đồng thông minh

Ưu điểm của Smart Contract:

  • Ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau: Nhiều loại dịch vụ và ngành nghề khác nhau. Ví dụ: Logistic, ngân hàng, bất động sản,…
  • Tính minh bạch, rõ ràng: Có thể truy dấu ra nguồn gốc của tất cả các giao dịch, nhưng hoàn toàn không thể đảo nghịch giao dịch.
  • Độ tin tưởng cao: Có tính phi tập trung và tự thực hiện (Self – Executing), không nhận sự quản lý của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào, gảm thiểu rủi ro đến từ bên thứ ba.
  • Tiết kiệm và nhanh chóng: Chỉ cần trả một khoản phí rất nhỏ cho mạng lưới Blockchain. Có thể thiết lập và thực thi 1 hợp đồng chỉ trong vài giây.​

Nhược điểm của Smart Contract:

  • Rủi ro từ Internet: Có thể bị tấn công hoặc khai thác bởi các hacker nếu để lộ những thông tin quan trọng.
  • Không nhận được quyền pháp lý: Quyền lợi có thể không được bảo vệ vì chưa có chính sách.
  • Yêu cầu cao về trình độ triển khai của các lập trình viên và hệ thống: Từ đó, chi phí để trả cho họ và cơ sở hạ tầng là không hề nhỏ.

Các ứng dụng của hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh dựa trên Blockchain có thể ứng trong nhiều ngành khác nhau, từ dịch vụ, tài chính, y tế,… Dưới đây là một vài ví dụ về các ứng dụng của Smart Contract trong thực tế.

Sử dụng cho các cuộc thi, bầu cử cần bỏ phiếu bình chọn

Việc thao túng kết quả bầu cử, cuộc thi là có thể xáy ra. Tuy nhiên, với hợp đồng thông minh thì sẽ không bao giờ có thể thao túng. Bởi vì những phiếu vote được bảo vệ bởi sổ cái sẽ cần được giải mã và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó dựa trên công nghệ Blockchain.

Ví dụ: Trong một cuộc thi, để đạt được giải nhất bạn cần có số like tối thiểu. Tuy nhiên, sẽ có 1 vấn đề là người dùng có thể hack like. Nhưng đối với Blockchain thì không ai có thể làm được điều này, hay thao thúng nó. Smart Contract sẽ bảo đảm tính minh bạch trong điều khoản hợp đồng, chống gian lận.

Nó còn có thể cung cấp cho ta khả năng giám sát quá trình cung ứng nếu như được tích hợp chung với Mạng lưới vạn vật kết nối bằng Internet (Internet of Things).

Sử dụng cho các nhà quản lý

Blockchain không chỉ cung cấp một sổ cái đáng tin cậy, mà còn loại bỏ những rủi ro nhờ vào một hệ thống tự động, minh bạch và chính xác. Ngoài ra còn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Thông thường, hoạt động kinh doanh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi do phải đợi sự đồng thuận hay giải quyết các vấn đề bên ngoài và nội bộ. Sổ cái Blockchain sẽ giải quyết việc này.

Ví dụ: Năm 2015, tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) sử dụng một sổ cái Blockchain để lưu trữ thông tin về tài sản chứng khoán trị giá 1.500 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa với 345 triệu giao dịch.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến thuật ngữ “Hợp đồng thông minh”. Có thể khẳng định rằng Smart Contract đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới tiền mã hóa, và chúng chắc chắn đã làm thay đổi không gian Blockchain. Khi kết hợp với nhau, Smart Contract và Blockchain có khả năng thay đổi hầu hết các lĩnh vực trong xã hội của chúng ta. Nhưng chúng ta cần chờ đợi để xem liệu những công nghệ đột phá này có thể vượt qua nhiều rào cản để được áp dụng trên quy mô lớn hay không. Coinvn hy vọng bài viết này đã phần nào cung cấp cho bạn các thông tin về Smart Contract.