Những điều bạn cần phải biết về Parachain trong Polkadot

Parachain là thuật ngữ được sử dụng trên nền tảng Polkadot. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn có được cái nhìn đa chiều về chuỗi khối Parachain.

27621Total views
Nhung dieu ban can phai biet ve Parachain trong Polkadot - anh 1
Những điều bạn cần phải biết về Parachain trong Polkadot. Nguồn: Cointelegraph.

Parachain là một trong những thành phần quan trọng của nền tảng Polkadot – mạng lưới kết nối các Blockchain riêng lẻ với nhau. Với rất nhiều nhà đầu tư, khái niệm Parachain vẫn còn lạ lẫm. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về Parachain. Đồng thời, bạn cũng có được những thông tin bổ ích để phục vụ cho việc đầu tư của mình.

Khái quát về Parachain

Parachain là cấu trúc dữ liệu dành riêng cho ứng dụng được liên kết toàn cầu. Parachain có thể được xác thực bởi trình xác thực Relay Chain trên nền tảng Polkadot. Hiểu một cách đơn giản, Parachain gồm 1 loạt các chuỗi con nhỏ, trực thuộc mạng lưới Polkadot. Chúng có thể hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào các phần khác.

Thường thì mỗi Parachain sẽ có dạng của 1 Blockchain nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc chuỗi song song với Relay Chain. Chuỗi này có thể xử lý các giao dịch song song và có được khả năng mở rộng của nền tảng Polkadot. Chúng giao tiếp với nhau thông qua XCMP đồng thời chia sẻ bảo mật trên nền tảng Polkadot. 

Bản thân Parachain cũng có khả năng kết nối với các mạng lưới bên ngoài như Bitcoin hay Ethereum. Việc này được thực hiện thông qua các cầu nối mạng chéo. 

Đặc điểm của Parachain

Nền tảng Polkadot được thiết kế dưới dạng mạng đã chuỗi lớp 0. Các chuỗi liên kết trung tâm có khả năng cung cấp và tương tác bảo mật lớp 0 cho khoảng 100 Blockchain lớp 1. Kết nối giữa những Blockchain lớp 1 này được hình thành dưới dạng các Parachain. Chúng có những đặc điểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Nhung dieu ban can phai biet ve Parachain trong Polkadot - anh 2
Đặc điểm của Parachains.

Tính linh hoạt và khả năng chuyên môn hóa

Mỗi Parachain có thể có mã thông báo, thiết kế và quy trình quản trị riêng của chúng. Các chuỗi liên kết này cũng được tối ưu hóa để phù hợp với từng nhu cầu cụ thể khi dùng. Các Parachains hoạt động theo giao thức thỏa thuận. Chúng có thể được chạy dưới mạng lưới cá nhân hoặc mạng lưới công cộng. Đồng thời, chúng cũng là nền tảng để phát triển các ứng dụng có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng. Ví dụ như chuỗi Blockchain được thiết kế để chơi game, quản lý thông tin, quản lý danh tính, quản lý chuỗi các lĩnh vực tài chính, bất động sản…

Khả năng tương tác

Nhờ có Parachain mà các hệ thống Blockchain có quyền kiểm soát và nắm chủ quyền với các Blockchain lớp 1 của họ. Không chỉ cho phép trao đổi thông báo, các chuỗi Parachain còn cho phép các Blockchain chia sẻ dữ liệu như hợp đồng thông minh, các thông tin xác thực, thông tin ngoài chuỗi… Khả năng tương tác rộng trên nền tảng Polkadot đã mở ra tiềm năng trong việc tương tác và phát triển các dịch vụ mới. 

Khả năng mở rộng

Mô hình Parachain của Polkadot cho phép các Blockchain có khả năng mở rộng ngay từ lớp 1. Thay vì việc phải dựa vào giải pháp lớp 2 như một số hệ thống khác. Đây là phương pháp phi tập trung và rất hiệu quả để nâng cao khả năng mở rộng của Blockchain. Parachains xử lý các giao dịch song song của các Blockchain chuyên biệt lớp 1, hỗ trợ cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của hệ thống. 

Khả năng quản trị

Trên nền tảng Polkadot, các Parachain được tự lựa chọn mô hình quản trị phù hợp. Họ cũng quyền truy cập vào một số module đã được xây dựng trước đó để tham khảo thông tin. Từ đó, họ cũng sẽ biết cách triển khai hệ thống quản trị trên các chuỗi khác nhau. Đồng thời, phương pháp này cũng giảm thiểu nguy cơ chia cắt trên các cộng đồng Blockchain. Quản trị trên chuỗi cũng là cách thể hiện quy trình làm việc minh bạch, rõ ràng trên hệ thống Blockchain. 

Phương thức hoạt động của Parachains

Như đã nói ở phần trên, các Parachain chạy song song với nhau và thông qua kết nối mạng chính Relay Chain. Thuật toán được sử dụng ở đây là sự kết hợp của thuật toán đồng thuận với bằng chứng tác giả, bằng chứng cổ phần và thuật toán Sharding.

Thành phần cấu tạo

Nhung dieu ban can phai biet ve Parachain trong Polkadot - anh 3
Chuỗi Relay-Chain của nền tảng Polkadot.

Nhìn vào hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy các yếu tố cung cấp bảo mật và đầu vào ở các Blockchain chính trên nền tảng Polkadot.

Validators (Trình xác thực): nhiệm vụ của chúng là xác thực các chuỗi khối Parachain được đề xuất trên hệ thống. Thông qua việc kiểm tra xác nhận của Proof of Validity, các tác giả phải dùng DOT token để thế chấp khi khởi tạo quá trình xác thực Parachain. Trường hợp nếu đánh giá sai, quá trình khởi tạo sẽ bị hủy.

Collators (Người đối chiếu): sẽ tạo một bằng chứng hợp lệ để người xác nhận có thể kiểm tra được. Để tạo được bằng chứng, bạn không chỉ phải làm quen định dạng giao dịch mà còn cần phải hiểu quy tắc tạo khối Parachain. Đồng thời, bạn cũng cần có quyền truy cập vào đầy đủ trạng thái của Parachain.

Fisherman cũng là 1 khái niệm mà bạn cần phải biết khi làm quen với chuỗi liên kết trên nền tảng Polkadot. Chức năng này do người dùng điều hành với mục đích là phát hiện và bắt những trình xác thực sai. Và họ đổi lấy tiền thưởng từ chính những phát hiện này. Cả người xác nhận và người đối chiếu đều có thể hoạt động theo cách này. 

Quá trình tạo Parachains

Nhung dieu ban can phai biet ve Parachain trong Polkadot - anh 4
Quá trình tạo Parachain.

Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quá trình quá trình tạo chuỗi khối, đưa vào Relay Chain và trở thành một Parachain.

Bước 1: Trình xác nhận được lựa chọn và đưa ra chỉ định cho các chuỗi khối tuân theo quy trình xác minh.

Bước 2: Người đối chiếu cung cấp chuỗi khối Parachain cùng một bằng chứng hợp lệ cho ứng viên (Candidate).

Bước 3: Người đối chiếu chuyển các chuỗi khối và bằng chứng hợp lệ tới trình xác nhận được chỉ định, thông qua giao thức đối chiếu.

Bước 4: Trình xác nhận được chỉ định tham gia vào hệ thống con của ứng viên (Candidate Banking Subsystem) và thực hiện xác nhận. Khi ứng viên thu thập đầy đủ các trạng thái hợp lệ, đồng thời có chữ ký từ người đối chiếu được xem là ứng viên hợp lệ (Backable Candidate). 

Bước 5: Mỗi chuỗi khối được lựa chọn sẽ gửi thông báo đến Parachain của mình để đưa vào khối Relay Chain. Mỗi ứng viên hợp lệ được thêm vào Relay Chain sẽ được xem xét như 1 nhánh của hệ thống Relay Chain.

Bước 6: Mỗi ứng viên hợp lệ khi được đưa vào trong hệ thống Relay Chain thì nó vẫn phải chờ sự đồng thuận PoS của mạng. Tại thời điểm chờ xác nhận, nó vẫn chưa được coi là một phần của Parachain.

Bước 7: Trình xác thực tham gia vào hệ thống Availability Distribution subsystem để đảm bảo tính khả dụng. Toàn bộ thông tin của ứng viên sẽ được lưu lại trong chuỗi khối Relay Chain.

Bước 8: Sau khi thông tin của ứng viên được xác thực khả dụng, ứng viên sẽ trở thành 1 phần của Parachain và chuyển thành một khối Parachain đầy đủ (Parablock).

Những ứng dụng của chuỗi khối Parachains

Chuỗi khối Parchains có rất nhiều tiềm năng và có thể mở rộng ứng dụng trên nhiều lĩnh vực:

  • Tài chính phi tập trung (DeFi).
  • Game (các dự án NFT Crypto Gaming).
  • Ví điện tử kỹ thuật số.
  • Xác thực thông tin.
  • Xác minh danh tính.
  • Nguồn cấp dữ liệu giá (Oracles).
  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract).
  • Internet of Things.

Những điều cần chú ý

Nếu bạn muốn có cơ hội tham gia chuỗi khối Parachain trên Polkadot thì bạn cần phải chiến thắng cuộc đấu giá vị trí. Giá thầu được đặt trong mã thông báo gốc của mạng. Mỗi vị trí trên Polkadot được đặt thuê từ 6 tháng đến tối đa 2 năm. Trong thời gian thuê, DOT bị đóng băng và được bảo lưu trong tài khoản ban đầu. Bạn không thể chuyển nhượng, đặt cược hay dùng vào bất cứ mục đích nào khác. 

Polkadot sẽ đưa ra một số lượng hữu hạn các vị trí Parachains. Ban đầu, các vị trí này có giá khởi đầu thấp sau đó sẽ tăng dần theo thời gian. Bất cứ ai chiến thắng đấu giá đều có thể triển khai Parachain của họ mà không cần sự cho phép của ai. Vị trí các Parachain là hữu hạn. Trong đó, một số lượng nhỏ các vị trí sẽ được dành cho các Parachain công ích do công ty chủ quản Web3 Foundation quản lý.

Parachains và Parathreads

Nhung dieu ban can phai biet ve Parachain trong Polkadot - anh 5
Parachain và Parathreads.

Parathreads là các Parachain kết nới với Polkadot qua việc áp dụng mô hình pay-as-you-go, thay vì việc cho thuê vị trí. Mô hình này thích hợp với các dự án không yêu cầu kết nối mạng liên tục. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và các khe Parachain sẵn có, mà các Parachain và Parathreads có thể chuyển đổi.

Chi phí

Xét về tổng quan, các vị trí Parachain là miễn phí. Khi bạn mua vị trí, các DOT được gửi vào theo số lượng yêu cầu để đảm bảo cho vị trí đó của bạn. DOT sẽ được trả lại khi hết hạn hợp đồng thuê vị trí. Đối với các dự án có sẵn nguồn vốn, bạn gần như không mấy bất cứ chi phí nào cả. Với các dự án không sẵn nguồn vốn hoặc chưa mua Polkadot, giá để thuê Parachain được xem như là chi phí cơ hội cho việc tích trữ DOT. 

Trong hệ thống Polkadot, DOT được sử dụng vào 4 hoạt động chính là: quản trị, cho thuê, giao dịch và stake. Ngoài quản lý thì các DOT được ký quỹ để thuê vị trí sẽ không dùng được cho 3 hoạt động còn lại. Ở đây có thể coi giá thực tại là chi phí cơ hội cho việc không thể giao dịch, cho thuê và stake. 

Đọc thêm: Đấu giá Parachain và tác động tới giá DOT

Tóm tắt chung

Parachain là một nhánh trong hệ thống mạng lưới Blockchain của nền tảng Polkadot. Ra mắt từ cuối năm 2020, Polkadot hiện đang đẩy mạnh sự phát triển của một số Parachain. Biết đâu đấy, năm 2021 hứa hẹn là một năm bùng nổ của các chuỗi khối trên nền tảng Polkadot. 

Rất mong rằng qua nội dung ở trên, bạn đã có thêm hiểu biết về chuỗi khối Parachains của Polkadot. Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ tiếp theo cũng như đón đọc những thông tin thị trường mới nhất đến từ đội ngũ Coinvn nhé.