Chỉ báo Aroon là gì? Công thức tính và cách sử dụng hiệu quả

Aroon là một chỉ báo được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng để xác định xu hướng của một tài sản bất kỳ. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có chiến lược giao dịch với chỉ báo này một cách hiệu quả.

15080Total views
Chi bao Aroon la gi? Cong thuc tinh va cach su dung hieu qua - anh 1
Chỉ báo Aroon là gì? Công thức tính và cách sử dụng hiệu quả

Aroon là gì?

Chỉ báo Aroon hay còn gọi là “Ánh sáng bình minh” được Tushar Chande phát triển vào năm 1996. Chỉ báo được thiết kế để phát hiện điểm bắt đầu của một xu hướng mới. Aroon là sự tương quan giữa thời gian theo giá, dùng để nhận biết xu hướng sắp hình thành. Từ đó giúp nhà đầu tư xác định mức độ bền vững của xu hướng, thời gian điều chỉnh cũng như đảo chiều của một tài sản bất kỳ.

Cụ thể hơn Aroon là chỉ báo xác định hướng đi của đường giá: hướng tăng giá, hướng giảm giá hoặc xu hướng đi ngang (sideway). Ngoài ra, nó còn giúp cho nhà đầu tư biết thị trường đang trong xu hướng tăng, giảm hay chững trong thời điểm hiện tại.

Công thức tính Aroon

Chỉ báo Aroon tính theo % và dao động từ 0 – 100 theo cấp độ: 0, 30, 70 và 100.

Tùy chọn mặc định trong biểu đồ là 25:

  • Aroon-Up = ((25 – Days Since 25-day High)/25) x 100
  • Aroon-Down = ((25 – Days Since 25-day Low)/25) x 100

Đường Aroon thường có xu hướng giảm khi có sự thay đổi giữa mức đỉnh và đáy. Mức 50 là điểm đảo chiều, trong đó điểm 12,5 theo khung ngày là điểm giữa. Trong đồ thị hàng ngày, Aroon sẽ nằm trên hoặc dưới 50.

  • Nếu Aroon nằm trên 50 thì báo hiệu một mức đỉnh hoặc đáy mới sẽ được thiết lập trong vòng khoảng 0 đến 12 ngày
  • Nếu chỉ số này dưới 50 nghĩa là mức đỉnh và đáy sẽ được hình thành trong vòng 13 đến 25 ngày

Khoảng giá trị của Aroon–Up 25 ngày và Aroon–Down 25 ngày.

Ý nghĩa của Aroon

Đường Aroon dao động xung quanh trục 50 và trong khoảng từ 0 đến 100. Ba mốc này rất quan trọng được diễn giải như sau:

Aroon-Up

  • Nếu Aroon-Up đạt ngưỡng 100, điều này có nghĩa là xu hướng này tăng mạnh
  • Khi Aroon-Up dừng ở giữa mức 70 và 100, xu hướng tăng giá có khả năng đang diễn ra và tín hiệu trở nên mạnh hơn nếu ngay lúc đó Aroon-Down dao động giữa mức 0 và 30
  • Nếu Aroon-Up chỉ nằm giữa mức 0 và 30 thì khả năng trong tương lai sự đảo chiều có thể xảy ra

Aroon-Down

  • Khi Aroon-Down chạm mức 100, điều này có nghĩa xu hướng giảm mạnh
  • Nếu Aroon-Down dừng giữa mức 70 và 100, xu hướng giảm có khả năng đang diễn ra và tín hiệu sẽ tốt hơn nếu ngay lúc đó Aroon-Up ở mức 0 đến 30
  • Khi Aroon-Down dao động giữa mức 0 và 30 thì sẽ có sự đảo chiều diễn ra trong tương lai

Chỉ báo Aroon Oscillator

Chỉ báo Aroon oscillator là sự kết hợp giữa Aroon-Up và Aroon-Down, cụ thể:

  • Nếu giá trị Aroon Oscillator lớn hơn 50 thì thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh
  • Nếu giá trị Aroon Oscillator nhỏ hơn âm 50 thì có nghĩa là thị trường đang giảm mạnh
  • Còn Aroon Oscillator có giá trị bằng hoặc tương đương 0 thì thị trường đang đi ngang

Sự khác biệt giữa chỉ báo Aroon và chỉ số chuyển động định hướng (DMI)

Chỉ báo Aroon tương tự như chỉ báo DMI dùng để xác định xu hướng của một tài sản bất kỳ. Sự khác biệt chính là các công thức chỉ báo Aroon chủ yếu tập trung vào thời gian ở mức cao và thấp còn DMI đo lường chênh lệch giá giữa mức cao/thấp hiện tại.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Aroon

Đối với thiết lập mua

  • Đường Aroon nằm trên ngưỡng 50
  • Đường lên phải vượt lên trên đường xuống của chỉ báo Aroon. Giá của tài sản mã hóa bất kỳ phải nằm trên đường EMA 200
  • Khi các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn có thể mở lệnh mua tại giá thị trường
  • Điểm cắt lỗ được đặt bên dưới đáy gần nhất
  • Thoát lệnh khi đường xuống vượt lên trên đường lên của chỉ báo Aroon
Chi bao Aroon la gi? Cong thuc tinh va cach su dung hieu qua - anh 2
Đối với thiết lập mua

Đối với thiết lập bán

Các bạn xem hình bên dưới:

Chi bao Aroon la gi? Cong thuc tinh va cach su dung hieu qua - anh 3
Đối với thiết lập bán
  • Đường xuống phải vượt qua ngưỡng 50
  • Đường xuống phải vượt lên trên đường lên của chỉ báo Aroon
  • Giá phải nằm dưới đường EMA 200
  • Khi các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn có thể mở lệnh bán tại giá thị trường
  • Điểm cắt lỗ được đặt trên đỉnh gần nhất
  • Thoát lệnh khi đường lên vượt lên trên đường xuống của chỉ báo Aroon

Có thể thấy chỉ báo Aroon là chỉ báo xác định xu hướng và sức mạnh của xu hướng đó và nó rất hiệu quả cũng như dễ áp dụng vào việc giao dịch.

Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo Aroon

  • Tín hiệu từ chỉ báo Aroon có khả năng sai lệch và muộn. Cụ thể trong trường hợp sau khi tài sản đã tăng giá thì chỉ báo Aroon mới bắt đầu hình thành
  • Chỉ báo không phải lúc nào cũng đúng và liên tục có sự thay đổi lớn về mặt giá cả. Nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác để có hiệu quả chính xác nhất

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo Aroon cũng như cách thức giao dịch với chỉ báo này. Các nhà đầu tư có thể sử dụng Aroon như một công cụ để xác định xu hướng nhưng cũng nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác để giao dịch hiệu quả hơn trong thị trường tiền mã hóa.

Có thể bạn quan tâm: Mô hình nến Dark Cloud Cover là gì và nó được ứng dụng như thế nào?