Kháng cự hỗ trợ là gì và cách áp dụng nó vào giao dịch

Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết nhất kháng cự hỗ trợ là gì và cách áp dụng hai công cụ này vào giao dịch đơn giản nhất nhé!

9862Total views
Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 1
Kháng cự hỗ trợ là gì? Nguồn: Cointelegraph.

Vùng kháng cự và hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch. Đây là hai khái niệm cơ bản, tương đối dễ hiểu nhưng vận dụng chúng như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết nhất kháng cự hỗ trợ là gì và cách áp dụng hai công cụ này vào giao dịch đơn giản nhất nhé!

Kháng cự hỗ trợ là gì?

Khái niệm kháng cự hỗ trợ

Kháng cự và hỗ trợ chính là vùng giá mà tại đây nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá sẽ đảo chiều. Cụ thể như sau:

Ngưỡng kháng cự: Kỳ vọng giá đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua.

Ngưỡng hỗ trợ: Kỳ vọng giá đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng. Tại đây, áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 2
Kháng cự và hỗ trợ chính là nơi được kỳ vọng rằng giá sẽ đảo chiều.

Điều gì đã hình thành nên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự?

Theo cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” của tác giả John Murphy có giải thích cặn kẽ về sự hình thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Tác giả cho biết “Tâm lý thị trường” và “Thói quen tiếc nuối quá khứ” sẽ là hai yếu tố chính cấu thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Để giải thích về điều này, sẽ có ba đối tượng tham gia vào thị trường tài chính đó là: người mua, người bán và những người đứng ngoài.

  • Người mua và những người đứng ngoài tham gia: Mong muốn mức giá giảm.
  • Người bán: Mong muốn mức giá tăng.

Nếu tất cả đều đồng loạt tham gia thị trường khi giá rơi xuống gần mức hỗ trợ thì sẽ làm cho giá tăng lên.

Ý nghĩa của kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch

Vùng giá hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch. Qua đây, nhà đầu tư sẽ xác định được 3 yếu tố quan trọng đó là hướng đi của thị trường, thời điểm vào lệnh và thời điểm đóng lệnh bất kể lãi hay lỗ.

Một ngưỡng hỗ trợ khi bị phá vỡ có thể chuyển thành kháng cự và ngược lại, ngưỡng kháng cự khi bị phá sẽ chuyển đổi thành ngưỡng hỗ trợ.

Các loại kháng cự hỗ trợ cơ bản

Đáy cũ đỉnh cũ

Khi giá tạo 1 đỉnh và giảm điểm thì đỉnh cũ vừa tạo được xem là kháng cự và có thể đẩy giá xuống khi giá tiếp cận vùng này lại. Ngược lại, hỗ trợ là vùng đáy mà giá vừa tạo xong và đi lên, và khi nó tiếp cận trở lại vùng đáy này thì có thể bật lên trở lại.

Trendline – đường xu hướng

Cũng là một loại kháng cự hỗ trợ, trendline hình thành bằng việc nối hai đỉnh hoặc hai đáy gần nhất của của một xu hướng lại với nhau.

Vùng số tròn – round number

Khi trading các cặp tiền thì các vùng có số đuôi tròn 100 thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự với giá.

Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi cho nhau

Một ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ có thể thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại ngưỡng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ  trở thành ngưỡng  kháng cự.

Vùng giá nhảy Gap

Nếu có nghiên cứu về Gap (khoảng trống hay khoảng nhảy giá), bạn sẽ biết nó có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự.

Cách xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Có rất nhiều cách giúp trader xác định vùng kháng cự và hỗ trợ. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất.

Dựa vào các đỉnh và đáy trong quá khứ

Giá thường có xu hướng giảm ở khu vực đáy và tăng ở khu vực đỉnh trong quá khứ. Vì thế đáy quá khứ thường được sử dụng làm ngưỡng hỗ trợ và đỉnh quá khứ dùng làm ngưỡng kháng cự. 

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 3
Xác định kháng cự hỗ trợ dựa vào các đỉnh và đáy trong quá khứ.

Dựa vào các mức giá tâm lý

Một trong những tâm lý của nhà đầu tư là thường chú ý vào lệnh ở những điểm có mức giá tròn vì nó dễ nhớ nhất, do vậy vùng cung cầu sẽ tập trung nhiều tại đây từ đó dừng đà tăng hoặc giảm và hình thành vùng kháng cự hỗ trợ.

Dựa vào đường Trendline

Trendline là một đường xu hướng thể hiện hướng đi của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường trendline có thể sử dụng để trở thành đường hỗ trợ trong xu hướng tăng và là đường kháng cự trong xu hướng giảm.

  • Nếu đường nối hai đỉnh hướng xuống ta có một xu hướng giảm.
  • Nếu đường nối hai đáy hướng lên ta có một xu hướng tăng.
Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 4
Xác định kháng cự hỗ trợ dựa vào đường Trendline.

Dựa vào khối lượng giao dịch

Kháng cự hỗ trợ hiểu đơn giản là để thể hiện sự quan tâm của thị trường đến một mức giá. Và khi quan tâm đến mức giá đó họ thường chọn nó để giao dịch. Kết hợp những điểm có Volume tăng đột biến với biểu đồ sẽ giúp xác định chính xác ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 5
Xác định hỗ trợ kháng cự dựa vào khối lượng giao dịch.

Dựa vào đường SMA hoặc EMA

Các đường trung bình động cũng có thể dùng làm vùng kháng cự và hỗ trợ bởi trader thường quan sát hai đường này và hành động trên nó. Giá có xu hướng dừng đà tăng hoặc giảm tại đây.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 6
Xác định kháng cự hỗ trợ dựa vào đường trung bình động.

Hướng dẫn giao dịch với kháng cự và hỗ trợ

Đặt lệnh ngay tại kháng cự hỗ trợ

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để giao dịch với hỗ trợ kháng cự đó là đặt lệnh Buy/Buy Limit ngay tại hỗ trợ và lệnh Sell/Sell Limit ngay tại kháng cự.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 7
Đặt lệnh ngay tại kháng cự hỗ trợ.

Chờ tín hiệu đảo chiều tại kháng cự hỗ trợ

Phương pháp này dựa trên cơ chế khi giá chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ có xu hướng đảo chiều bật ngược trở lại. Lúc này, bạn có thể chắc chắn rằng giá sẽ không Breakout để tiếp diễn xu hướng hoặc tạo một xu hướng mới.

Tín hiệu đảo chiều tại vùng kháng cự luôn có độ tin cậy cao nhất. Từ đây nhà đầu tư có thể nắm bắt tốt cơ hội giao dịch.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 8
Chờ tín hiệu đảo chiều tại kháng cự hỗ trợ.

Đặt lệnh ngay khi vùng kháng cự và hỗ trợ bị phá vỡ

Đây là một phương pháp được trader yêu thích vì độ chính xác cao, nhưng bù lại nó yêu cầu bạn phải có kiến thức nền cơ bản và vận dụng tốt cùng với các chỉ báo khác.

Khi ngưỡng hỗ trợ đã bị phá vỡ cần đặt lệnh Sell/Sell Limit. Và khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, hãy đặt lệnh Buy/Buy Limit.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 9
Đặt lệnh ngay khi vùng kháng cự và hỗ trợ bị phá vỡ.

Chờ đợi đến khi giá quay lại vùng kháng cự hỗ trợ

Lợi dụng đặc điểm chuyển đổi giữa vùng kháng cự và hỗ trợ khi bị phá vỡ, trader hãy tìm cơ hội giao dịch khi giá quay lại vùng đó. Việc cần làm là đặt lệnh Buy/Buy Limit tại kháng cự hay hỗ trợ đã bị phá vỡ rồi đợi giá “hồi lại”.

Khang cu ho tro la gi va cach ap dung no vao giao dich - anh 10
Chờ đợi đến khi giá quay lại vùng kháng cự hỗ trợ.

Những lưu ý khi giao dịch với kháng cự hỗ trợ

Trader khi áp dụng các phương pháp giao dịch với kháng cự và hỗ trợ đừng quên một số lưu ý sau đây:

  • Hỗ trợ kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó. Nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ giá tăng càng mạnh. Và ngược lại với hỗ trợ.
  • Không có ngưỡng hỗ trợ kháng cự nào là hoàn hảo cả. Việc mong chờ một thời điểm hoàn hảo sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội khác.
  • Các mức hỗ trợ hay kháng cự càng gần với hiện tại thì càng đáng tin cậy. Và vùng hỗ trợ kháng cự khi được xác định bằng khung thời gian dài sẽ có độ tin cậy cao hơn so với các ngưỡng xác định trên khung thời gian ngắn.
  • Đừng đánh dấu quá nhiều ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ của bạn nhất là khi nó không cung cấp giá trị gì về mặt giao dịch. Hãy chỉ tập trung vào những vùng giá gần đây nhất ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn trong tương lai gần hay thậm chí là hiện tại. Trả lời những câu hỏi sau khi lựa chọn vùng kháng cự hay hỗ trợ: Tại sao bạn chọn những vùng giá này? Khi giá chạm những ngưỡng này bạn sẽ làm gì? Có phải bạn đang kỳ vọng giá chạm vào ngưỡng này và đảo chiều còn bạn sẽ giao dịch tại đó hay không? Có phải bạn xác định kháng cự hỗ trợ này từ khung thời gian lớn hơn đúng không?

Tổng kết

Hỗ trợ và kháng cự có lẽ là 1 trong những kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ trader nào cũng cần phải biết khi tham gia giao dịch. Mặc dù là những khái niệm dễ hiểu, nhưng thực ra khá khó để thành thạo chúng. Việc xác định chúng có thể hoàn toàn mang tính chủ quan. Đồng thời, chúng hoạt động theo các kiểu khác nhau trong điều kiện thị trường khác nhau và bạn phải hiểu tường tận từng trường hợp đó. Nhưng trên hết, bạn sẽ cần nghiên cứu rất nhiều biểu đồ và bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn bắt đầu từ đâu.

Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu không ít thì nhiều kháng cự hỗ trợ là gì và cách áp dụng nó hiệu quả nhất. Những lưu ý nhỏ Coinvn đề cập ở trên cực kỳ quan trọng nên đừng quên trong bất kỳ tình huống nào nhé. Chúc các bạn thành công!