Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì? Cách sử dụng hiệu quả

OBV là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật dùng để xác định xu hướng của các loại tiền mã hóa. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ báo OBV để tìm điểm vào lệnh giao dịch lý tưởng.

12136Total views
Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 1
Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì? Cách sử dụng hiệu quả

Tổng quan về chỉ báo OBV

Chỉ báo OBV là gì?

OBV (On Balance Volume) hay còn được gọi là Khối lượng cân bằng được phát triển bởi Joseph Granville. Đây là một chỉ báo dùng để xác định nhu cầu mua/bán của một loại tiền mã hóa và giúp các trader tìm điểm đặt lệnh giao dịch (Entry) hợp lý. Chỉ báo OBV sẽ được tính dựa trên mức giá và khối lượng giao dịch của một đồng tiền mã hóa.

Công thức tính chỉ báo OBV

Có 3 công thức tính OBV trong các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm nay lớn giá đóng cửa của ngày trước đó thì chỉ báo OBV được tính theo công thức như sau:

OBV hôm nay = OBV hôm trước + Volume giao dịch hiện tại.

Trường hợp 2: Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm nay nhỏ hơn giá đóng cửa của ngày trước đó thì chỉ báo OBV được tính như sau:

OBV hôm nay = OBV hôm trước – Volume giao dịch hiện tại.

Trường hợp 3: Nếu giá đóng cửa của phiên hôm nay bằng giá đóng cửa của ngày trước đó thì: 

OBV hôm nay = OBV hôm trước.

Ý nghĩa của chỉ báo OBV

Báo hiệu giá đảo chiều giảm sang tăng

Ở cuối xu hướng giảm, nếu chỉ báo OBV của một loại tiền mã hóa đang có dấu hiệu tăng thì có nghĩa là nhu cầu mua lớn hơn nhu cầu bán. Điều này cho thấy giá của đồng tiền đó có thể sẽ tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Thêm vào đó, nếu chỉ báo này tăng nhưng giá của đồng tiền mã hóa vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ thì khả năng nhu cầu bán đã dần yếu đi và giá của đồng tiền này có thể sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Báo hiệu giá đảo chiều tăng sang giảm

Ở cuối xu hướng tăng, chỉ báo OBV có dấu hiệu giảm thì nhu cầu mua sẽ thấp, giá của đồng tiền mã hóa có thể sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Nếu chỉ số OBV giảm nhưng giá không thay đổi hoặc tăng nhẹ thì khả năng cao nhu cầu mua đã dần yếu đi và giá của đồng tiền này có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cách sử dụng hiệu quả chỉ báo OBV hiệu quả

Xác định giá của một đồng tiền mã hóa tiếp diễn xu hướng hiện tại

Cách sử dụng này dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch, OBV và giá của một đồng tiền mã hóa. Theo đó, khi giá và OBV của đồng tiền này tăng cùng với lực mua lớn thì giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Ngược lại, khi giá và OBV có xu hướng giảm cùng với nhu cầu bán tăng thì giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm trước đó.

Ví dụ: Ở giai đoạn đầu là giá và OBV của một đồng tiền mã hóa đang trong xu hướng tăng. Giai đoạn 2 là giá bắt đầu đi ngang (Sideway) và OBV có xu hướng di chuyển ngang trong một phạm vi nhất định. Vào cuối giai đoạn 2, nếu nhu cầu mua tăng mạnh thì OBV và giá của đồng tiền mã hóa này sẽ tăng bứt phá tiếp diễn xu hướng của giai đoạn 1.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư đặt lệnh Long ngay sau khi chỉ báo OBV vượt qua ngưỡng kháng cự của xu hướng Sideway trước đó. Điểm dừng lỗ đặt tại vùng giá thấp nhất trong giai đoạn Sideway và điểm chốt lời ở mức kháng cự gần nhất.

Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 2
Xác định giá của một đồng tiền mã hóa tiếp diễn xu hướng hiện tại

Tín hiệu phân kỳ/hội tụ

Tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá tăng nhưng chỉ số OBV lại giảm: Điều này có nghĩa là nhu cầu bán của nhà đầu tư tăng và có khả năng giá của đồng tiền mã hóa sẽ giảm trong thời gian sắp tới.

Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi giá giảm, nhưng chỉ số OBV lại tăng: Tức là nhu cầu mua của nhà đầu tư tăng cao nhưng giá của đồng tiền mã hóa lại giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ, xu hướng giảm của đồng tiền này đang yếu dần và khả năng cao giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Ví dụ:

Tín hiệu hội tụ: Ở giai đoạn đầu, giá và chỉ báo OBV của một đồng tiền mã hóa đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, về cuối xu hướng, trong khi giá vẫn giảm thì chỉ báo OBV lại có chiều hướng tăng, điều này chứng tỏ nhu cầu bán đang dần yếu đi và khả năng cao giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư đặt lệnh Long ngay sau khi có tín hiệu xác nhận của 2 hoặc 3 cây nến tăng. Điểm dừng lỗ đặt tại vùng giá thấp nhất trong xu hướng giảm và điểm chốt lời ở mức kháng cự gần nhất.

Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 3
Tín hiệu hội tụ

Tín hiệu phân kỳ: Ở giai đoạn đầu của một đồng tiền mã hóa, giá đang trong xu hướng tăng và chỉ báo OBV có chiều hướng giảm. Điều này chứng tỏ nhu cầu mua đang dần yếu đi và khả năng cao giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư đặt lệnh Short ngay sau khi chỉ báo OBV giảm khỏi vùng hỗ trợ. Điểm dừng lỗ đặt tại vùng giá cao nhất trong xu hướng tăng và điểm chốt lời ở mức hỗ trợ gần nhất.

Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 4
Tín hiệu phân kỳ

Tín hiệu phá vỡ các ngưỡng quan trọng

Trong trường hợp này, các trader sử dụng chỉ báo OBV như một công cụ xác nhận tín hiệu đảo chiều của giá. Cụ thể:

  • Khi giá có tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng, nếu OBV phá vỡ ngưỡng kháng cự và tăng lên thì tín hiệu đảo chiều của giá sẽ đáng tin cậy hơn
  • Khi giá có tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm, nếu OBV phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và giảm xuống thì tín hiệu đảo chiều của giá càng đáng tin cậy hơn và có xác suất thành công cao hơn

Ví dụ:

Khi giá phá vỡ Trendline tăng của một đồng tiền mã hóa cho thấy có dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Short nếu chỉ báo OBV giảm và Breakout ngưỡng hỗ trợ. Điểm dừng lỗ đặt tại vùng giá Breakout đường Trendline tăng và điểm chốt lời ở mức hỗ trợ gần nhất.

Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 5
Ví dụ về tín hiệu phá vỡ đường Trendline tăng

Ngược lại, giá đang trong xu hướng giảm và sau đó tăng vượt đường Trendline giảm ở cuối giai đoạn này. Đồng thời chỉ báo OBV tăng vượt ngưỡng kháng cự thì khả năng cao giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. 

Nhà đầu tư đặt lệnh Long ngay sau khi giá Breakout đường Trendline giảm và chỉ báo OBV tăng vượt ngưỡng kháng cự. Điểm dừng lỗ đặt dưới đường Trendline giảm và điểm chốt lời sẽ đặt ở kháng cự gần nhất.

Chi bao On Balance Volume (OBV) la gi? Cach su dung hieu qua - anh 6
Ví dụ về tín hiệu phá vỡ đường Trendline giảm

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo OBV cũng như ý nghĩa và cách thức giao dịch hiệu quả. Từ đó, nhà đầu tư có thể kết hợp chỉ báo OBV và những mô hình nến Nhật để giao dịch nhằm tránh rủi ro thua lỗ. 

Có thể bạn quan tâm: Fractal là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo này.

Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì? Cách sử dụng hiệu quả