Nội dung
Nến Spinning Top là gì? Cách giao dịch với mô hình Spinning Top
Khác với các mô hình nến thông thường, Spinning Top là mô hình nến mang nhiều nét riêng biệt, nó thể hiện tâm lý do dự của các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa.
Spinning Top (hay còn gọi là nến Con Xoay) là một mô hình nến Nhật có phần thân ngắn và bóng nến dài. Mô hình nến này cho biết rằng tâm lý của các nhà đầu tư đang do dự trước sự tăng hoặc giảm của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Điều này cho thấy cung và cầu trên thị trường tiền mã hóa đang cân bằng nhau.
Một số đặc điểm để nhận dạng nến Spinning Top là:
Đối với mô hình nến Spinning Top thì màu sắc không thực sự quan trọng. Cụ thể, khi Spinning Top đỏ xuất hiện thì chưa chắc rằng đó là tín hiệu giảm. Ngược lại, nếu là nến xanh thì chưa chắc đây là tín hiệu tăng. Để dễ hình dung chúng ta cần xét ví dụ như sau:
Trong một xu hướng tăng, khi nến Spinning Top màu xanh xuất hiện ở ngưỡng kháng cự thì đây có thể là tín hiệu đảo chiều tăng thành giảm. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, nếu nến xanh xuất hiện ở điểm hỗ trợ thì đây có thể là tín hiệu đảo chiều giảm thành tăng.
Điều này tương tự đối với nến đỏ, vì thế việc xác định xu hướng dựa vào màu sắc của cây nến Spinning Top có thể dẫn đến tín hiệu sai lệch khiến nhà đầu tư thua lỗ.
Về cơ bản thì cấu trúc của nến Spinning Top gần giống nến Doji với phần thân nến ngắn và phần đuôi nến khá dài nên 2 mô hình này rất dễ gây nhầm lẫn.
Mô hình nến Doji | Mô hình nến Spinning Top |
---|---|
Phần thân nến có hình dạng giống dấu (+) và nhỏ | Phần thân nhỏ nhưng bóng nến dài hơn Doji rất nhiều |
Giá đóng cửa và giá mở cửa của nến gần như bằng nhau | Giá đóng cửa và giá mở cửa vẫn có sự chênh lệch nhỏ |
Nến Doji có rất nhiều dạng mô hình biến thể | Spinning top chỉ có 1 dạng mô hình tiêu chuẩn |
Tín hiệu đảo chiều của Doji đáng tin cậy hơn | Tín hiệu đảo chiều của Spinning Top kém tin cậy |
Mô hình nến Spinning Top cho thấy sự thiếu quyết đoán của các nhà đầu tư, được thể hiện qua bóng nến trên và dưới khá dài.
Nếu Spinning Top xuất hiện khi giá của một đồng coin nào đó đang có xu hướng đi ngang thì nhà đầu tư không nên dựa vào mô hình nến này để ra quyết định mua/bán đồng coin đó.
Tuy nhiên, nếu mô hình này xuất hiện ở cuối 1 xu hướng tăng thì giá của đồng tiền mã hóa có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm và ngược lại.
Để gia tăng độ chính xác của Spinning top, các trader nên chờ đợi thêm tín hiệu xác nhận của cây nến theo sau mô hình này. Trong một xu hướng tăng của đồng tiền nào đó, nếu Spinning Top xuất hiện và nến theo sau là cây nến giảm thì có thể giá sẽ đảo chiều tăng sang giảm. Ngược lại, nếu trong xu hướng giảm, sau mô hình Spinning top là cây nến tăng thì giá sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng.
Đầu tiên, các nhà đầu tư cần xác định rõ vị trí xuất hiện của mô hình và xu hướng hiện tại của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Cụ thể:
Trường hợp 1: Nếu mô hình nến Spinning Top xuất hiện ở gần đáy của xu hướng giảm thì khả năng cao giá của đồng tiền mã hóa này sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Long.
Trường hợp 2: Nếu Spinning Top xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng thì giá của đồng tiền này có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Short.
Các nhà đầu tư nên kết hợp mô hình Spinning top với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng tính chính xác khi đặt lệnh giao dịch. Một số chỉ báo mà nhà đầu tư có thể kết hợp như đường MACD, chỉ số RSI, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự….
Sau đây là ví dụ cụ thể giao dịch bằng mô hình Spinning top kết hợp với chỉ báo MACD và đường trung bình động MA 99 ngày.
Nến Spinning Top báo hiệu giá của một đồng tiền bất kỳ sẽ tiếp diễn xu hướng hiện tại
Trường hợp 1: Trong một xu hướng tăng, nếu nến Spinning Top nằm trên đường trung bình động MA 99 ngày và chỉ báo MACD phân kỳ tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đồng thời ngay sau mô hình Spinning Top đã xuất hiện từ 1 đến 3 cây nến xác nhận tăng đều nằm trên đường MA 99 thì giá của đồng tiền này sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
Trường hợp 2: Trong một xu hướng giảm, nếu nến Spinning Top nằm dưới đường trung bình động MA 99 ngày và chỉ báo MACD phân kỳ tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đồng thời, theo sau Spinning Top là các nến xác nhận giảm nằm dưới đường MA 99 ngày thì giá của đồng tiền mã hóa này sẽ tiếp tục xu hướng giảm.
Nến Spinning Top báo hiệu giá của một đồng tiền bất kỳ có xu hướng đảo chiều
Trường hợp 1: Trong xu hướng giảm, nếu Spinning Top nằm trên hoặc dưới MA 99 và MACD có phân kỳ tạo đáy sau cao hơn đáy trước kết hợp với 1-3 nến xác nhận tăng thì giá của đồng tiền mã hóa đó có thể sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.
Trường hợp 2: Ngược lại, trong một xu hướng tăng, nếu Spinning Top nằm trên hoặc dưới MA 99 và MACD có phân kỳ tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước kết hợp với 1 đến 3 nến xác nhận giảm thì giá của đồng tiền mã hóa đó có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
Nhà đầu tư không sử dụng mô hình nến Spinning Top riêng lẻ để giao dịch. Tín hiệu của mô hình nến Spinning Top chỉ có độ tin cậy cao khi kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác. Đồng thời nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ các biến động của thị trường tiền mã hóa và chờ tín hiệu xác nhận khác trước khi đưa ra quyết định mua hoặc bán.
Như vậy, Coinvn vừa cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin cần thiết về mô hình nến Spinning Top cũng như cách thức giao dịch và ý nghĩa của nó. Nhà đầu tư có thể tham khảo và sử dụng những chỉ báo khác cùng với mô hình nến này để đặt lệnh mua/bán nhằm tránh những tổn thất không đáng có. Hãy theo dõi chuyên mục phân tích kỹ thuật để hiểu thêm về những mô hình cũng như chỉ báo khác.