Nội dung
Sóng Elliott là gì và hướng dẫn giao dịch với sóng Elliott
Sóng Elliott là một công cụ phổ biến. Bạn thắc mắc sóng Elliott là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy thì đọc bài viết này nhé!
Lý thuyết sóng Elliott là một công cụ phân tích kỹ thuật được khá nhiều nhà đầu tư sử dụng. Bạn thắc mắc sóng Elliott là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy thì đọc ngay bài viết này nhé!
Sóng Elliott là một lý thuyết được dùng để phân tích các chu kỳ thị trường tài chính và dự báo các xu hướng bằng cách xác định các thái cực trong tâm lý nhà đầu tư, các mức cao thấp trong giá và một vài yếu tố khác.
Về cơ bản, lý thuyết này cho rằng các chuyển động của thị trường luôn tuân theo chu kỳ tâm lý đám đông. Các công thức được tạo ra theo cảm tính thị trường hiện tại, luân phiên giữa tăng giá và giảm giá.
Đọc thêm: Fibonacci là gì? Ứng dụng Fibonacci vào thị trường Trading.
Năm 1930, những phác thảo đầu tiên về lý thuyết sóng Elliott được Ralph Nelson Elliott hình thành.
Năm 1935, lý thuyết này trở nên nổi tiếng khi Elliott đưa ra dự đoán kỳ lạ nhưng chính xác về đáy của thị trường.
Năm 1938, ông xuất bản lý thuyết về hành vi thị trường trong cuốn sách The Wave Principle.
Năm 1939, Elliott tổng kết lại những lý thuyết đó trong một bài viết trên tạp chí Financial World.
Năm 1946, ông hoàn thiện nó trong tác phẩm cuối cùng Nature’s Laws: The secret of the Universe.
Mô hình sóng động lực luôn bao gồm 5 sóng nhỏ trong đó có 3 sóng đẩy theo xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính. Tất cả các sóng phải tuân theo quy tắc dưới đây:
Sóng 2 không được vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1.
Sóng 3 không được ngắn nhất trong 3 sóng 1, 3, 5.
Sóng 4 không đi vào vùng giá của sóng 1.
Mô hình sóng điều chỉnh thường bao gồm 3 sóng nhỏ (một số trường hợp có thể nhiều hơn 3 nhưng không được vượt quá 5). Trong đó có 2 sóng điều chỉnh ngược xu hướng chính và 1 sóng đẩy theo xu hướng chính.
Các cấp độ sóng Elliott được phân theo độ dài chu kỳ, cụ thể như sau:
Grand Supercycle: cấp độ sóng có chu kỳ siêu lớn, kéo dài cả thập kỷ đôi khi cả thế kỷ.
Supercycle: cấp độ sóng siêu chu kỳ kéo dài vài năm cho đến vài thập kỷ.
Cycle: cấp độ sóng có chu kỳ từ một đến vài năm.
Primary: chu kỳ sóng kéo dài vài tháng cho đến 2 năm.
Intermediate: cấp độ sóng xu hướng trung hạn kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Minor: cấp độ sóng con có chu kỳ kéo dài vài tuần.
Minute: cấp độ sóng nhỏ với chu kỳ kéo dài vài ngày.
Minutete: sóng rất nhỏ chỉ kéo dài trong vài giờ.
Subminutte: cấp độ sóng siêu nhỏ chỉ kéo dài trong vài phút.
Sóng trong sóng là một hiện tượng tương đối phổ biến. Theo đó, mắt xích đầu tiên là mô hình sóng chủ Impulse Wave kết thúc tại đỉnh sóng 1. Mô hình này cho thấy sóng có dao động giá lớn hơn theo hướng đi lên. Đồng thời, nó cũng báo hiệu sự khởi đầu của mắt xích điều chỉnh sóng 2. Sóng 3, 4 và 5 hoàn thành mắt xích sóng chủ lớn hơn sóng 1. Sóng chủ của sóng 1 có cấu trúc cho thấy dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn sóng 1 theo chiều hướng lên. Mắt xích sóng chủ của cấp độ sóng lớn hơn sóng 1, được tạo thành nhờ sự điều chỉnh ở sóng 2, sóng 3, sóng 4 và sóng 5.
Một xu hướng lớn xảy ra khi nó trải qua đủ 5 sóng. Lúc này, ta có thể nhìn vào chu kỳ sóng để xác định xu hướng thị trường.
Trong xu hướng lớn, sóng 2 và sóng 4 là những giai đoạn điều chỉnh. Ở sóng 3 và sóng 5, giá sẽ tiếp tục tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Theo lý thuyết sóng Elliott, đảo chiều sẽ xuất hiện khi kết thúc một xu hướng lớn. Hay nói cách khác, khi thị trường kết thúc con sóng thứ 5 sẽ xảy ra hiện tượng đảo chiều.
Bạn sử dụng sóng hồi b trong bộ 3 sóng điều chỉnh a-b-c ở phương pháp này.
Xác định đúng sóng hồi a và chắc rằng đây là sóng điều chỉnh. Nếu a là sóng mạnh thì không phải mô hình phẳng và đương nhiên không áp dụng được phương pháp này.
Sóng hồi b sẽ đạt mức 61,8% của sóng a. Từ đây bạn có thể xác định được điểm vào lệnh.
Đặc tính của sóng số 3 là di chuyển mạnh và xa, đặc biệt kích thước thường lớn hơn 161,8% so với sóng số 1. Do vậy, nếu bắt được sóng số 3 sẽ có khả năng lời rất cao.
Để vào lệnh với sóng số 3 bạn nên chờ sóng số 2 hồi phục tại mức 50%, và sóng số 1 hồi phục tại mức 61,8%.
Cuối cùng, vào lệnh Take Profit ở mức 161,8% tính từ điểm kết thúc sóng 2, đặt Stoploss ở điểm khởi đầu sóng 1.
Ta có thể xác định chiều dài sóng số 5 từ sóng số 1, điều này giúp tìm được điểm vào lệnh chính xác.
Sau khi kết thúc sóng số 4, bạn tính toán chiều dài của sóng thứ 5 bằng 61,8% chiều dài của sóng 1.
Khi giá có tín hiệu đảo chiều ở cuối sóng 5, Take Profit tại mức 38,2% của toàn bộ chu kỳ sóng.
Sau khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott thì người ta phát hiện ra một sự trùng hợp kỳ lạ. Đó là các nguyên lý sóng Elliott cũng tuân theo quy luật của dãy số Fibonacci.
Ralph Nelson Elliott khẳng định khi phát minh ra Lý thuyết sóng Elliott, ông không hề biết về dãy số Fibonacci cho đến khi nó gây chú ý cho Elliott nhờ Charles Collins.
Các sóng tăng trong sóng đẩy là sóng 1, sóng 3, sóng 5….. chính là các con số nằm trong dãy số Fibonacci. Mỗi một con sóng điều chỉnh có thể phân chia ra thành 13 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractals. Tương tự, mỗi một con sóng đẩy có thể phân chia ra thành 21 con sóng nhỏ hơn theo mô hình Fractal. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng điều chỉnh lớn là 55= (21 + 21 + 13) sóng. Tổng số sóng nhỏ trong một con sóng đẩy lớn là 89 = (21 + 21 + 21 + 13 + 13). Mà những con số 1, 3, 5, 7…..13, 21, 55, 89 đều là những con số nằm trong dãy số Fibonacci.
Thật khó kết luận ai đúng ai sai trong câu chuyện này. Chỉ dám khẳng định rằng giữa sóng Elliott và Fibonacci thực sự có mối tương quan mật thiết.
Để giao dịch với sóng Elliott hiệu quả, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau:
Lý thuyết sóng Elliott cần được xem như một phần của hệ thống thay vì một hệ thống giao dịch độc lập. Phải kết hợp sóng Elliott với nhiều chỉ báo khác để có được tín hiệu chính xác nhất. Một số chỉ báo có thể sử dụng cùng với sóng Elliott bạn có thể tham khảo như RSI, Fibonacci hay Price Action.
Để đếm sóng chính xác, bạn cần sự hỗ trợ đa khung thời gian.
Luôn theo dõi tính chu kỳ của thị trường theo thời gian, một biến động nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu nhận được.
Phải nhớ rằng thị trường hoàn toàn có thể bị thao túng nên sóng Elliott có thể sẽ không đúng trong một số trường hợp.
Khi sử dụng sóng Elliott, bạn cần linh hoạt.
Lý thuyết sóng Elliott không phải là một kỹ thuật giao dịch nên sẽ không có quy tắc cụ thể nào trong việc xác định các điểm ra hoặc vào lệnh. Hơn nữa, việc dự đoán chính xác sóng Elliott sẽ có cấu trúc như thế nào là rất khó bởi nó có quá nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, các Trader trên thế giới vẫn rất ưa chuộng sử dụng lý thuyết sóng Elliott bằng cách kết hợp nó với các công cụ phân tích khác.
Đọc đến đây bạn đã hiểu được sóng Elliott là gì và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất chưa? Đây là một mô hình vô cùng phổ biến nên cho dù có ứng dụng vào thực tế hay không thì cũng rất nên hiểu đúng về nó. Theo dõi chuyên mục phân tích kỹ thuật của chúng tôi để cập nhật nhưng thông tin mới nhất và biết thêm được nhiều kiến thức đầu tư thú vị khác nữa nhé.