Hướng dẫn chi tiết cách thức giao dịch với chỉ báo DMI

DMI là một hệ thống định hướng, giúp trader xác định liệu thị trường đang biến động có xu hướng hay không.

18631Total views
Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 1
Giao dịch với chỉ báo DMI. Nguồn: Cointelegraph.

Chỉ báo DMI là gì? Ý nghĩa của chỉ báo DMI

Khái niệm chỉ báo DMI

DMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Directional Movement Index – chỉ số định hướng dịch chuyển giá. Đúng như tên gọi của nó, DMI là một hệ thống định hướng, giúp trader xác định liệu thị trường đang biến động có xu hướng hay không.

Trên thực tế, chỉ báo DMI được kết hợp từ 3 chỉ báo con khác, bao gồm:

Đường +DI (Directional Indicator +): Đại diện cho xu hướng tăng.

Đường –DI (Directional Indicator -): Đại diện cho xu hướng giảm.

Đường ADX (Average Directional Movement): Chỉ báo dùng để đo sức mạnh của xu hướng mà không cần quan tâm đến chiều xu hướng.

Kết hợp 3 chỉ báo con này lại với nhau, ta có thể xác định cả chiều và sức mạnh của xu hướng.

Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 2
Cấu tạo chỉ báo DMI.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo MACD.

Ý nghĩa của chỉ báo DMI

Chỉ báo DMI được phát minh bởi nhà giao dịch J.Welles Wilder giữa những năm 1970. Công thức tính toán DMI khá rắc rối tuy nhiên hầu như đã được tích hợp sẵn vào các phần mềm phân tích kỹ thuật hoặc biểu đồ trực tuyến nên cũng khá dễ dàng cho người dùng.

DMI được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xác định độ mạnh yếu của xu hướng, xác định tín hiệu giao dịch.

Công thức tính chỉ báo DMI

Công thức tính Directional Movement Index được xác định bằng cách so sánh khung giá đỉnh/đáy của ngày hôm nay với ngày hôm trước. Kiểm tra xem liệu khung giá ngày hôm nay nằm cao hơn hay thấp hơn khung giá ngày hôm trước và lấy bình quân kết quả này trong một khoảng thời gian.

Hệ thống DMI đều có sẵn trong các phần mềm phân tích kỹ thuật hoặc biểu đồ trực tuyến, do đó bạn không cần quan tâm quá nhiều đến chi tiết công thức tính DMI.

Chỉ báo DMI cung cấp những tín hiệu giao dịch gì?

Chiều của xu hướng

Từ các chỉ báo con trong DMI, ta có thể xác định được chiều đi xu hướng của thị trường. Cụ thể như sau:

  • +DI tăng đại diện cho xu hướng tăng mạnh, bên mua đang chiếm ưu thế.
  • -DI  tăng đại diện cho xu hướng giảm đang mạnh hơn, bên bán chiếm ưu thế.
Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 3
Chỉ báo DMI giúp xác định chiều của xu hướng.

Sức mạnh của xu hướng

Sức mạnh của xu hướng được xác định qua đường ADX.

ADX sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 100. ADX càng tiến về 100 chứng tỏ xu hướng càng mạnh, ADX càng tiến về 0 thì thị trường không có xu hướng hoặc là xu hướng không rõ ràng.

  • ADX dưới 20 tức là thị trường đang không có xu hướng.
  • ADX tăng từ dưới lên 20, thị trường đang bắt đầu một xu hướng mới.
  • ADX tăng từ 20 lên 40: xác nhận lại xu hướng vừa tăng và khẳng định xu hướng đang mạnh.
  • ADX trên 40: xu hướng rất mạnh.
  • ADX trên 50: xu hướng tiếp diễn.
  • ADX trên 70: xu hướng cực kỳ mạnh, rất hiếm khi xảy ra trường hợp như vậy.
Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 4
Sức mạnh của xu hướng được xác định qua đường ADX.

Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo DMI hiệu quả

Giao dịch với +DI và –DI

Kết hợp 3 đường +DI, -DI và ADX ta sẽ xác định được tín hiệu mua – bán từ thị trường:

Tín hiệu mua: khi đường +DI cắt và nằm trên đường –DI, ADX tăng vượt 20.

Tín hiệu bán: khi đường +DI cắt và nằm dưới đường –DI, ADX tăng vượt 20.

Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 5
Giao dịch với +DI và –DI.

Kết hợp DMI và RSI

Bước 1: Chờ ADX cao hơn mức 25 (có thể là vượt 20 cũng được nhưng 25 thì chắc chắn hơn).

Lúc này ta biết được là thị trường đã thoát khỏi vùng Sideway, sẵn sàng cho việc kết hợp với RSI.

Bước 2: Sử dụng ít nhất 50 cây nến để xác định xu hướng. 

Mục đích của bước này là để loại bỏ đi các tín hiệu nhiễu từ ADX và xác nhận lại một lần nữa đó là một xu hướng bền vững hay chỉ là một cú hồi của xu hướng cũ.

Bước 3: Kết hợp với RSI

ADX chỉ giúp xác nhận xu hướng, còn lựa chọn thời điểm vào lệnh lại cần có sự trợ giúp của RSI. Đặt lệnh SELL khi RSI dưới mức 30.

Bước 4: Đặt Stoploss và Take Profit.

Đặt Stoploss tại mức giá có ADX tạo đỉnh trong quá khứ và Take Profit khi ADX giảm xuống dưới 25.

Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 6
Phương pháp giáo dịch kết hợp DMI và RSI.

Kết hợp DMI và Bollinger Band

Đây là cách giao dịch với chỉ báo DMI dành cho trader trên khung thời gian D1.

Vào lệnh mua khi ADX dưới 25 và giá tiếp cận dải dưới của Bollinger Band. Ta chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.

Vào lệnh bán khi ADX dưới 25 và giá chạm tới dải trên của Bollinger Band. Ta cũng chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20.

Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 7
Phương pháp giáo dịch kết hợp DMI và Bollinger Band.

Kết hợp DMI và SMA để bắt con sóng dài

Chỉ báo con ADX trong DMI giúp xác định sức mạnh của thị trường, thị trường có xu hướng mạnh mẽ hay không. Trong khi đó, SMA lại có thể dùng để nắm bắt cú hồi kèm theo mô hình tiếp diễn xu hướng. Phương pháp giao dịch này thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Thêm chỉ báo ADX và SMA vào biểu đồ giá với cài đặt mặc định. Chờ đến khi ADX vượt qua mức 60, đây là lúc thị trường đang có xu hướng rất mạnh, hãy chuyển qua bước tiếp theo. Kết hợp với +DI và –DI để biết thêm đó là xu hướng tăng hay xu hướng giảm.

Bước 2: Chờ đợi giá thoái lui về dưới đường SMA trong xu hướng tăng, và trên đường SMA trong xu hướng giảm. Nhưng giá chỉ dừng lại ở đường trung bình động chứ không tiếp tục giảm nữa. Lúc này ta có thể đánh giá thị trường đã hoàn thành cú hồi trong xu hướng.

Bước 3: Vào lệnh mua khi thấy giá vượt lên trên đường trung bình hoặc vào lệnh bán khi thấy giá giảm dưới đường trung bình. Giữ lại ở đó ít nhất 4 đến 5 nến.

Bước 4: Đặt Take Profit ở gần đỉnh trước đó của xu hướng tăng (gần đáy trước đó của xu hướng giảm), Stoploss đặt dưới đáy của cú hồi trong xu hướng tăng (trên đỉnh của cú hồi trong xu hướng giảm).

Huong dan chi tiet cach thuc giao dich voi chi bao DMI - anh 8
Kết hợp DMI và SMA để bắt con sóng dài.

Lưu ý khi sử dụng chỉ báo DMI

Trong giai đoạn thị trường giằng co đi ngang, 2 đường +DI và –DI có thể liên tục giao nhau. Nhà đầu tư cần chú ý chiều hướng của ADX trước khi thực hiện giao dịch. ADX thể hiện cho sức mạnh của xu hướng thị trường, một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ muốn giao dịch trong giai đoạn “thị trường khỏe mạnh”.

Chỉ số chuyển động định hướng (DMI) là một phần của hệ thống lớn hơn được gọi là Chỉ số chuyển động định hướng trung bình (ADX). Hướng xu hướng của DMI có thể được kết hợp với các chỉ số sức mạnh của ADX. Dù có sử dụng ADX hay không, chỉ báo vẫn có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu sai .

Việc đọc và sự trao đổi chéo giữa DI, -DI dựa trên giá lịch sử và không nhất thiết phản ánh những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự giao nhau có thể xảy ra, nhưng giá có thể không đáp ứng, dẫn đến giao dịch thua lỗ. Các đường cũng có thế xuất hiện tình trạng đan chéo lẫn nhau, dẫn đến nhiều tín hiệu nhưng không có xu hướng về giá. Điều này có thể tránh được phần nào bằng cách chỉ thực hiện các giao dịch theo hướng xu hướng lớn hơn dựa trên biểu đồ giá dài hạn hoặc kết hợp với đọc ADX để giúp cô lập các xu hướng mạnh.

Kết luận

DMI là một chỉ báo mà nếu biết cách sẽ giúp rất nhiều trong quá trình phân tích của trader. Tuy nhiên, chỉ báo này cũng không hoàn toàn đúng trong tất cả các trường hợp. Việc đọc và sự trao đổi chéo giữa +DI và –DI là dựa trên giá lịch sử nên không nhất thiết sẽ phản ánh tương lai. Việc của chúng ta là phải tỉnh táo và linh hoạt trong mọi tình huống. Coinvn chúc các bạn giao dịch với chỉ báo DMI thành công và đừng quên theo dõi thêm những thông tin về các chỉ báo khác trong chuyên mục phân tích kỹ thuật của chúng tôi.