Trade coin là gì? Đâu là những điều bạn cần lưu ý

Trade coin hay còn gọi là “lướt sóng”. Mục đích của trade coin là nhắm tới hưởng lợi từ chênh lệch giá mua – bán của các đồng tiền mã hóa trên thị trường.

10246Total views
Trade coin la gi? Dau la nhung dieu ban can luu y - anh 1
Trade coin đòi hỏi nhà đầu tư cần trang bị nhiều kiến thức về thị trường. Nguồn: Cointelegraph.

Trade coin hay còn gọi là “lướt sóng”. Mục đích của trade coin là nhắm tới hưởng lợi từ chênh lệch giá mua – bán của các đồng tiền mã hóa trên thị trường.

Trade coin là gì?

Trade coin hay còn gọi là “lướt sóng”, đây là thuật ngữ thường đường dùng trong giao dịch tiền mã hóa. Như đã nói nó giống như đầu tư lướt sóng, thời gian giao dịch rất ngắn, thường chỉ diễn ra trong 1 vài ngày, thậm chí từng giờ. 

Mục đích của trade coin là nhắm tới hưởng lợi từ chênh lệch giá mua – bán của các đồng tiền mã hóa trên thị trường. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ sử dụng các đồng như Bitcoin (BTC) hay Ethereum (ETH) như loại tiền trung gian để thực hiện giao dịch. Dựa trên biến động giá lên – xuống của các đồng tiền mã hóa, mà nhà đầu tư phân tích thời điểm mua vào khi giá thấp và bán ra lúc giá cao, thu lợi từ khoản chênh lệch giá.

Giao dịch phái sinh trên tiền mã hóa

Giao dịch CFD là các công cụ phái sinh, cho phép bạn suy đoán về biến động giá của tiền mã hóa mà không cần nắm quyền sở hữu các đồng tiền cơ bản. Bạn có thể đặt lệnh Long (mua) nếu bạn nghĩ rằng tiền mã hóa sẽ tăng giá trị hoặc đặt lệnh Short (bán) nếu bạn nghĩ rằng nó sẽ giảm.

Các sản phẩm phái sinh cho phép bạn suy đoán xem liệu tiền mã hóa bạn đã chọn sẽ tăng hay giảm giá trị. Giá được niêm yết bằng các loại tiền tệ truyền thống như USD và bạn không bao giờ có quyền sở hữu đối với tiền mã hóa đó.

CFD là các sản phẩm có đòn bẩy, có nghĩa là bạn có thể mở một vị thế chỉ với một phần nhỏ của giá trị đầy đủ của giao dịch. Mặc dù các sản phẩm có đòn bẩy có thể tăng lợi nhuận của bạn, nhưng chúng cũng có thể làm tăng lỗ nếu thị trường đi ngược lại với bạn.

Nói một cách dễ hiểu: Khi đầu tư trên thị trường tiền mã hóa, nhà đầu tư sẽ nắm hai vị thế chính: vị thế mua (Long position) và vị thế bán (Short position).

Nếu nhà đầu tư chọn vị thế Long position, họ hy vọng sẽ kiếm lời khi giá tăng. Và ngược lại, nhà đầu tư chọn vị thế Short position sẽ kiếm lời khi giá giảm.

Cả hai đều là sản phẩm đòn bẩy, có nghĩa là bạn chỉ cần đặt một khoản tiền gửi nhỏ, được gọi là margin (ký quỹ), để tiếp cận đầy đủ với thị trường cơ sở. Lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn vẫn được tính theo quy mô đầy đủ của vị thế của bạn, do đó, đòn bẩy sẽ phóng đại cả lãi và lỗ. Nên khi sử dụng margin trong giao dịch, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng, phân tích kỹ thị trường.

Các thuật ngữ trong trade coin

Dump: Nghĩa là giá giảm mạnh.

Pump: Giá tăng mạnh.

Stop loss (SL): Dừng lỗ khi mua coin vào nhưng một thời nhất định giá không lên, thay vào đó còn rớt giá liên tục, bạn cảm giác nó vẫn tiếp tục giảm thì nên dừng lỗ. Chấp nhận lỗ và chờ thời cơ khi nó chạm đáy thì lại mua vào, lúc giá tăng thì bán ra sẽ thành lời.

Take profit (TP): Chốt lời tức là cảm thấy lời như thế là đủ rồi và cảm thấy sẽ giảm thì bán ra.

Đường hỗ trợ: Là đường mà khi giá chạm vào sẽ có dấu hiệu tăng lên.

Đường kháng cự: Là đường mà khi giá chạm vào sẽ có dấu hiệu giảm xuống.

Volume: Khối lượng giao dịch, bạn mua thì ắt sẽ có người bán. Khi bán mua bán xong thì được gọi là giao dịch thành công và tính là một Volume.

Long: Mua coin (Dùng cho margin).

Short: Bán coin (Dùng cho margin).

Margin: Là hình thức trade coin có sử dụng đòn bẩy, thường là 2,5 lần, tức là sàn giao dịch sẽ cho bạn vay 2,5 lần số tiền bạn đang có. Khi bạn có 1 BTC mà bạn trade trong margin thì bạn sẽ có 2,5 BTC để trade.

Chiến lược trade coin

Khi tham gia trade coin, đối với nhà đầu tư mới, nên dựa vào “khẩu vị” cũng như mức độ rủi ro bạn có thể chịu để lựa chọn loại coin phù hợp. Do đó, không có mẫu số chung về chiến lược trade coin. Tuy nhiên, vẫn có một số hướng chính nhà đầu tư có thể tham khảo.

Thứ nhất, sử dụng kỹ thuật. Kỹ thuật đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định về thị trường để phân tích rủi ro, phân tích kỹ thuật biến động của coin mà mình đang trade, ví dụ như đọc biểu đồ nến, biểu đồ giá, v..v…Nhà đầu tư sẽ phân tích dựa trên biến động cung – cầu từ khối lượng giao dịch trong ngày để đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh kỹ thuật không phải lúc nào cũng cho kết quả thắng cho nhà đầu tư.

Việc đánh theo phân tích kỹ thuật phù hợp các bạn không ưa mạo hiểm, có kiến thức nền tảng thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật. Thường những nhà đầu tư đánh kỹ thuật sẽ lựa chọn các đồng coin thuộc top như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),  Cardano (ADA) … hoặc các coin đã ICO, các Stablecoin.

Thứ hai, đánh ngắn hạn. Đánh dạng ngắn hạn có thể trading theo ngày hoặc trading theo tháng. Thường các nhà đầu tư mới dễ rơi vào trạng thái FOMO, dễ hoảng sợ, tâm lý bị ảnh hưởng bơi tin tức. Đánh lướt sóng sẽ ngược với đánh kỹ thuật. Nhà đầu tư dựa vào cảm tính, tin tức thị trường và dễ dẫn đến chốt lời sớm, hoặc đánh cắt lỗ. Thậm chí rơi vào tình trạng “mua đỉnh bán đáy”.

Với tính chất biến động mạnh, dễ “bốc hơi” chỉ trong 1 ngày, nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh stop loss (chặn lỗ). Đây là lệnh giúp bạn tự động thoát ra. Nếu sau đó coin giao dịch ở mức thấp hơn mức bạn chọn stop loss, giao dịch sẽ tự động thoát lệnh. Đặt lệnh này thường được sử dụng khi bạn đánh phái sinh hoặc đánh margin.

Bên cạnh đó, cách đánh ngắn hạn còn có phương pháp lướt sóng. Với phương pháp này nhà đầu tư sẽ giao dịch rất nhiều trong một ngày và cố gắng thu lại lợi nhuận tối thiểu trong 1 phiên. Đây là chiến thuật rất rủi ro, nên nhà đầu tư cũng nên đặt lệnh stop loss để tránh cháy tài khoản.

Các altcoin trên thị trường

Khi bước chân vào thị trường tiền mã hóa, bạn cũng cần phải trang bị cho mình một số kiến thức về các loại coin đang có mặt trên thị trường, để từ đó đưa ra chiến lược đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, lướt sóng hay gửi tiết kiệm của mình vào loại tiền mã hóa nào.

Hiện nay trên thị trường Altcoin là một dạng tiền mã hóa chiến khối lượng trên thị trường. Altcoin là các loại tiền mã hóa khác với Bitcoin. Chúng chia sẻ các đặc điểm với Bitcoin nhưng cũng khác với chúng theo những cách khác. Ví dụ: một số altcoin sử dụng một cơ chế đồng thuận khác để tạo ra các khối hoặc xác thực các giao dịch. Hoặc, chúng tự phân biệt với Bitcoin bằng cách cung cấp các khả năng mới hoặc bổ sung, chẳng hạn như hợp đồng thông minh hoặc biến động giá thấp.

Tính đến tháng 3/2021, đã có gần 9.000 loại tiền mã hóa. Theo CoinMarketCap, các altcoin chiếm hơn 40% tổng thị trường tiền mã hóa vào tháng 3/2021. Bởi vì chúng có nguồn gốc từ Bitcoin, biến động giá của các altcoin có xu hướng bắt chước quỹ đạo của Bitcoin. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự trưởng thành của hệ sinh thái đầu tư tiền mã hóa và sự phát triển của các thị trường mới cho những đồng tiền này sẽ khiến biến động giá của các loại tiền này độc lập với các tín hiệu giao dịch của Bitcoin.

Tùy thuộc vào chức năng và cơ chế đồng thuận của chúng, altcoin có nhiều loạ.i Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về một số dạng chính của Altcoin:

Loại được khai thác

Như tên của chúng đã chỉ ra, các altcoin dựa trên khai thác được khai thác để tồn tại. Hầu hết các altcoin dựa trên khai thác sử dụng Proof-of-Work (PoW), một phương pháp trong đó hệ thống tạo ra các đồng tiền mới bằng cách giải quyết các bài toán khó, để tạo ra các khối. Ví dụ về các altcoin dựa trên khai thác là Litecoin, Monero và Zcash. Hầu hết các altcoin hàng đầu vào đầu năm 2020 đều thuộc loại dựa trên khai thác. Giải pháp thay thế cho các altcoin dựa trên khai thác là các coin “tiền khai thác” (pre-mined). 

Thuật ngữ “tiền khai thác” có nghĩa là một phần của đồng tiền đã được khai thác (và phân phối) trước ngày ra mắt chính thức của đồng tiền.

Ví dụ, Ripple (XRP) được tạo ra như một loại tiền mã hóa cho hệ thống thanh toán tập trung cho phép chuyển tiền hợp tác với các ngân hàng một cách hiệu quả về chi phí và nhanh chóng. Tuy nhiên, một phần lớn XRP vẫn thuộc sở hữu của Ripple, tổ chức kiểm soát tập trung đầu ra của coin.

Stablecoin

Giao dịch và sử dụng tiền mã hóa đã được đánh dấu bởi sự biến động kể từ khi ra mắt. Stablecoin nhằm mục đích giảm sự biến động tổng thể này bằng cách gắn giá trị của chúng vào một rổ hàng hóa, chẳng hạn như tiền tệ fiat, kim loại quý hoặc các loại tiền mã hóa khác. Stablecoin hoạt động như một khoản dự trữ để mua lại những người nắm giữ nếu tiền mã hóa không thành công hoặc gặp vấn đề. Biến động giá đối với Stablecoin không có nghĩa là vượt quá một phạm vi hẹp.

Đồng Diem của Facebook là ví dụ nổi tiếng nhất về Stablecoin. Nó là một đồng tiền được hỗ trợ bằng USD. Các ví dụ khác về Stablecoin là USDC và MakerDAO.

Token bảo mật

Token bảo mật tương tự như chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán ngoại trừ chúng có nguồn gốc kỹ thuật số. Token bảo mật giống như cổ phiếu truyền thống và chúng thường hứa hẹn sự công bằng, dưới hình thức sở hữu hoặc trả cổ tức cho người nắm giữ. Triển vọng tăng giá đối với các token như vậy là một điểm thu hút lớn để các nhà đầu tư bỏ tiền vào chúng. Token bảo mật thường được cung cấp cho các nhà đầu tư thông qua các đợt chào bán coin (ICO).

Token tiện ích

Token tiện ích được sử dụng để cung cấp các dịch vụ trong mạng. Nghĩa là token tiện ích chỉ được dùng cho một sản phẩm, dịch vụ do công ty phát hành ra. Loại token này không được coi như một khoản đầu tư nên không chịu sự quy định của Luật chứng khoán.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về cách trade coin và những lưu ý khi giao dịch đối với nhà đầu tư. Đáng chú ý, các nhà đầu tư khi trade coin nên chú ý đến việc đặt lệnh Stop loss tránh trường hợp cháy tài khoản.

Tất tần tật những điều trên trên mong sẽ giúp nhà đầu tư thêm hiểu trade coin là gì và tìm được một chiến lược giao dịch hiệu quả cho mình và đừng quên theo dõi chuyên mục phân tích kỹ thuật của chúng tôi để cập nhật nhưng thông tin mới nhất.