Đường trung bình động (MA) là gì? Cách sử dụng các đường MA chuẩn xác nhất

Đường trung bình động MA (Moving Average) là một trong những công cụ hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật.

11698Total views
Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 1
Đường trung bình động (MA) là gì? Cách sử dụng các đường MA chuẩn xác nhất

MA (Moving Average) được hiểu là đường trung bình động. Nó được tính bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian “x” nhất định. Chức năng của MA là làm “phẳng” hoạt động biến đổi của giá, giúp nhà đầu tư dự đoán giá của các loại tài sản tài chính (tiền mã hóa, forex, chứng khoán…) trong tương lai. 

Trong thị trường Crypto, nhìn vào độ dốc của đường trung bình động, nhà đầu tư có thể dự phóng được xu hướng biến đổi giá của một đồng coin bất kỳ trong thời gian sắp tới. 

Trong bài viết này, đội ngũ Coinvn sẽ giới thiệu 2 loại đường trung bình động được sử dụng nhiều nhất là SMA và EMA. Đồng thời sẽ lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp sử dụng các đường trung bình động này.

Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA)

SMA (Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định. Tức là để vẽ một đường trung bình đơn giản (SMA) trong khoảng thời gian là 5 giờ trên cùng khung thời gian 1H, nhà đầu tư chỉ cần cộng giá đóng cửa của 5 giờ đó và chia cho 5.

Trên thực tế, các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật chẳng hạn như TradingView đều hỗ trợ việc tính toán này. Các đường trung bình động sẽ cố độ trễ nhất định và SMA cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, nhà đầu tư chỉ sử dụng các đường trung bình động để dự đoán giá của các đồng coin trong tương lai và không có sự chắc chắn.

Dưới đây là một ví dụ về cách các đường trung bình động làm “phẳng” giá của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Nếu nhìn vào đồ thị giá của một đồng coin trên khung D, bạn có thể thấy 3 đường SMA khác nhau. 

Trong đó, đường SMA 62 cho khoảng thời gian dài hơn (62 ngày) nên có độ trễ nhiều nhất so với giá. Đường SMA 30 và SMA 5 cho khoảng thời gian ngắn hơn (lần lượt là 30 ngày và 5 ngày) nên gần với đường giá hơn. 

Các đường SMA trong đồ thị này sẽ giúp nhà đầu tư có được một cái nhìn chung về thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của các đồng coin, đường trung bình động còn cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và đưa ra dự đoán giá trong tương lai. 

Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 2

Đường trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average – EMA)

EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình động lũy thừa. Nó được tính bằng công thức hàm mũ đặt trọng số theo cấp số nhân phản ứng đáng kể với các biến động giá gần nhất. Khác với đường trung bình động đơn giản (SMA), EMA áp dụng trọng số bằng nhau cho tất cả các chu kỳ. Chính vì thế, EMA làm mượt đường giá hơn so với SMA.

Ưu điểm lớn nhất của đường trung bình động là chúng thể hiện rõ xu hướng giá. Điều đó có nghĩa là đường EMA không thể nào tăng hoặc nằm trên đường giá nếu giá của đồng coin đó không tăng và ngược lại. 

Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 3

SMA & EMA – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Đường EMA với khoảng thời gian ngắn sẽ là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp nhà đầu tư muốn sử dụng một đường trung bình động phản ánh sự biến động giá nhanh hơn. Điều này có thể giúp họ nắm bắt xu hướng giá rất sớm và thu về lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, rủi ro nhà đầu tư bị “đánh lừa” trong trường hợp này cũng rất lớn. Bởi vì khi một đường trung bình động phản ánh sự biến động giá quá nhanh có thể bị nhiễu và cho tín hiệu không chính xác.

Đường SMA với khoảng thời gian dài sẽ phát huy hiệu quả trong trường hợp nhà đầu tư muốn sử dụng một đường trung bình động “phẳng” hơn, phản ánh sự biến động giá chạm hơn.

 SMAEMA
Ưu điểmHiển thị một đồ thị loại trừ các dấu hiệu giảBiến động nhanh, tốt để hiển thị xu hướng giá
Nhược điểmBiến đổi chậm, điều này có thể mang đến các tín hiệu mua hoặc bán trễDễ đưa ra tín dấu hiệu giả hơn

Mỗi đường trung bình động đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhà đầu tư cần hiểu được bản chất của chúng để có thể đưa ra quyết định nên sử dụng loại đường trung bình động nào thì đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách sử dụng các đường MA chuẩn xác nhất

Đường SMA giao dịch cùng với đường giá

Trong trường hợp này, tín hiệu mua xảy ra khi đường SMA ngắn hạn vượt lên đường SMA dài hạn. Để hiểu rõ hơn, cùng xét ví dụ như sau: 

Đường giá (màu xanh) vượt lên đường SMA 20 (màu đỏ), đồng thời đường giá cũng vượt lên trên đường SMA 50. Tính hiệu mua xảy ra khi đường SMA20 vượt lên SMA 50 (tín hiệu này xác định xu hướng tăng trong dài hạn).

Lưu ý: Xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và có chiều hướng tăng lên.

Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 4

Ngược lại, tín hiệu bán xảy ra khi đường SMA ngắn hạn vượt xuống đường SMA dài hạn.

Đường giá (màu xanh) vượt xuống đường SMA 20 (màu đỏ), đồng thời đường giá cũng vượt xuống đường SMA 50. Tính hiệu bán xảy ra khi đường SMA 20 vượt xuống SMA 50 (tín hiệu này xác định xu hướng giảm trong dài hạn).

Lưu ý: Xu hướng giả giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và có chiều hướng đi xuống.

Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 5

Đường EMA giao dịch cùng với đường giá

Nguyên tắc giao dịch này về cơ bản rất đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần giao dịch thuận xu hướng như sau:

  • Khi giá nằm trên EMA đồng nghĩa giá sẽ tăng, nhà đầu tư sẽ thực hiện các lệnh mua.
  • Ngược lại, khi giá nằm dưới EMA đồng nghĩa giá sẽ giảm, nhà đầu tư sẽ thực hiện các lệnh bán.

Điều quan trọng nhất là nhà đầu tư phải cần chờ tín hiệu xác nhận đường giá nằm hẳn trên/dưới đường EMA. Bởi vì EMA phản ánh gần đúng với giá ở thời điểm đó, nên đường trung bình động này bám rất sát đường giá. Vì thế bạn chỉ cần chờ khi giá điều chỉnh về các vùng EMA sẽ tiến hành lệnh mua hoặc bán.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ luôn sử dụng ít nhất là hai đường gồm một EMA nhanh và một EMA chậm. Nên có rất nhiều trường hợp giá có thể nằm trên EMA này, nhưng lại nằm dưới EMA kia. Vì thế, nhà đầu tư cần phải kiên nhẫn chờ đợi và đôi khi đường EMA cũng có khả năng bị phá vỡ.

Duong trung binh dong (MA) la gi? Cach su dung cac duong MA chuan xac nhat - anh 6

Để có thể chắc chắn và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch, nhà đầu tư có thể chờ giá quay trở lại test EMA ít nhất 2 lần, nhưng vẫn giữ được xu hướng hiện tại thì bạn có thể tiến hành giao dịch. 

Chính vì thế, EMA không chỉ là công cụ giúp xác định xu hướng, mà trong các trường hợp này chúng còn trở thành kháng cự động/ hỗ trợ động. Đây cũng là một trong những cách đơn giản tìm kiếm điểm entry đẹp để vào lệnh.

Những loại EMA thường được sử dụng

EMA 9 hoặc EMA 10: Đây là con số tượng trưng cho 2 tuần giao dịch, nên EMA 9 hoặc EMA 10 thường dùng nhiều trong việc xác định các giao dịch ngắn hạn.

EMA 34 hoặc EMA 89: Đây là hai đường EMA dùng để bám vào các con sóng chính theo lý thuyết sóng của Elliott.

EMA 20, EMA 50, EMA 200: Những EMA này bám sát các phiên giao dịch hơn. Trong đó, một năm chúng ta có thể giao dịch khoảng 200 ngày (sau khi trừ đi các ngày lễ tết và ngày nghỉ), EMA 200 thường dùng nhiều trong việc xác định các giao dịch dài hạn. EMA 50 sẽ là trung hạn, vì một năm có bốn mùa nếu tính theo chu kỳ giao dịch 200 ngày thì mỗi mùa sẽ có 50 phiên giao dịch, EMA 20 sẽ tượng trưng cho tháng.

EMA 100: Đây được xem là cản tâm lý nên EMA 100 được rất nhiều trader lựa chọn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về các đường trung bình động được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật là SMA và EMA. Nếu như nhà đầu tư hiểu đúng bản chất để vận dụng vào giao dịch của mình, nó sẽ giúp họ đạt được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm: Trailing Stop là gì? Cách sử dụng lệnh Trailing Stop.