Hướng dẫn cách vẽ Trendline và sử dụng đường xu hướng trong giao dịch

Hầu hết các trader mới hiện nay không nắm vững cách vẽ Trendline. Nếu bạn là một trong số đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

14369Total views
Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 1
Hướng dẫn cách vẽ Trendline. Nguồn: Cointelegraph.

Trendline là một công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các trader mới hiện nay lại không nắm vững cách vẽ Trendline cũng như sử dụng nó hiệu quả nhất trong giao dịch. Nếu bạn là một trong số đó, đừng ngại ngần tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Trendline là gì?

Khái niệm Trendline

Đường Trendline hay còn có tên gọi khác là đường xu hướng, nó được tạo ra bằng cách nối các đỉnh và đáy để diễn tả hướng đi hiện tại và tốc độ của giá.

Nhiều hơn một đường xu hướng có thể được áp dụng cho một biểu đồ. Các nhà giao dịch thường sử dụng đường xu hướng kết nối các mức cao trong một khoảng thời gian cũng như một đường khác để kết nối các mức thấp nhằm tạo ra các kênh.

Một kênh thêm hình ảnh đại diện cho cả đường hỗ trợ và kháng cự trong khoảng thời gian được phân tích. Tương tự như một đường xu hướng duy nhất, các nhà giao dịch đang tìm kiếm một sự đột biến hoặc một sự đột phá để đưa biến động giá ra khỏi kênh. Họ có thể sử dụng vi phạm đó như một điểm thoát hoặc điểm vào tùy thuộc vào cách họ thiết lập giao dịch của mình.

Đặc điểm của đường Trendline

  • Khi thị trường có xu hướng tăng, Trendline sẽ là điểm nối giữa các đáy và chúng đóng vai trò như một đường hỗ trợ.
  • Khi thị trường có xu hướng giảm, Trendline sẽ là điểm nối giữa các đỉnh và chúng đóng vai trò như một đường kháng cự.
  • Khi thị trường có xu hướng giảm, Trendline sẽ là điểm nối giữa các đỉnh với nhau và chúng đóng vai trò như một đường kháng cự.
  • Khi thị trường không có xu hướng, Trendline sẽ là điểm nối giữa các đáy và đỉnh của đường giá và đồng thời tạo thành 2 đường hỗ trợ – kháng cự.

Các loại đường Trendline

Có 3 loại đường Trendline cơ bản dưới đây:

  • Uptrend (xu hướng tăng): Đường thẳng nối các đáy sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trên đường thẳng đó.
Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 2
Mô hình Uptrend.
  • Downtrend (xu hướng giảm): Đường thẳng nối các đỉnh sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm dưới đường thẳng đó.
Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 3
Mô hình Downtrend.
  • Sideway (xu hướng đi ngang): Đây là thời điểm không có biến động mạnh nào xảy ra cho cả 2 chiều mua và bán nên các đỉnh và đáy gần như bằng nhau. Lúc này Trendline nối các đáy là đường hỗ trợ, nối các đỉnh là đường kháng cự.
Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 4
Mô hình Sideway.

Ý nghĩa của đường Trendline

Đường xu hướng là một trong những đường quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Nó thể hiện mức độ cung cầu của tài sản bạn giao dịch trên thị trường. Sau khi xác định được đường xu hướng, trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời một cách hiệu quả nhất.

  • Đường xu hướng cho biết mức độ phù hợp nhất của một số dữ liệu bằng cách sử dụng một đường thẳng hoặc đường cong.
  • Một đường xu hướng duy nhất có thể được áp dụng cho biểu đồ để đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng.
  • Đường xu hướng có thể được áp dụng cho các mức cao và mức thấp nhất để tạo ra một kênh.
  • Khoảng thời gian được phân tích và các điểm chính xác được sử dụng để tạo đường xu hướng thì khác nhau giữa các nhà giao dịch.

Cách vẽ đường Trendline

Vẽ đường Uptrend (đường xu hướng tăng)

Ở xu hướng tăng, đường Trendline phải nằm dưới phần lớn giá.

Cần ít nhất 2 điểm là 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước. Nối hai đáy lại với nhau ta được đường Uptrend.

Nếu giá chạm vào đường Trendline này nhiều lần trong thời gian dài, nó đại diện cho ngưỡng hỗ trợ.

Vẽ đường Downtrend (đường xu hướng giảm)

Ở xu hướng giảm, đường Trendline nằm trên phần lớn giá.

Ta cần ít nhất 2 điểm là đỉnh và đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước. Nối hai đỉnh này lại với nhau ta được đường Downtrend.

Cũng tương tự Uptrend, nếu giá chạm vào đường Trendline này nhiều lần trong thời gian dài, nó đại diện cho ngưỡng kháng cự.

Quy tắc cần nhớ để vẽ Trendline

  • Không thể vẽ một Trendline mới mà không có điểm chốt vững bền.
  • Điều chỉnh Trendline qua mỗi điểm chốt bền vững mới.
  • Điều chỉnh Trendline phải chứa đựng toàn bộ hành động giá.
  • Không để nhiều hơn hai cặp Trendline trên biểu đồ của bạn.
Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 5
Hướng dẫn vẽ đường Trendline.

Hướng dẫn sử dụng đường Trendline trong giao dịch

Giao dịch với trendline bạn nên làm theo các bước như sau:

  • Xác định các điểm trên biểu đồ và vẽ trendline như hướng dẫn bên trên.
  • Quan sát xu hướng hiện tại, hành động giá thông qua các chỉ báo khác: volume, RSI,..
  • Vẽ đường trendline sau đợt điều chỉnh đầu tiên của chúng.
  • Tìm điểm thoát lệnh tối ưu lợi nhuận và rủi ro thông qua: Trendline, hỗ trợ, kháng cự, RSI…

Dưới đây là một số phương pháp giao dịch với Trendline cơ bản:

Dùng Trendline để xác định điểm vào lệnh

Từ đường Trendline ta có thể xác định được hướng giao dịch:

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 6
Dùng Trendline để xác định điểm vào lệnh trong xu hướng tăng.

Đặt lệnh Buy tại điểm có giá chạm đến đường Trendline trong xu hướng tăng.

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 7
Dùng Trendline để xác định điểm vào lệnh trong xu hướng giảm.

Đặt lệnh Sell tại điểm có giá chạm đến đường Trendline trong xu hướng giảm.

Dùng Trendline như điểm đặt Stoploss

Sau khi giá Breakout sẽ xảy ra hai trường hợp, một là đi tiếp, hai là hồi về. Trong trường hợp giá Retest (hồi về), Trendline hoạt động như vùng giá để vào lệnh cũng như đặt dừng lỗ. Điểm đặt Stoploss có thể ở phía bên kia của đường xu hướng.

Trendline có càng nhiều điểm tiếp xúc lại càng phù hợp với phương pháp này.

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 8
Dùng Trendline như điểm đặt Stoploss.

Trailing Stop với Trendline để có lợi nhuận tốt nhất

Trước hết hãy vẽ một Trendline, sau đó Trailing Stop trên đường xu hướng mới vẽ. Thoát lệnh khi giá đóng cửa phía trên đường Trendline.

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 9
Trailing Stop với Trendline để có lợi nhuận tốt nhất.

Sử dụng Trendline để xác định xu hướng đảo chiều

Các bước để giao dịch theo phương pháp này khá đơn giản. 

  • Bước 1: Đợi giá phá vỡ lên trên Trendline.
  • Bước 2: Quan sát tín hiệu.

Nếu giá hình thành đáy mới cao hơn đáy trước đó. Lúc này, tín hiệu từ thị trường thể hiện rằng phe bán đang kiệt sức và không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa.

Nếu giá phá vỡ đỉnh trước đó, thị trường nhiều khả năng sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng. Phe mua thời điểm này đang bắt đầu đẩy giá cao hơn để kiểm soát thị trường.

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 10
Sử dụng Trendline để xác định xu hướng đảo chiều.

Mô hình cờ

Phương pháp mô hình cờ đòi hỏi bạn phải vẽ được đường xu hướng thông qua một cú Pullback. Đầu tiên, hãy đợi giá Pullback trong một Uptrend (xu hướng tăng), sau đó vẽ Trendline kết nối các đỉnh của nến Pullback, cuối cùng là vào lệnh khi giá phá vỡ được đường Trendline mới vẽ.

Huong dan cach ve Trendline va su dung duong xu huong trong giao dich - anh 11
Phương pháp mô hình cờ.

Lưu ý cần nhớ để vẽ Trendline và giao dịch với nó

  • Để vẽ một đường xu hướng bạn cần ít nhất 2 điểm và nếu muốn xác nhận xu hướng đó là kháng cự hay hỗ trợ lại cần thêm một điểm thứ 3 nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó.
  • Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo.
  • Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
  • Giá chạm vào Trendline càng nhiều lần thì càng có giá trị và có thể được sử dụng như ngưỡng kháng cự, hỗ trợ.
  • Đừng bao giờ cố gắng vẽ một đường Trendline vừa vặn với thị trường.

Tổng kết

Trendline là công cụ cực kỳ đơn giản giúp ta nhìn thấy dấu hiệu của xu hướng sắp kết thúc. Công cụ này nhạy bén hơn các chỉ báo khác, chúng ta có thể dự đoán ngay khi giá phá vỡ vùng giá này thay vì chờ đợi các tín hiệu khác: MA, MACD,…Trendline còn có thể cung cấp thông tin để tiến hành giao dịch tại các điểm breakout với điểm chốt lời tối ưu, stoploss cực ngắn.

Cách vẽ Trendline là một trong những bài học phân tích kỹ thuật đầu tiên mà Trader cần nắm vững. “Trend is your friend” (xu hướng là bạn), việc vẽ và vận dụng tốt đường xu hướng sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình giao dịch sau này. Theo dõi tại đây để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!