Cùng nhà đầu tư mới tìm hiểu giao dịch CFD là gì?

11012Total views
Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 1
CFD là gì? Nguồn: Cointelegraph.

CFD là thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với trader. Chỉ cần là người mới vào ngành cũng ít nhất một vài lần nghe đến cái tên hợp đồng chênh lệch. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm này chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc giải đáp từ A đến Z về CFD là gì và làm sao để giao dịch với CFD thật hiệu quả nhé!

Giao dịch CFD là gì?

Khái niệm CFD

CFD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch. Đúng như tên gọi của nó, đây là một hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về sự biến động giá một loại tài sản. 

Giao dịch theo phương pháp CFD tức là nhà đầu tư đồng ý trao đổi chênh lệch giá của tài sản đó kể từ thời điểm hợp đồng được mở cho đến khi nó đóng lại.

Cơ chế hoạt động của CFD Trading

Phương pháp CFD Trading tạo ra lợi nhuận bằng cách dự đoán xu thế của thị trường, đặt cược xem giá của tài sản đó sẽ tăng hay giảm mà không cần thật sự mua nó về:

Nếu bạn dự đoán một tài sản tăng giá sẽ mua CFD. Để khi kết thúc hợp đồng bán lại với giá cao hơn và thu về khoản chênh lệch.

Ngược lại, trong trường hợp dự đoán của bạn tài khoản giảm giá sẽ ở vị thế mở và hưởng chênh lệch thay đổi.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 2
Cơ chế hoạt động của CFD Trading.

Các sản phẩm giao dịch với hợp đồng CFD

Vì là sản phẩm phái sinh nên sản phẩm của hợp đồng CFD cũng vô cùng đa dạng. Cụ thể như sau:

  • Giao dịch CFD Forex: đây là thị trường CFD lớn nhất hiện nay với khối lượng giao dịch khổng lồ cũng như cặp tiền tệ đa dạng: EUR/USD, USD/JPY…
  • Giao dịch CFD chỉ số: Chỉ số chứng khoán được dùng để đánh giá hiệu quả của một thị trường tài chính nhất định. Tuy không có phương pháp nào dành riêng cho mua bán chỉ số, nhưng trader có thể giao dịch hiệu quả thị trường bằng chỉ số CFDs.
  • Giao dịch CFD hàng hoá: Trader hoàn toàn có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch giá thông qua thị trường hàng hóa (commodity), bao gồm kim loại như vàng và bạc, năng lượng như dầu và khí thiên nhiên cùng các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, vải cotton và nước cam.
  • Giao dịch CFD cổ phiếu: Cổ phiếu cũng là một thị trường tài chính được giao dịch thông qua hợp đồng chênh lệch giá CFD, với nhiều lợi ích đặc biệt. Một số cổ phiếu CFD phổ biến nhất trong giao dịch hợp đồng chênh lệch  đó là: cổ phiếu Apple CFD, cổ phiếu Facebook CFD, cổ phiếu Google CFD, cổ phiếu Netflix CFD, cổ phiếu Tesla CFD,…
  • Giao dịch CFD tiền điện tử: Đây là thị trường mới phát triển từ những năm 2017 nhưng chỉ sau 3 năm, tiền điện tử đã trở thành một mảng tiềm năng không kém với thậm chí có tốc độ phát triển nhanh vượt trội với nhiều đồng coin như: BTC, ETH, DOGE, BNB…

Ưu nhược điểm của phương pháp CFD Trading

Ưu điểm

  • Đòn bẩy cao: So với giao dịch truyền thống hiện nay, phương pháp CFD hỗ trợ mức đòn bẩy cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc dù có số vốn thấp bạn vẫn có thể giao dịch CFD và thu về lợi nhuận.
  • Giao dịch một nền tảng trên toàn cầu: CFD có thể sử dụng để giao dịch trên 17.000 thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư không cần phải tiếp cận với các nền tảng khác nhau khi giao dịch các loại tài sản khác nhau.
  • Không yêu cầu giao dịch trong ngày: thị trường CFD không yêu cầu số vốn tối thiểu để có thể giao dịch trong ngày hoặc giới hạn những tài khoản được giao dịch trong ngày như thị trường cơ sở.
  • Có thể kiếm lợi nhuận cả hai chiều: phương pháp CFD cho phép bạn kiếm lời bất kể khi thị trường tăng hay giảm. Khi kỳ vọng thị trường tăng nhà đầu tư có thể Go Long (mở một lệnh mua CFD), và khi kỳ vọng thị trường giảm thì đặt Go Short (mở một lệnh bán CFD)

Nhược điểm

  • Đòn bẩy cao cũng là con dao hai lưỡi: nếu trong trường hợp gặp rủi ro, đòn bẩy sẽ đánh bay tài khoản của bạn nên cần cẩn thận khi “chơi” với loại công cụ này.
  • Chưa có quy định cụ thể: Tính đến nay có khoảng hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới hợp pháp hóa giao dịch CFD, tuy nhiên mỗi nước lại có một cách tiếp cận riêng và hầu như chưa đưa ra bất kỳ chính sách gì cho loại giao dịch này.
  • Những rủi ro tiềm ẩn khác: một số rủi ro khác có thể kể đến khi giao dịch CFD đó là diễn biến nhanh, Spread cao,…

Các phong cách giao dịch CFD phổ biến

Đầu tư lướt sóng CFD scalping

Scalping là phương pháp giao dịch có thời gian thực thi lệnh ngắn, thường chỉ kéo dài trong vài phút. Các trader theo phương pháp scalping thường chỉ kiếm được vài pip trong mỗi giao dịch (một pip tương đương với 0,0001 giá trị của một CFD). Vì lý do này nên các scalper cần phải thực hiện nhiều lệnh giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao để tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 3
Đầu tư lướt sóng CFD scalping.

Giao dịch trong ngày CFD

Giao dịch trong ngày (Day trading) có thời gian thực thi lệnh kéo dài trong một ngày. Do đó, vị thế giao dịch thường được mở trong vài tiếng trước khi đóng. Day trader giao dịch dựa trên sự thay đổi xu hướng của thị trường. Về cơ bản, nó khá giống với Scalping vì cũng đầu tư dựa trên phản ứng của thị trường, nhưng theo khung thời gian dài hơn.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 4
Giao dịch trong ngày CFD.

Phương pháp lướt sóng Swing CFD

Giao dịch Swing thường có thời gian thực thi lệnh kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần. Mục đích trader dùng phương pháp swing là để tận dụng biến động của thị trường, cho dù nó đang tăng hay giảm.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 5
Phương pháp lướt sóng Swing CFD.

Giao dịch CFD dài hạn

Trong thị trường CFD, giao dịch dài hạn có thời gian thực thi lệnh kéo dài từ 1 tuần trở lên. Tuy rằng trader có thể dùng phân tích kỹ thuật để giao dịch dài hạn nhưng trong phần lớn trường hợp, giao dịch dài hạn CFD sử dụng phân tích cơ bản và các đại dữ liệu có tác động tới thị trường .

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 6
Giao dịch CFD dài hạn.

Hướng dẫn giao dịch CFD hiệu quả

Bước 1: Lựa chọn sàn giao dịch và mở tài khoản giao dịch CFD

Trước hết hãy nghiên cứu và chọn một sàn giao dịch uy tín để mở tài khoản. Hiện nay uy tín của sàn hầu như được xác định dựa trên danh tiếng, tuổi thọ và tình hình tài chính của sàn đó. Nhớ kiểm tra kỹ về các mức phí ở sàn, so sánh để tìm được sàn phù hợp.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 7
Lựa chọn sàn giao dịch và mở tài khoản giao dịch CFD.

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm

CFD cung cấp một nền tảng giao dịch với nhiều loại sản phẩm như cổ phiếu, Forex, hàng hóa, tiền điện tử,…Bước tiếp theo bạn phải lựa chọn được sản phẩm mình muốn giao dịch. Xem chi tiết các thông số của loại tài sản đó như đòn bẩy, spread,…

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 8
Lựa chọn sản phẩm CFD.

Bước 3: Lựa chọn vị thế

Sử dụng các chỉ báo để dự đoán xu hướng giá từ đó lựa chọn vị thế phù hợp.

Nếu bạn nghĩ rằng giá của tài sản mình chọn sẽ tăng hãy mở vị thế mua. Và ngược lại, nếu nghĩ rằng tài sản sẽ giảm xuống thì mở vị thế bán.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 9
Lựa chọn vị thế mua hoặc bán.
Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 10
Lựa chọn vị thế mua hoặc bán.

Bước 4: Lựa chọn kích thước vị thế

Giá trị của một đơn vị CFD ở mỗi tài sản là khác nhau nên trader cần cân nhắc và lựa chọn khối lượng lệnh phù hợp.

Cung nha dau tu moi tim hieu giao dich CFD la gi? - anh 11
Lựa chọn kích thước vị thế.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp giao dịch CFD Trading

  • Sử dụng đòn bẩy hợp lý: như đã nhắc ở phần trên, đòn bẩy là con dao hai lưỡi nên mỗi lần sử dụng cần cân nhắc thật kỹ càng.
  • Lưu ý khung giờ giao dịch và các phiên giao dịch trong ngày: mỗi loại sản phẩm lại có khung giờ giao dịch khác nhau. Nắm vững lịch giao dịch để chủ động trong mọi tình huống là hoàn toàn cần thiết. Ngoại hối, chỉ số, hàng hóa CFD thường giao dịch 24/5, cổ phiếu CFD thường giao dịch dựa trên giờ của sàn chứng khoán, tiền điện tử CFD giao dịch 24/7.
  • Luôn đặt Stoploss: tầm quan trọng của Stoploss là khỏi phải bàn cãi. Thị trường luôn có những biến động mà bạn không thể lường trước. Lệnh cắt lỗ sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
  • Hiểu rõ các loại phí của sàn giao dịch: Lợi nhuận bạn nhận được sau cùng là số tiền chênh lệch trừ đi các khoản phí. Bạn phải hiểu rõ các loại phí thì mới tính toán được chính xác mức lời lỗ trong các giao dịch của mình.

Tổng kết

Ta có thể thấy, CFD cho phép trader giao dịch trên nhiều thị trường tài chính với mức ký quỹ tương đối thấp. Với tỷ lệ đòn bẩy, trader có thể khuếch đại lợi nhuận và thực hiện giao dịch mua (Long) và bán (Short) trên cả thị trường đang lên và đang xuống. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, giao dịch CFD tiềm ẩn rủi ro thua lỗ. Đó là lý do vì sao trader nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi giao dịch trên thị trường CFD. Trader cần đảm bảo rằng mình am hiểu thị trường, có chiến lược giao dịch đáng tin cậy và một nền tảng giao dịch với tốc độ thực thi lệnh nhanh chóng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Bài viết trên mong rằng đã giải đáp được cho bạn đọc những thắc mắc về giao dịch CFD là gì cũng như hướng dẫn giao dịch CFD một cách hiệu quả nhất. Đương nhiên, muốn thành công bạn phải nghiên cứu thêm nhiều kiến thức để kết hợp với nhau và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể nữa. Coinvn sẽ liên tục cập nhật những kiến thức giao dịch bổ ích mỗi ngày, theo dõi để chắc chắn rằng không bỏ qua bất cứ bài viết hay ho nào nhé!