MACD là gì? Hướng dẫn & lưu ý trong giao dịch với chỉ báo MACD

Các chỉ báo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trader xác định tín hiệu và đưa ra quyết định đầu tư. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến một trong những chỉ báo phổ biến nhất – MACD và cách giao dịch với chỉ báo này một cách hiệu quả.

19972Total views
MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 1
Chỉ báo MACD. Nguồn: Cointelegraph.

MACD là gì?

Khái niệm MACD

MACD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Moving Average Convergence Divergence hay còn gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MA). Như chính tên gọi của nó, chỉ báo MACD mô tả mức độ phân kỳ hoặc hội tụ của đường MA từ đó xác định xu hướng của giá.

Ý nghĩa của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD cung cấp các tín hiệu cho thấy sức mạnh của xu hướng và tín hiệu đảo chiều. Nó cung cấp chính xác những gì đang xảy ra trên thị trường trong thời gian thực. 

Chỉ báo MACD được phát minh bởi nhà phân tích người Mỹ Gerald Appel vào năm 1979. Ban đầu ông chỉ định sử dụng nó để phân tích thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính những ưu điểm tuyệt vời khiến MACD ngày nay được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Crypto.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 2
Chỉ báo MACD được phát minh bởi Gerald Appel.

Cấu tạo của MACD

Chỉ báo MACD bao gồm 3 bộ phận chính đó là:

Đường MACD: Giúp xác định đà tăng hoặc giảm của xu hướng thị trường.

Đường Signal: Là một EMA (đường trung bình động) của đường MACD. Độ dài EMA có thể tùy chỉnh nhưng phổ biến nhất là 9 ngày.

MACD Histogram: Biểu đồ thể hiện sự biến động của 2 đường MACD và Signal.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 3
Chỉ báo MACD bao gồm 3 bộ phận chính.

Công thức tính MACD

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26.

Đường Signal = đường EMA 9 của đường MACD.

MACD Histogram = đường MACD – đường Signal.

Chỉ báo MACD cung cấp những tín hiệu gì?

Đường MACD cắt đường Signal

Khi đường MACD cắt đường Signal, bạn có thể xác định tín hiệu mua hoặc tín hiệu bán từ thị trường.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 4
Đường MACD cắt đường Signal.

Tín hiệu mua: khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ dưới lên.

Tín hiệu bán: khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống.

Đường MACD cắt đường Zero

Đường Zero là đường ngang có giá trị MACD bằng 0. Khi đường MACD cắt đường Zero cũng cho thấy các tín hiệu về giá tăng hoặc giảm

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 5
Đường MACD cắt đường Zero.

Tín hiệu mua: khi đường MACD cắt đường Zero đi theo hướng từ dưới lên.

Tín hiệu bán: khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ trên xuống.

Phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ được xác định khi giá và các chỉ báo MACD thể hiện sự đối lập rõ rệt.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 6
Tín hiệu phân kỳ được xác định nhờ chỉ báo MACD.

Xu hướng tăng giá: liên tục xuất hiện đáy sau sâu hơn đáy trước trên biểu đồ giá và đáy sau cao hơn đáy trước trên biểu đồ MACD.

Xu hướng giảm giá: xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh trước trên biểu đồ giá và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trên biểu đồ MACD.

Hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview và giao dịch hiệu quả với chỉ báo này

Cách cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview Chart

Để cài đặt MACD trên Chart ta thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1: Truy cập Chart, ấn vào mục “Các chỉ báo” hoặc “Indicators”.

Bước 2: Gõ MACD vào ô tìm kiếm.

Bước 3: Ấn chọn MACD.

Sau khi chỉ báo đã xuất hiện trên biểu đồ, chọn phần cài đặt chỉ báo để cài đặt lại các thông số đầu vào nếu bạn muốn.

Từ các tín hiệu chỉ báo MACD cung cấp chúng ta sẽ có những phương pháp giao dịch phù hợp:

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau

Đây chắc chắn là cách giao dịch cơ bản nhất với chỉ báo MACD mà bạn có thể đã nghe qua.

  • Khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống, vào lệnh Sell.
  • Khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ dưới lên, vào lệnh Buy.
MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 7
Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau.

Công thức này vô cùng đơn giản và chỉ mất một vài phút là có thể hiểu và áp dụng. Và vì sự đơn giản của công thức này nên sự hiệu quả là không cao, xuất hiện rất nhiều tín hiệu giao dịch không chính xác và gần cuối xu hướng.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại

Đây cũng là một công thức đơn giản khác mà người mới có thể tập tành áp dụng:

  • Khi Histogram chuyển từ – sang + (hay từ màu đỏ sang màu xanh) thì chốt lệnh Buy.
  • Khi Histogram chuyển từ + sang – (hay từ màu xanh sang màu đỏ) thì chốt lệnh Sell.

Và sự hiệu quả của nó tất nhiên cũng y như là công thức đầu tiên.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 8
Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại.

Giao dịch khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại

Từ tín hiệu chỉ báo MACD cung cấp, ta cũng có một phương pháp giao dịch đơn giản nữa như sau:

Khi MACD chuyển từ – sang + (hay đường MACD cắt trục zero theo hướng từ dưới lên) thì vào lệnh Buy.

Khi MACD chuyển từ + sang – (hay đường MACD cắt trục zero theo hướng từ trên xuống) thì vào lệnh Sell.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 9
Giao dịch khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại.

Kết hợp chỉ báo MACD và chỉ báo RSI

Hai chỉ báo MACD và RSI có thể kết hợp cùng nhau. Trong đó: RSI sẽ cho biết khoảng thời gian nào nên canh chừng để mua hoặc bán và MACD cho biết tín hiệu vào lệnh. Cụ thể như sau: 

Khi RSI đạt vùng quán bán 30, hãy kiểm tra ngay đường MACD xem có giao cắt với đường Signal từ theo hướng dưới lên hay không. Nếu có đó là tín hiệu mua.

Khi chỉ báo RSI đạt vùng quá bán 70, đồng thời đường MACD giao cắt với đường Signal từ theo hướngtrên xuống, đây là tín hiệu bán.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 10
Kết hợp chỉ báo MACD và chỉ báo RSI.

Kết hợp chỉ báo MACD và chỉ báo Bollinger Band

Ở sự kết hợp này, Bollinger Band cho phép bạn nhìn ra được bản chất chu kỳ của biến động trong khi MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả.

Trước tiên, bạn xác định xu hướng bằng các tín hiệu từ chỉ báo MACD. Sau đó sử dụng việc test lại đường MA20 của giá làm điểm vào lệnh. Tiếp tục quan sát chỉ báo MACD để xác nhận đà tiếp diễn của xu hướng. Đừng quên sử dụng dải trên và dải dưới của Bollingers Band để đặt stoploss.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 11
Kết hợp chỉ báo MACD và chỉ báo Bollinger Band.

Kết hợp chỉ báo MACD và Stochastic

Đây cũng là một sự kết hợp thường được các trader sử dụng. Chỉ báo MACD trong chiến lược này như một bộ lọc hạn chế các tín hiệu nhiễu, còn Stochastic được dùng để xác định các tín hiệu giao dịch.

Lệnh mua được thực hiện khi chỉ báo MACD trên mức 0 tức là thị trường đang ở xu hướng tăng, đồng thời Stochastic phải có sự giao cắt với vùng quá bán.

Đối với lệnh bán, chỉ báo MACD phải dưới mức 0 (thị trường ở xu hướng giảm) và chỉ báo Stochastic phải có sự giao cắt với vùng quá mua.

MACD la gi? Huong dan & luu y trong giao dich voi chi bao MACD - anh 12
Kết hợp chỉ báo MACD và Stochastic.

Những lưu ý khi sử dụng chỉ báo MACD

Khi sử dụng chỉ báo MACD, bạn tuyệt đối không được quên các lưu ý sau:

Không có thời gian tốt nhất để sử dụng MACD

Không có thời gian tốt nhất để sử dụng chỉ báo MACD vì nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của mỗi người. Việc dành ít hay nhiều thời gian để quan sát MACD cũng do cách bạn sử dụng và kết hợp nó với những chỉ báo khác như thế nào mà thôi.

Chỉ báo MACD mang tính chủ quan của người dùng

Giống như nhiều chỉ số kỹ thuật khác, chỉ báo MACD có thể cài đặt thay đổi để đưa ra số lượng tín hiệu gần như vô hạn. Điều này có nghĩa là kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào cài đặt của người dùng.

Được sử dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với các chỉ báo khác

Điều này Coinvn đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong các bài viết của mình. Chỉ sử dụng một chỉ báo mang lại rủi ro rất lớn. Kết hợp nhiều chỉ báo với nhau sẽ nâng cao xác suất chính xác của tín hiệu, 3 cách kết hợp trên là ví dụ hoặc nhà đầu tư cũng có thể tự tìm ra phương pháp kết hợp của riêng mình.

Tổng kết

Chỉ báo MACD được phát triển cách đây vài thập kỷ, nó có khả năng cung cấp tín hiệu giao dịch đáng tin cậy. MACD đặc biệt hiệu quả khi giao dịch trong dài hạn và sử dụng trên khung thời gian lớn. Chỉ báo này khá phức tạp và đòi hỏi người dùng phải dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu. Mong rằng chia sẻ hôm nay có thể phần nào giúp bạn đọc có được kiến thức nền cơ bản về loại chỉ báo phổ biến này.

Đừng quên theo dõi chuyên mục phân tích kỹ thuật của chúng tôi để cập nhật nhưng thông tin mới nhất nhé.