VSA (Volume Spread Analysis) là gì? Sử dụng thế nào?

VSA là một chỉ báo được nhà đầu tư sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật. Đây là một chỉ báo do Tom Williams phát hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX.

19383Total views
VSA (Volume Spread Analysis) la gi? Su dung the nao? - anh 1
VSA (Volume Spread Analysis) là gì? Sử dụng thế nào?

Tổng quan về chỉ báo Volume Spread Analysis

Volume Spread Analysis (VSA) là gì?

VSA là viết tắt của 3 từ Volume Spread Analysis cho biết khối lượng giao dịch để các nhà đầu tư có thể dự đoán giá của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Nó thường xuất hiện dưới dạng nến trên đồ thị giúp trader biết được khối lượng cung, cầu. Dựa vào đó sẽ dự đoán được xu hướng trong tương lai của một tài sản bất kỳ.

Cụ thể, những yếu tố mà nó phân tích bao gồm:

  • Volume: Khối lượng giao dịch
  • Range/Spread: Phạm vi giá (khoảng cách giữa mức giá cao và thấp nhất, thể hiện độ cao của thân nến)
  • Closing Price: Giá đóng cửa (giá đóng cửa gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến)
VSA (Volume Spread Analysis) la gi? Su dung the nao? - anh 2
Volume Spread Analysis (VSA) là gì?

Lý do mà VSA được đánh giá cao?

VSA được ra đời để dự đoán những gì mà các cá voi sẽ làm và volume chính là một tín hiệu nhận biết. Từ đó, nhà đầu tư có thể tìm điểm vào lệnh và kiếm thêm lợi nhuận.

Điều kiện hoạt động của VSA

Hầu hết, VSA hoạt động trên nhiều thị trường như: Crypto, Forex… Điều kiện cơ bản để VSA hoạt động là:

  • Thứ nhất, thị trường mà bạn tham gia sẽ gồm các cá nhân và tổ chức…
  • Thứ hai, bạn cần phải có nguồn dữ liệu đáng tin cậy

Lịch sử hình thành phương pháp VSA

Người đã phát hiện ra phương pháp phân tích VSA là một nhà giao dịch chứng khoán có tên là Tom Williams. Anh nhận thấy diễn biến trên thị trường đều xuất hiện trên biểu đồ. Sau đó, dựa trên phương pháp Wyckoff thì anh đã tìm ra mối tương quan giữa khối lượng giao dịch và giá đóng cửa.

Tom đã từng chia sẻ:

“Thị trường không di chuyển ngẫu nhiên như nhiều nhà giao dịch nghĩ. Họ không thực sự hiểu bản chất của sự chuyển động trên thị trường. Vì vậy họ thường giao dịch sai lầm, dựa trên việc hiểu về mối quan hệ cung cầu từ biểu đồ giá, bạn sẽ có lợi thế hơn một đám đông không am hiểu về thị trường.”

Cách phân tích giá và chỉ báo VSA

Phân tích VSA có 2 dạng nến phổ biến và được sử dụng nhiều nhất: nến No Demand (Không có khối lượng mua) và nến No Selling Pressure (Không có áp lực bán).

Nến No Demand trong xu hướng tăng

Khối lượng giao dịch mua thường tăng khi thị trường đang bước vào Bull Market. Còn nếu khối lượng mua của một đồng tiền mã hóa bất kỳ không tăng lên, thì đây chỉ là Bull Trap.

Mô hình nến No Demand xuất hiện trong Bull Trap là những tín hiệu cho nhà đầu tư thấy volume mua không tăng lên và có khả năng xu hướng tăng sẽ kết thúc. Nến No Demand có hình dạng như sau:

  • Mức giá đóng cửa của phiên giao dịch sau cao hơn phiên trước
  • Trong 2 phiên gần nhất, khối lượng giao dịch thấp
  • Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)

Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm

Khi Bear Trap xuất hiện sẽ kéo theo việc có nhiều nhà đầu tư bán tài sản. Trong trường hợp này, nếu thị trường có tín hiệu giảm giá, nhưng khối lượng giao dịch bán tăng lên, thì giá có thể đảo chiều trong thời gian sắp tới.

Trong xu hướng giảm, cây nến No Selling Pressure xuất hiện chính là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Hình dạng nến như sau:

  • Mức giá đóng cửa của phiên cuối cùng thấp hơn so với phiên trước đó
  • Trong 2 phiên gần nhất, khối lượng giao dịch thấp
  • Phạm vi biến động giá hẹp

Nhà đầu tư có thể kết hợp với đường EMA 20 ngày và chỉ báo VSA để tìm 2 loại nến này, từ đó dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

Kiểm định xu hướng tăng với nến No Demand

  • Tại điểm (1), xu hướng giảm đang diễn ra và xuất hiện cây nến đỏ nằm dưới đường EMA 20 ngày
  • 3 cây nến No Demand xuất hiện liên tiếp (2) và đây là xu hướng tăng nhưng không duy trì được
  • VSA sẽ xác định 3 nến này là nến No Demand, thể hiện khối lượng mua trên thị trường rất yếu. Vào thời điểm này, nhà đầu tư cần vào lệnh Short
VSA (Volume Spread Analysis) la gi? Su dung the nao? - anh 3
Kiểm định xu hướng tăng với nến No Demand

Kiểm định xu hướng giảm với nến No Selling Pressure

  • Tại điểm (1), thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Sau đó tín hiệu giảm (2) và tại đây xuất hiện các nến với hình dạng No Selling Pressure.
  • (3) Khi cây nến này xuất hiện thì cũng là lúc phe mua bắt đầu chiếm ưu thế. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh Long tại đây
VSA (Volume Spread Analysis) la gi? Su dung the nao? - anh 4
Kiểm định xu hướng giảm với nến No Selling Pressure

Ưu điểm của phương pháp VSA so với các phương pháp phân tích khác

VSA là phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chênh lệch giá và khối lượng giao dịch từ đó trader có thể xác định nguyên nhân biến động trên thị trường tiền mã hóa. VSA tập trung vào việc giám sát các hoạt động của các Pro trader, cá nhân có số vốn lớn hoặc quỹ đầu tư và họ có thể thao túng thị trường.

Các phương pháp phân tích kỹ thuật như Sóng Elliott, RSI, MACD… đều tương đối chủ quan. Ngoài ra, chúng càng phổ biến và được sử dụng nhiều thì các Pro trader sẽ dễ dàng theo dõi hành vi của phần lớn các nhà giao dịch từ đó dễ dàng thao túng giá của một tài sản bất kỳ.

Tóm lại, VSA gồm 3 đặc điểm chính: Loại bỏ sự chủ quan, không bị thao túng và xác định nguyên nhân gây mất cân đối cung cầu. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp phân tích kỹ thuật khác và được sử dụng thành công bởi nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về phương pháp phân tích khối lượng giao dịch VSA. Đây là chỉ báo giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được những tín hiệu đáng tin cậy về chuyển động của giá.

Có thể bạn quan tâm: Awesome Oscillator là gì? Giao dịch với chỉ báo này như thế nào?