Lý giải sự bùng nổ của AMM trên thị trường

Con át chủ bài AMM – một mô hình tạo lập thị trường tự động, được tạo ra làm thay đổi hoàn toàn hệ thống giao dịch trong đầu tư. Dù mô hình AMM mới ra đời song nó lại được sự quan tâm của hầu hết tất cả nhà đầu tư tài chính và thay thế hệ thống giao dịch cũ lỗi thời, tạo nên sự bùng nổ AMM trên khắp thế giới.

8365Total views
Ly giai su bung no cua AMM tren thi truong - anh 1
Sự bùng nổ của AMM trên thị trường. Nguồn: Cointelegraph.

Đầu tư tài chính vốn là cụm từ mà mọi người đang quan tâm, nhất trong bối cảnh thế giới bùng phát đại dịch covid, dẫn đến nhiều ngành nghề, nhà máy, doanh nghiệp phải đình trệ. Nếu ai theo dõi thị trường tài chính từ đầu năm 2021 đến nay, sẽ thấy được Defi – một nền tài chính phi tập chung đang chiếm lĩnh thị trường đầu tư. Nó đang dần trở thành xu hướng mới với hứa hẹn sẽ đem lại nhiều ứng dụng, tính năng bùng nổ thị trường đầu tư tài chính crypto trong năm nay. Đặc biệt, ta phải kể đến con át chủ bài AMM – một mô hình tạo lập thị trường tự động, được tạo ra làm thay đổi hoàn toàn hệ thống giao dịch trong đầu tư. Dù mô hình AMM mới ra đời song nó lại được sự quan tâm của hầu hết tất cả nhà đầu tư tài chính và thay thế hệ thống giao dịch cũ lỗi thời, tạo nên sự bùng nổ AMM trên khắp thế giới. Để tìm hiểu kĩ về sự bùng nổ AMM, hãy cùng Coinvn tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ly giai su bung no cua AMM tren thi truong - anh 2
Automated Market Market (AMM).

AMM là gì?

AMM (tên tiếng anh được gọi là Automated Market Maker) là một mô hình tạo lập thị trường thụ động. Mô hình dựa trên cơ chế toán học để định giá một số các loại tài sản. Sau đó, AMM sẽ tự tạo ra thị trường để trao đổi việc mua bán. Mỗi nền tảng giao dịch khác nhau thì cơ chế AMM cũng có sự khác nhau song chúng đều có điểm chung là phụ thuộc vào yếu tố về độ thanh khoản trong thị trường. Các nhà đầu tư sẽ được tự động tạo AMM của chính họ và được phép thanh khoản cũng như truy cập nhiều token khác nhau.

Cơ chế hoạt động của AMM như thế nào?

AMM (Automated Market Maker) được hoạt động dựa trên nền tảng phi tập trung và là mô hình tạo lập thị trường tự động. AMM vẫn dựa trên một số lệnh truyền thống nhưng khác với mô hình giao dịch cũ là thay vì giao dịch với người khác thì AMM sẽ giao dịch với phần mềm được gọi là hợp đồng thông minh (Smart Contract). Hệ thống hợp đồng thông minh này được cài đặt các công thức dựa trên phương pháp toán học để quy ra giá cả hợp lý cho người dùng tham khảo khi giao dịch trên thị trường với tỷ lệ trượt giá thấp nhất. Đặc biệt, nếu người dùng theo mô hình AMM thì sẽ không cần bất kỳ ai để giao dịch, đơn giản là bạn chỉ cần làm việc với hợp đồng thông minh.

Nhà sáng lập gọi AMM là mô hình có tính phi tập chung quả không sai bởi khi người dùng là giao dịch, không hề có bên thứ ba nào kiểm soát giao dịch của các nhà đầu tư. Những thông tin mà bạn trao đổi để mua bán sẽ được hệ thống các khối Blockchain lưu giữ để người mua / người bán có thể thấy được và chấp nhận giao dịch. Vậy nên, dù là người mua hay người bán thì bạn  họ cũng chỉ làm việc với hợp đồng thông minh mà thôi. Nhưng một điều lưu ý là khi bạn đặt lệnh trên AMM không có nghĩa là AMM (cụ thể là hợp đồng thông minh) không phải là những người mua nên họ sẽ không thể trả tiền cho bạn ngay sau khi giao dịch với smart contract. AMM chỉ giúp bạn kết nối dễ dàng hơn với người mua/ người bán mà thôi. Vậy nói đi thì cũng nói lại, Phải có người khác thiết lập tạo ra thị trường để người khác giao dịch thì mới được cho là giao dịch thành công. Việc đó đã được các nhà cung cấp thanh khoản Liquidity xử lý.

Thị trường thanh khoản (Liquidity pool) giống như kho bạc của ngân hàng, trong đó chứ ngoại tệ và đồng Việt Nam. Nếu bạn muốn thực hiện giao dịch thì phải cho tiền Việt Nam đồng vào tài khoản và được đổi sang đồng đô la để giao dịch. Tất nhiên bạn sẽ mất một số tiền nho nhỏ gọi là phí giao dịch. Bên cạnh đó, Liquidity Providers sẽ cung cấp cho bạn một cặp tiền nhất định vào thị trường thanh khoản. Sau đó, họ sẽ nhận được lãi từ phí giao dịch của người dùng cuối cùng khi thực hiện các hoạt động trên các giao thức. Và ai cũng có thể trở thành người cung cấp thanh khoản. Ở đây, bạn hoàn toàn có thể tự tạo thị trường riêng và nhận lãi theo số vốn bỏ vào thị trường này.

Ly giai su bung no cua AMM tren thi truong - anh 3
Liquidity pool.

Nguyên nhân về sự bùng nổ AMM

Trước khi mô hình AMM gia nhập vào thị trường đầu tư, các nhà đầu tư thường giao dịch thông qua mô hình như sau: nếu họ muốn mua một tài sản mà mình muốn thì họ chỉ có thể mua khi người bán đồng ý với mức giá người mua đưa ra trước đó và ngược lại tương tự với người bán. Nhưng có một bất cập trong mô hình trao đổi mua bán ở đây. Bởi người mua luôn có xu hướng trả giá thấp nhất có thể mua tài sản mình muốn, trong khi người bán sẽ có xu hướng đẩy giá tài sản nên cao nhất có thể với mục đích bán được giá cao. Ở đây, ta có thể thấy được bất cập ở những giao dịch này. Như chúng ta đã biết, một giao dịch thành công khi giá mà bên mua và bên bán có sự tương đồng nhau, khi đạt đến một mức độ nào đó sẽ có sự đồng thuận của hai bên. Khi đó giao dịch mới được cho là thành công. Trong khi đó, xu hướng mức giá của người mua và người bán lại có sự chênh lệch giá cả quá lớn. dẫn đến nhiều người mua và nhiều người bán song không thành công. Điều này xuất hiện ở những sàn đầu tư giao dịch “ma” bởi ở đó không có sự thanh khoản.

Vì vậy, để giải quyết được vấn đề trên, AMM xuất hiện như một bên trung gian nhằm giải quyết những vấn đề trên, đưa người mua và người bán kết nối được với nhau, từ đó có nhiều giao dịch thanh khoản thành công.

Nếu chỉ nhắc bởi vì khắc phục được những nhược điểm của mô hình giao dịch cũ thì chưa đủ để dẫn đến sự bùng nổ của AMM. Như chúng ta phân tích bên trong về tầm quan trọng của thị trường thanh khoản. Chính bởi vậy mà AMM ngày càng phát triển và mở rộng quy mô về mặt này nhằm đáp ứng số lượng nhu cầu lớn của nhà đầu tư. Đồng thời, như chúng ta cũng biết rõ, tỷ lệ trượt giá càng thấp sẽ giúp tăng số lượng giao dịch, từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia – đây cũng là một trong những mục tiêu hướng đến của tất cả các sàn giao dịch trên thế giới. Muốn làm được điều đó thì không có gì nhanh bằng việc kích cầu sự thanh khoản trong mỗi sàn giao dịch. Vì vậy, để tăng tính hấp dẫn, AMM đã triển khai chức năng Liquidity Mining – một trong những hình thức đào coin/ token thế hệ mới thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các thị trường giao dịch

Với cái nhìn sâu và rộng mà AMM đã khắc phục hoàn toàn được nhược điểm của mô hình hình giao dịch cũ và thay thế bằng những ưu điểm vượt trội. Mặc dù AMM “sinh sau đẻ muộn” song với những tính năng thông minh đã thu hút và làm hài lòng tất cả các nhà đầu tư. Từ đó dẫn đến sự bùng nổ của AMM trên thị trường đầu tư tài chính trong và ngoài nước.

Tổng kết

Nhìn chung, AMM ra đời giúp các nhà đầu tư giao dịch trở nên nhanh chóng, được an toàn và tăng tính bảo mật thông tin hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, AMM cũng giúp giảm các rủi ro về mặt trượt giá so với mô hình giao dịch cũ. Thông qua bài viết trên ta có thấy thấy được sự bùng nổ AMM là điều hiển nhiên bởi những ưu điểm của chúng. Đội ngũ Coinvn mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn mang đến những thông tin hữu ích và thực tế về mô hình giao dịch AMM này.

Chúc các nhà đầu tư thành công!