So sánh blockchain Avalanche và Solana (Phần một)

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau so sánh blockchain Avalanche và Solana. Đây là hai trong số blockchain phổ biến nhất trong thị trường tiền mã hóa.

16930Total views
So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 1
So sánh blockchain Avalanche và Solana (Phần một)

Avalanche và Solana là những blockchain sở hữu hệ sinh thái vô cùng phát triển. Bên cạnh đó, cả hai mạng lưới này đều liên tục phát triển các ứng dụng thuộc các lĩnh vực như DeFi, NFT, GameFi và DAO. 

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không so sánh dựa trên cơ sở kinh tế. Bởi vì Avalanche và Solana có những nét đặc trưng riêng trong nền kinh tế của chúng và cung cấp các tính năng khác nhau.

Thay vào đó, trong phần một, chúng ta sẽ xem xét cả điểm mạnh, điểm yếu của Avalanche và Solana. Đây hai trong số những blockchain nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong thị trường Crypto.

Avalanche là một blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), an toàn và có khả năng mở rộng với hiệu suất cao. Đây là nơi người dùng có thể thực hiện hàng loạt giao dịch mà không gây ô nhiễm môi trường, với thời gian xử lý giao dịch chưa đầy hai giây và chi phí vô cùng thấp.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 2

Theo báo cáo tháng 01/2022, Avalanche có 17.700 nhà phát triển và con số đó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. 

Avalanche không chỉ được hỗ trợ bởi cộng đồng, mà còn nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ giàu kinh nghiệm của Ava Labs. Họ là những nhà lãnh đạo ở các công ty như Microsoft, Google, Morgan Stanley, AT&T, NASA và một số công ty lớn khác.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 3

Ứng cử viên tiếp theo trong bài so sánh này là Solana (SOL). Nền tảng này được thành lập vào năm 2017 bởi nhà khoa học máy tính Anatoly Yakovenko và được hỗ trợ bởi Solana Labs – một công ty phần mềm có trụ sở tại Hoa Kỳ và được điều hành bởi Solana Foundation có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Solana cũng là một blockchain phi tập trung – nơi các nhà phát triển có thể xây dựng các Dapp. Tương tự như Avalanche, Solana có khả năng mở rộng và thân thiện với người dùng, lập trình viên.

Solana sử dụng cơ chế đồng thuận PoH (Proof of History), dựa trên PoS (Proof of Stake) để có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây. Với thời gian tạo khối của Solana là 400 mili giây, Solana có thể xử lý từ 45.000 đến 65.000 giao dịch mỗi giây. 

Đây là tốc độ tương đương với mạng lưới thanh toán của VISA và điều này làm cho Solana trở thành nền tảng blockchain nhanh nhất trên thị trường tiền mã hóa.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 4

Tuy nhiên, trên thực tế để Solana có thể đạt được tốc độ xử lý giao dịch như đã đề cập thì đòi hỏi nó phải có nhiều cải tiến mới để nền tảng phát triển hơn nữa.

Chính vì thế, Solana tiếp tục phát triển hệ sinh thái của nó với nhiều loại Dapp, giao thức DeFi, NFT, DAO và hơn thế nữa.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 5

Nhóm nghiên cứu đằng sau Solana được gọi là Solana Labs, họ sẽ hỗ trợ nền tảng này về mặt kỹ thuật liên quan đến công nghệ blockchain.

Các tính năng của blockchain Avalanche và Solana

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các tính năng của từng dự án và đầu tiên sẽ là Avalanche.

Các tính năng của Avalanche

Tại Avalanche, các nhà phát triển có thể linh hoạt hơn đối với việc viết code trong các hợp đồng thông minh riêng tư và công khai. Đồng thời họ cũng có thể phát triển các Dapp kết hợp với các token và NFT sẵn có trong hệ sinh thái Avalanche. 

Nhờ vào khả năng mở rộng rất cao, tất cả người dùng trong hệ sinh thái của Avalanche đều có thể đồng loạt sử dụng bất kỳ Dapp nào, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất hoạt động của Dapp đó.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 6

Đối với mỗi mạng con, Avalanche có thể hỗ trợ xử lý khoảng 4.500 giao dịch mỗi giây. Do đó, mọi người có thể thực hiện một số lượng lớn giao dịch trên mạng lưới này, nhưng vẫn không gặp phải tình trạng tắc nghẽn. 

Ngoài ra, đội ngũ và cộng đồng của Avalanche cũng tự hào về khả năng bảo mật và phân quyền của mạng lưới. Bởi vì Avalanche là blockchain có 1.200 trình xác thực với lợi nhuận hằng năm mà họ kiếm được là 9,8%. Do đó, nó có mức độ an toàn cao và được kiểm chứng khi nó có khả năng chống lại cuộc tấn công 51%.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 7

Ngoài ra, bất kỳ ai nắm giữ AVAX đều có quyền tham gia vào hệ thống quản trị của Avalanche, để thông qua các đề xuất quản trị, cũng như đưa ra các đề xuất giúp mạng lưới này phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, không giống như các blockchain khác, Avalanche giới hạn quyền thay đổi hệ thống của nó.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 8

Một tính năng cốt lõi khác là khả năng tương tác, Avalanche có khả năng kết nối với các blockchain khác, với mục tiêu là hỗ trợ thực thi các hợp đồng thông minh.

Ví dụ: deBridge Finance là một giao thức chuỗi chéo đã phát triển các cầu nối Avalanche với Ethereum, Binance Smart Chain, Arbitrum và Polygon.

Một giao thức cầu nối quan trọng khác tương thích với Avalanche là WanChain. Nó hỗ trợ Avalanche kết nối với các blockchain khác như Bitcoin, Polkadot, Moonriver, Ripple, Dogecoin, Fantom và EOS.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 9

Tính năng của Solana 

Một trong những tính năng thú vị nhất của Solana, đó là nó cho phép mọi dự án tích hợp hoàn toàn trong nền tảng Layer 1 vững chắc của nó. Điều này nghĩa là Dapp sẽ an toàn và ổn định hơn với thời gian.

Một điều quan trọng khác cần xem xét của Solana là nó có khả năng chống kiểm duyệt. Tức là Solana được tạo ra để chống lại các biện pháp bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nó. 

Nói cách khác, cấu ​​trúc của Solana hướng đến việc đáp ứng ba thuộc tính rất quan trọng của một blockchain hoàn hảo là có khả năng mở rộng, độ bảo mật cao và phân quyền.

Các node của Solana được gọi là Cluster – một nhóm máy tính độc lập. Về cơ bản, nó hoạt động để lưu giữ bản ghi các sự kiện để tạo ra một sổ cái phi tập trung và không ai có quyền xóa dữ liệu trong đó.

Cả hai dự án đều có những tính năng vượt trội và có thế mạnh riêng. Nhưng nhìn chung thì Avalanche chiếm ưu thế hơn trong phần so sánh này. Bởi vì trên thực tế, Solana có một số vấn đề liên quan đến bảo mật và đã xảy ra một số vụ hack vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như vụ hack của cầu nối Wormhole. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư của Solana thất vọng và làm giảm mức độ tin tưởng của nhà đầu tư dành cho mạng lưới này.

Cơ chế đồng thuận của hai nền tảng

Cơ chế đồng thuận của Avalanche

Như chúng ta đã đề cập, Avalanche sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Và nền tảng này có được khả năng mở rộng, mức độ bảo mật cao và phi tập trung. Bên cạnh đó, mỗi mạng con của Avalanche có thể xử lý 4.500 giao dịch trên giây và tiết kiệm được năng lượng vì nó không cần phần cứng đặc biệt.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 10

Cơ chế đồng thuận của Solana

Mặt khác, Solana có một số tính năng chính khá sáng tạo khi sử dụng cơ chế đồng thuận mới là PoH. Với cơ chế này, các nút có thể xác minh thời gian và thứ tự của các giao dịch để ưu tiên xử lý chúng theo một trật tự nhất định.

Cơ chế đồng thuận này là một biến thể của Proof of Stake, nhưng nó sử dụng một chức năng bảo mật bằng mật mã, ghi lại mọi tính năng của các giao dịch theo thời gian.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 11

Với ưu thế của việc sử dụng cơ chế đồng thuận mới là Proof of History, Solana chắc chắn khác với rất nhiều blockchain khác bao gồm cả Avalanche. Do đó Solana giành được lợi thế hơn Avalanche trong phần này.

Phân quyền của hai nền tảng

Chỉ số duy nhất chứng minh blockchain thực sự phi tập trung là hệ số Nakamoto. Trong trường hợp của Avalanche, hệ số Nakamoto là 26 và mạng lưới này có khoảng 1.200 trình xác thực.

So sanh blockchain Avalanche va Solana (Phan mot) - anh 12

Trong trường hợp của Solana, thì mạng lưới có 1.249 trình xác thực và hệ số Nakamoto là 19. Tuy nhiên, cả hai nền tảng này đều thua xa Ethereum 2.0 với 342.000 trình xác thực.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này bắt nguồn từ chi phí giao dịch. Nếu như nhà đầu tư muốn trở thành một trong những nhà xác thực trên Ethereum 2.0 sẽ tốn rất nhiều chi phí. 

Mặt khác, việc xây dựng một node trong Avalanche hiện tại tốn 200 AVAX hoặc khoảng 15.000 USD và không yêu cầu nhiều về phần cứng nào. Trong khi Solana, bạn chỉ tốn tối đa khoảng 10.000 USD, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu phần cứng chuyên biệt. 

Do đó, đối với mục so sánh về phân quyền, Avalanche sẽ chiếm ưu thế hơn Solana vì chi phí tạo node hợp lý không yêu cầu nhiều về phần cứng. Thêm vào đó là hệ số Nakamoto cao và số lượng trình xác thực của nền tảng này gần bằng với Solana.

Kết luận

Trên đây là phần đầu tiên của bài viết so sánh blockchain Avalanche và Solana. Đội ngũ Coinvn hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về 3 khía cạnh cốt lõi tạo nên thương hiệu của Avalanche và Solana, đó là tính năng nổi bật, cơ chế đồng thuận và phân quyền. Đồng thời, bạn đọc có thêm một cái nhìn trực quan hơn về ưu điểm của Avalanche và Solana khi đặt chúng lên cùng một bàn cân. 

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục so sánh Avalanche và Solana thông qua hệ sinh thái của chúng. Hãy cùng đội ngũ Coinvn đón chờ phần hai trên trang web coinvn.com.