Xu hướng DeFi nào sẽ diễn ra trong năm 2022?

Không một quả cầu pha lê nào có thể cho chúng ta biết chính xác tương lai của chúng ta sẽ như thế nào và đó chính là điều khiến DeFi trở nên hấp dẫn.

8503Total views
Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 1

Bài viết này sẽ đánh giá ngắn gọn DeFi đã ở đâu, nó đã được định hình như thế nào bởi những hạn chế thị trường, sau đó sẽ tập trung vào các xu hướng mới nổi đáng chú ý trong DeFi.

Tài chính phi tập trung là danh mục đầu tiên của các ứng dụng phi tập trung để có một số sản phẩm phù hợp với thị trường, mặc dù việc các ứng dụng này bị giới hạn ở giai đoạn đầu. Thách thức chính đối với các “vòng lặp” trong ứng dụng DeFi là làm cách nào để khởi động các thị trường này. Việc tìm kiếm một đối tác sẵn sàng giao dịch là điều vô cùng khó khăn khi chỉ có vài nghìn người dùng DeFi là “active”.

Các ứng dụng DeFi đầu tiên gặp khó khăn để phát triển theo cấp số nhân trên thị trường với các mô hình ngang hàng. Điều này rất có thể là do chúng còn quá sớm so với số lượng người dùng. Ví dụ: Giao thức cho vay ban đầu EtherLend (“tổ tiên” của AAVE) đã kết hợp người cho vay và người đi vay ngang hàng, dẫn đến trải nghiệm người dùng tương đối kém và chậm.

Về mặt giao dịch, các sàn giao dịch dựa trên 0x Protocol như Radar Relay cũng phải vật lộn để được chấp nhận với order book của họ, vì không có đủ người dùng để các giao dịch được khớp lệnh nhanh chóng, cung cấp trải nghiệm dưới mức tối ưu so với các đối tác tập trung của họ.

Radar Relay 

Etherdelta cũng đang điều hành một sàn giao dịch dựa trên order book, với tiền gửi và khớp lệnh trên chuỗi. Nó có sức hút thực sự nhờ là nền tảng duy nhất để giao dịch các token mới hơn sau khi ICO (đợt phát hành coin lần đầu). Ứng dụng này đã phổ biến vào năm 2017, nhưng nó nhanh chóng mất đi tính phù hợp từ năm 2018 khi các sàn giao dịch tập trung bắt đầu niêm yết các tài sản này và với sự ra đời của Uniswap.

Etherdelta 

DeFi cần đáp ứng mong đợi của người dùng về tính tức thời, vì vậy thay vì mô hình ngang hàng peer-to-peer, mô hình peer-to-contract đã trở nên thống trị. Thành công đầu tiên là MakerDAO với DAI một tài sản thế chấp vào tháng 12/2017, cho phép bất kỳ ai cũng có thể vay ngay lập tức DAI để đổi lấy ETH. Về mặt giao dịch, đây là sự “chuyển biến” dần dần của mô hình AMM, với Uniswap vào tháng 11/2018, để các nhà giao dịch có thể mua và bán ngay lập tức. Về mặt cho vay, người dùng trên Compound và AAVE hiện đang có thể ngay lập tức kiếm lãi hoặc vay mượn tài sản thế chấp. Trải nghiệm người dùng được cải thiện đáng kể, dẫn đến việc DeFi cất cánh đúng cách vào năm 2020. Tuy nhiên, có một sự đánh đổi với các giải pháp tức thời này là một số giá trị vẫn còn trên chuỗi. Tính thanh khoản vẫn luôn còn, nhưng việc sử dụng nó không được tối ưu hóa hết mức có thể.

DeFi đã trở nên phổ biến trên Ethereum vào thời điểm mà giá ETH vẫn còn “rẻ”. Tất nhiên, sự phổ biến của Ethereum đã vượt ra ngoài DeFi kể từ năm 2020, vì chuỗi này cũng trở thành lớp nền tảng cho các dự án NFT và các hoạt động xuyên chuỗi… Đến nay, việc bỏ ra từ 50 USD trở lên cho phí mạng chỉ để thực hiện các thao tác đơn giản về mặt khách quan đang hạn chế sự phát triển của DeFi. 

Có thể tầm nhìn ban đầu của Ethereum không phải là trở thành “chuỗi cao cấp” bằng mọi giá, nhưng sự phức tạp về kỹ thuật để mở rộng quy mô một chuỗi khối nơi hàng tỷ người được hỗ trợ bởi bằng chứng công việc (PoW) không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Và ngày càng có khả năng Ethereum sẽ chỉ còn lại là settlement layer (lớp cơ sở) an toàn mà chỉ những người giàu có nhất mới có thể tương tác trực tiếp, trong khi hầu hết chúng ta gián tiếp tận dụng tính bảo mật của nó.

Hệ sinh thái Web3 đã tích cực giải quyết vấn đề này, với việc giới thiệu các blockchain Layer 1 khác (ví dụ: NEAR, Polkadot, Solana, Avalanche, Fantom, Polygon) và các giải pháp mở rộng Layer 2 (ví dụ: Aurora, Immutable X, Arbitrum, Optimism, ZkSync, StarkNet). Các giải pháp này có một loạt các giả định về độ tin cậy và chi phí mạng và cũng sẽ có những hạn chế riêng đối với các use case mà có thể được xây dựng trên hệ sinh thái đó. 

Tương lai nào cho DeFi?

Rõ ràng chúng ta đã vượt qua thời điểm DeFi chỉ có vài nghìn người dùng. Theo số liệu từ Dune Analytics, có 4,5 triệu ví đang hoạt động trong DeFi.

Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 2

Điều này sẽ tạo ra hai xu hướng chính trong tương lai:

  1. Việc chuyên nghiệp hóa DeFi, với các nguyên tắc tài chính phức tạp hơn.
  2. Sự đổi mới của DeFi trên các chuỗi “rẻ hơn” sẽ quay trở lại mô hình ngang hàng.

Cũng rõ ràng rằng sự thành công của mô hình vote-escrow token (cơ chế khóa token để giành quyền biểu quyết) của Curve đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của token bền vững trong DeFi. Mặc dù tính bền vững có thể có nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào những gì mà mỗi dự án đang tối ưu hóa… Tuy nhiên, rõ ràng rằng xu hướng trong tương lai sẽ là một trong những cơ chế token incentive được thiết kế cẩn thận để đảm bảo rằng những người dùng “gắn bó” với một giao thức trong dài hạn là những người ưu tiên được thưởng nhất.

Với cách nhìn này, đây là một số lĩnh vực tiềm năng cần theo dõi trong các ngành dọc của DeFi:

Trading

Mô hình AMM ổn nhưng nó không hoàn hảo. Việc thiết kế này sẽ mất thị phần theo thời gian với sự trở lại của các giải pháp giao dịch ngang hàng. Đã có những lựa chọn thay thế đáng tin cậy, chẳng hạn như giao thức phái sinh của dYdX trên StarkEx hoặc ZigZag trên Zksync.

Giao diện giao dịch từ dYdX

Đã có một xu hướng thú vị khác cho phép người dùng DeFi giao dịch chuyên nghiệp hơn. Các trình tổng hợp như 1inch  hoặc matcha bao gồm định tuyến giao dịch đến các nhà tạo lập thị trường. Và gần đây hơn là Hashflow cho phép các trader giao dịch trực tiếp với các nhà tạo lập thị trường theo định dạng yêu cầu báo giá (request for quote format – thư mời thầu). Trên thực tế, Hashflow là một trong những cách hiệu quả nhất để giao dịch trên Ethereum hiện nay, rẻ hơn so với giao dịch trên Uniswap V2 (từng là tiêu chuẩn vàng về hiệu quả). Vì vậy Hasflow thực sự rất phù hợp cho giao dịch L1. Hashflow cũng đang dần tung ra một tính năng cho phép người dùng cho vay thanh khoản để các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp tạo ra thị trường trên Hashflow. Đây là một giải pháp thay thế đáng tin cậy để trở thành nhà cung cấp thanh khoản trên AMM cho những người tìm kiếm lợi nhuận trên tài sản của họ.

Các giao thức như Hashflow, cho phép giao dịch trực tiếp với các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp, dường như là con đường đáng tin cậy để cung cấp quyền truy cập luôn vào các sản phẩm tài chính phức tạp hơn như quyền chọn – options.

Các chiến lược quản lý tài sản tinh tế

Như đã đề cập, về cơ bản không thể giao dịch quyền chọn ngang hàng trong DeFi, vì các giao thức quyền chọn vẫn quá kém thanh khoản. Tất nhiên điều đó không ngăn cản những người xây dựng DeFi, với các giải pháp như StakeDAO hoặc Ribbon cho phép bất kỳ ai tham gia quyền chọn bán (covered call) hay quyền chọn mua (covered put). Đây là sự tiếp nối của một xu hướng rộng rãi hơn đã được bắt đầu với Yearn Finance cho phép tổng hợp vốn để thực hiện hiệu quả các chiến lược quản lý tài sản trong khi tối ưu hóa phí mạng cho những người tham gia.

Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 3

Mùa hè DeFi đã giới thiệu lợi nhuận hấp dẫn cho Ethereum vào năm 2020 và giờ đây người dùng DeFi đang khao khát nhiều hơn thế. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro về số lượng ngày càng tăng để xây dựng danh mục các chiến lược. Vì vậy, có khả năng chúng ta sẽ tiếp tục nhận thấy sự đổi mới giống như các chiến lược Covered call. Chẳng hạn chiến lược “cash and carry trade – chiến lược thao túng sự chênh lệch giá giữa giá giao ngay (spot) và giá tương lai tương ứng của nó” cho mọi người trong các kho thanh khoản tích hợp tương tự.

DeFi chủ yếu vẫn sẽ được định giá bằng USD, nhưng nhiều loại tiền tệ hơn sẽ gia nhập thị trường, bắt đầu bằng đồng Euro

DeFi được định giá bằng đô la Mỹ, nhưng khi thị trường trưởng thành và lãi suất kìm lại (yield compress), người dùng sẽ phải suy nghĩ về hậu quả của việc mua đồng đô la Mỹ. Việc xây dựng stablecoin USD trong thời gian dài đã dễ dàng hơn, nhưng với các giao thức như Angle, ra mắt vào cuối năm 2021 và nhanh chóng trở thành stablecoin euro thanh khoản nhất trong DeFi, tin rằng chúng ta sẽ thấy một xu hướng mà các loại tiền tệ khác cũng sẵn sàng có thể “thâm nhập” vào DeFi.

Trên thực tế, ngay cả khi DeFi tiếp tục được tính bằng USD, các giao thức như Angle cũng cho phép bảo hiểm rủi ro tiền tệ. Điều này sẽ cho phép các chiến lược triển khai USD trong DeFi và phòng ngừa rủi ro ngoại hối, cho phép người châu Âu kiếm được lợi nhuận từ đồng Euro của họ mà không phải lo lắng về tỷ giá EUR/USD.

Giao thức phòng ngừa rủi ro/Hoán đổi lãi suất

Về chủ đề bảo hiểm rủi ro và khi thị trường DeFi trưởng thành, những người tham gia thị trường chuyên nghiệp hơn sẽ tìm kiếm các nguyên tắc tài chính tiên tiến hơn. Điều này cũng đi cùng với xu hướng xem xét nhiều loại chiến lược hơn để xây dựng danh mục đầu tư các cơ hội tạo ra lợi nhuận.

Một nguyên nhân cần tìm là hoán đổi lãi suất cho phép dao động lãi suất phòng ngừa rủi ro, cho dù đó là đối với thị trường cho vay/đi vay như AAVE, hay đó là tỷ lệ tài trợ (funding rate) như dYdX hoặc FTX.

Nói chung, có hai loại giải pháp để bảo hiểm rủi ro lãi suất trong DeFi:

Loại sản phẩm đầu tiên sử dụng tài sản sinh lãi, chẳng hạn như aUSDC (USDC trên AAVE thu lãi mỗi khối) và chia nó thành tiền gốc (ở đây là USDC) và lợi tức (ở đây là lãi trên USDC). Ví dụ về các dự án xây dựng trong thị trường đó là APWine (ra mắt với hình thức bán công khai trên Balancer), Element.fi và Pendle. Nhược điểm chính đối với loại giải pháp này là nó thường không hiệu quả về vốn đối với người dùng, bởi vì bạn cần phải khóa giá trị của toàn bộ vị thế trong một hợp đồng thông minh.

Cách khác để xây dựng giao thức hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap Protocols) là thông qua phương pháp phái sinh, có thể hiệu quả hơn về vốn. Trái ngược với việc khóa tài sản có thể được bảo hiểm, các giao thức phái sinh cho phép những người tham gia thị trường chỉ khóa các khoản lỗ thực tế của họ theo thời gian (hoặc dù họ muốn bao nhiêu để quản lý rủi ro thanh lý) và đó là các giao thức quản lý tài sản thế chấp cần thiết để duy trì vị trí có nguy cơ bị thanh lý (buộc phải đóng vị thế). Trong danh mục này, có Strips Finance và Voltz. Strips đang sử dụng phương pháp phái sinh thuần túy và Voltz đang sử dụng tính thanh khoản tập trung của Uniswap V3 trong sản phẩm AMM của họ. Cả Strips và Voltz đều có một cách tiếp cận thú vị để xây dựng giao dịch hoán đổi lãi suất mà họ đang xây dựng chúng trên các nền tảng công nghệ khác nhau và trên các chuỗi khác nhau (Strips → Arbitrum, Voltz → Ethereum).

Đây chắc chắn là một lĩnh vực cần theo dõi, đặc biệt là để xây dựng các chiến lược phức tạp hơn cho các giao thức quản lý tài sản như Yearn Finance hoặc StakeDAO, hoặc chỉ đơn giản là cho những người dùng đang tìm cách đầu cơ hoặc bảo vệ lãi suất. Ví dụ: Strips Finance gần đây đã hoạt động, cho phép giao dịch tỷ lệ tài trợ của các thị trường phái sinh tập trung BTC từ FTX và Binance.

Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 4

Cho vay ngang hàng

Cho vay trong DeFi chỉ khả thi trong các mô hình pooled với các giải pháp như AAVE và Compound. Mặc dù điều này rất thuận tiện (có thể kiếm lãi hoặc vay ngay lập tức), nhưng nó khá kém hiệu quả vì lãi tích lũy của người đi vay đang được chia cho tất cả những người gửi tiền, mặc dù phần lớn thanh khoản đó thường không được sử dụng.

Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 5

Bây giờ DeFi đang được sử dụng tích cực và có một số lượng đáng kể người dùng cho vay và đi vay. Chúng ta có thể thử nghiệm quay lại mô hình ngang hàng, đó là những gì Morpho đang xây dựng chẳng hạn, nơi họ kết hợp người dùng ngang hàng với nhau bất cứ khi nào có thể. Và nếu không thể, họ quay trở lại thị trường AAVE/Compound. Kết quả là chúng ta sẽ thấy nhiều giao thức khởi động hơn các thị trường cho vay ngang hàng (và đặc biệt là để giải quyết việc vay nợ chống lại NFT).

MEV (lợi nhuận của thợ đào từ việc lợi dụng quyền lợi của mình) vẫn sẽ là một thách thức lớn, ngay cả đối với L2

Việc tăng phí giao dịch trung bình cho người dùng do MEV rất có thể là không thể tránh khỏi, vì vậy, nếu ít nhất là vì lợi ích của việc tăng doanh thu cho người xác thực mạng, điều này có thể sẽ làm tăng sự hấp dẫn sở hữu và staking native token trên các chuỗi này, làm giảm tỷ lệ lạm phát để đạt được mức độ bảo mật tương tự cho các mạng này. Một số loại thuế giá trị gia tăng từ người dùng DeFi, tốt nhất nên được chi để tăng sự tin cậy của các mạng này hơn là rơi vào tay các tác nhân ngẫu nhiên.

Tài chính hóa NFT

Hầu hết mọi người đều đã tiếp cận đến khái niệm NFT và đã có sự phấn khích về tiềm năng của nó. Xu hướng thực sự bắt đầu trong gaming và nghệ thuật kỹ thuật số, nhưng dần dần NFT sẽ cho phép mang lại nhiều loại tài sản tài chính trên chuỗi hoặc giới thiệu các sản phẩm tài chính sáng tạo.

Xu huong DeFi nao se dien ra trong nam 2022? - anh 6
Tinlake
  • Các giải pháp như Tinlake của Centrifuge cho phép vay dựa trên tài sản thế giới thực (thị trường đã tồn tại trên AAVE).
  • Các giải pháp như NFT của StakeDAO cho phép thưởng cho người dùng trung thành bằng quyền truy cập có kiểm soát vào các chiến lược giao dịch độc đáo.
  • Blackpool cho phép các chiến lược đầu tư xung quanh NFT, ban đầu với các trò chơi như Sorare, Axie Infinity và Guild of Guardians. Ngoài ra, Blackpool rất phù hợp để bắt đầu triển khai vốn trong các NFT tài chính cũng như trở thành một quỹ đầu cơ thực sự trên chuỗi.
  • YGG cho phép tài chính hóa nền kinh tế trò chơi, điều phối các tác nhân kinh tế trên các trò chơi này ở quy mô toàn thế giới.
  • Sẽ có các thị trường cho vay/đi vay dành riêng cho các NFT tài chính dễ định giá hơn.

Đây sẽ là một xu hướng chính của DeFi trong tương lai

Trong khi chúng ta đang nói về chủ đề của NFT, rõ ràng là một số thị trường đã thống trị như Opensea hoặc Looksrare, nhưng chúng ta cùng hy vọng rằng các nhà tổng hợp như Genie sẽ ngày càng có được lưu lượng truy cập, trở thành nơi dễ dàng nhất để mua NFT.

Kết luận

Thị trường DeFi rõ ràng đang trưởng thành và trong khi các “vòng lặp” phải giải quyết tình trạng thiếu người dùng và sau đó là chi phí mạng đắt đỏ, thì hai nhóm thách thức này trong thị trường DeFi đang dần biến mất.

Điều này sẽ dẫn đến việc ra mắt các thị trường tài chính “nguyên thuỷ” chuyên nghiệp hơn, tức là chuyên nghiệp hóa thị trường và tương tự, quay trở lại mô hình order book hiệu quả hơn cho các tài chính sơ khai này. Hơn nữa, khi nhận thức tăng lên, có thể thấy trước rằng sẽ có nhiều đối tượng thị trường đại chúng hơn, thất vọng với hệ thống tài chính truyền thống và tìm kiếm lợi suất tốt hơn. Khi đó họ sẽ tham gia thị trường thông qua các chuỗi này.

Cuối cùng, mô hình pooled phổ biến trên Ethereum cũng không có khả năng biến mất. Do đó, các đổi mới cũng sẽ tiếp tục diễn ra trên hệ sinh thái Ethereum, nơi vốn hoá đang được gộp lại để bù đắp chi phí mạng.