Ponzi trong DeFi đã phát triển như thế nào?

DeFi là một nền tài chính phi tập trung và không chịu kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Chính vì thế, đây được mệnh danh là môi trường hoạt động của nhiều dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi.

9006Total views
Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 1
Ponzi trong DeFi đã phát triển như thế nào?

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của cụm từ Decentralized Finance, đây là một nền tài chính phi tập trung (hay còn được gọi là tài chính mở) và không chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ tổ chức tập trung nào. 

Các dịch vụ tài chính trong DeFi được cung cấp trên các blockchain công khai thông qua các hợp đồng thông minh. Ethereum, Binance Smart Chain, Cardano và Solana là những nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến nhất, cho phép các nhà phát triển tạo Dapp trên mạng lưới của họ. Các Dapp này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng phần lớn trong số chúng là ứng dụng trong lĩnh vực tài chính.

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 2

Quá trình phát triển DeFi đã tiến triển đến mức tồn tại các bản mẫu tạo token. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra token chỉ trong vài phút mà không cần bất kỳ kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm lập trình nào. 

Điều này có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu tạo ra các token không tiềm năng để lừa đảo các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Tính đến thời điểm hiện tại thì phổ biến nhất là các kế hoạch Ponzi bất hợp pháp.

Bên cạnh một số blockchain được phân cấp và không có trách nhiệm tuân thủ luật pháp, còn có một số blockchain tập trung có trụ sở tại các khu vực không chịu sự giám sát từ các cơ quan có thẩm quyền. Điều này lại càng mở ra nhiều cơ hội cho những kẻ xấu thiết lập các âm mưu lừa đảo theo hình thức Ponzi trên các blockchain này.

Hầu hết các blockchain cho phép phát triển và triển khai Dapp không yêu cầu quy trình xác thực danh tính (KYC). Điều này có nghĩa là mọi người có thể tạo Dapp mà không cần tiết lộ danh của bản thân.

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 3

Vậy chính xác thì Ponzi là gì? Chúng hoạt động như thế nào trong không gian DeFi?

Hình thức Ponzi được đặt theo tên của kẻ lừa đảo người Ý – Charles Ponzi. Đây là một trò lừa đảo, chủ dự án sẽ trả tiền cho các nhà đầu tư trước đó bằng số tiền thu được từ các nhà đầu tư mới. Thông thường, dự án sẽ hứa hẹn với các nhà đầu tư giúp họ tạo ra lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn từ khoản đầu tư của họ. Khoản lợi nhuận này thường cao hơn tất cả các loại lợi suất chính thống khác.

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 4

Các kế hoạch Ponzi sẽ hoạt động dựa vào các khoản tiền đầu tư và số lượng nhà đầu tư mới. Nếu một kế hoạch Ponzi không thu hút được các nhà đầu tư mới, nó sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Bên cạnh đó, nếu một số lượng lớn các nhà đầu tư nhanh chóng rút tiền khỏi dự án, chủ dự án Ponzi sẽ thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa vì họ không thể thanh toán các khoản nợ. 

Ngoài ra, các nhà chức trách có thể kiểm tra một văn phòng bất kỳ, nếu họ phát hiện công ty đó hoạt động theo mô hình Ponzi thì công ty này sẽ sụp đổ ngay lập tức.

Ví dụ: Kế hoạch Ponzi gần đây nhất liên quan đến Giám đốc điều hành của EminiFX –  Eddy Alexandre. Ông đã hứa với các nhà đầu tư mới sẽ trả lợi tức đầu tư là 5% mỗi tuần. Sau một thời gian hoạt động, FBI đã bắt giữ ông Eddy Alexandre. Công ty này bị cáo buộc là lừa đảo khách hàng hơn 59 triệu USD.

Ponzi trong DeFi là gì?

Trong không gian DeFi, các kế hoạch Ponzi tinh vi hơn và khó có thể nhận ra trong giai đoạn đầu. Những kẻ lừa đảo Ponzi trong DeFi sẽ bán token cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường và hứa hẹn cung cấp APY staking cao.

Staking và Yield farming là hai hình thức tạo lợi nhuận thụ động hấp dẫn nhất trong không gian DeFi. Người dùng DeFi sẽ gửi và khóa token của họ trên nền tảng DeFi để kiếm được lợi nhuận hàng năm (APY). 

Về cơ bản thì hệ sinh thái DeFi dựa vào token được stake để có sự đồng thuận. Điều này có nghĩa là nếu bạn staking token của mình trên nền tảng DeFi với APY là 200% mỗi năm, thì số token mà bạn sở hữu sẽ tăng gấp 2 lần trong một năm.

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 5

Tuy nhiên, người dùng phải khóa token của mình trong một khoảng thời gian khá lâu. Đồng thời, phần thưởng staking càng lớn thì tỷ lệ lạm phát token càng cao. Điều này khiến giá giảm mạnh và nhà đầu tư không thể bán token vì chúng vẫn còn thời hạn staking. 

Như vậy, để nhà đầu tư có thể bán token đã staking và thu lợi nhuận sau một năm, dự án phải có sự gia tăng đáng kể về các nhà đầu tư mới nhằm bù đắp nguồn cung ngày càng tăng. Điều này hoàn toàn tương ứng với định nghĩa của hình thức Ponzi, vì nó phải dựa vào khoản tiền và số lượng nhà đầu tư mới để duy trì hoạt động của dự án.

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 6

Nếu một giao thức DeFi có phần thưởng staking cao lại không thu hút được các nhà đầu tư mới và không thể đốt cháy nguồn cung dư thừa, thì giá token của dự án đó sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Chính vì thế, những kẻ lừa đảo sẽ bán cho khách hàng của họ một tài sản mà họ có thể thổi phồng giá trị. Sau đó hứa hẹn giúp họ có được một khoản lợi nhuận cao để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới.

Mặt khác, việc canh tác lợi nhuận (Yield farming) phụ thuộc vào nguồn cung cấp thanh khoản. Để nhà đầu tư có thể mua các token mới được đúc trên một sàn giao dịch phi tập trung đòi hỏi dự án phải có một nguồn thanh khoản tương đối cao. 

Ponzi trong DeFi da phat trien nhu the nao? - anh 7

Về cơ bản thì một Farmer sẽ mua một lượng USD bằng nhau cho hai token. Một nửa trong số đó được chuyển đến token mới được đúc và nửa còn lại chuyển sang token/coin đáng tin cậy hơn, chẳng hạn như Ethereum hoặc USDT.

Sau đó, thanh khoản mới được thêm vào một trong các pool của sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Những người mới tham gia vào pool này có thể tự động chuyển đổi token của họ (như ETH hoặc USDT) để đúc token mới tương ứng với pool đó. Phí giao dịch được phân phối tự động cho các nhà cung cấp thanh khoản của pool này.

Để liên tục kiếm được lãi suất cao từ hình thức Yield farming, những kẻ lừa đảo sẽ tính phí giao dịch cao hơn. Sự tăng trưởng của loại hình này cũng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người dùng mới. 

Hầu hết phần thưởng của pool sẽ được tính bằng token mới được đúc. Khi kế hoạch DeFi Ponzi mở rộng, những kẻ lừa đảo thường xuyên tấn công nguồn thanh khoản này bằng cách trao đổi các token mới để đổi lấy các đồng coin/token đáng tin cậy hơn (ETH hoặc USDT). Điều này có thể đẩy giá của token mới xuống 0 hoặc gần bằng 0. Khi đó, người chịu thiệt là các Farmer và Staker của các chương trình DeFi Ponzi vì họ nắm giữ hàng tỷ token vô giá trị.

Một số lưu ý giúp bạn tránh đầu tư vào các dự án Ponzi

Chúng ta không thể đánh đồng tất cả dự án trong DeFi đều là Ponzi. Trên thực tế có rất nhiều giao thức DeFi cung cấp giá trị và tiện ích thực sự cho các nhà đầu tư. Những dự án này đều sở hữu chứng nhận kiểm toán và có kế hoạch đốt token định kỳ để giảm lạm phát.

Nếu bạn là một nhà giao dịch tiền mã hóa mới đang tìm cách đầu tư vào DeFi, thì phải đảm bảo rằng token mà bạn đầu tư không phụ thuộc vào sự tăng trưởng của người dùng mới. 

Hơn nữa, nếu giao thức hứa hẹn sẽ giúp bạn nhận được một khoản lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đó không phải là kết quả của việc tạo ra giá trị và tiện ích, thì tốt hơn hết là  chúng ta nên tránh xa dự án đó. 

Ngoài ra, hầu hết tất cả các vụ lừa đảo DeFi đều quy thành hành vi trộm cắp tiền của người dùng và được thực hiện bởi những kẻ lừa đảo không rõ danh tính. Chính vì thế, nhà đầu tư cũng nên thận trọng hơn với các dự án có đội ngũ phát triển không rõ danh tính. Bởi vì các vấn đề trên đều thể hiện một mối tương quan rất lớn với các kế hoạch Ponzi mà đội ngũ Coinvn đã đề cập trong bài viết.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin nhận biết một dự án Ponzi đột lớp giao thức DeFi, cũng như là một số lưu ý giúp bạn đọc tránh được bẫy lừa đảo của những dự án đó. Các hình thức lừa đảo Ponzi đã không còn quá xa lạ với nhà đầu tư ở thị trường tài chính truyền thống. Trong không gian DeFi, hình thức này sẽ tinh vi và khó có thể điều tra danh tính của chủ mưu nếu dự án đó bị sập. Chính vì thế, bạn đọc cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư bất kỳ dự án nào.