Tất tần tật những điều cần biết về AMM

AMM là gì? Nó hoạt động ra sao, có ưu điểm gì và quan trọng thế nào trong DeFi. Hãy cùng tìm hiểu cùng Coinvn để có thêm sự lựa chọn đầu tư có lợi.

21347Total views
Tat tan tat nhung dieu can biet ve AMM - anh 1
AMM là gì?. Nguồn: Cointelegraph.

AMM là gì? Automated Market Maker đang được xem là bước tiến ấn tượng nhất của DeFi. Ngành công nghệ Blockchain đề cao tính bảo mật và ẩn danh, nhưng trên thực tế lại có không ít nhà đầu tư bị hack tài khoản trên các sàn giao dịch lớn nhỏ khác nhau. Khả năng kém thanh khoản của một số sàn giao dịch cũng là hạn chế, gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Nhà tạo lập thị trường tự động AMM ra đời để khắc phục những vấn đề này. 

Các thông tin được cung cấp trong bài viết:

  • Định nghĩa AMM là gì.
  • Nguyên tắc hoạt động của AMM.
  • Tầm quan trọng của công cụ AMM trong DeFi.

AMM là gì?

Automated Market Maker là công cụ tạo lập thị trường hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). AMM cho phép người dùng có thể tạo, thanh khoản và truy cập nhiều token khác nhau. Sàn giao dịch phi tập trung có AMM được xây dựng dựa trên công thức toán học để định giá tài sản

Cũng giống như các sàn giao dịch thông thường, sàn giao dịch này cũng có nhiều cặp tiền giao dịch khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là nhà đầu tư không phải chờ thời điểm khớp lệnh hay nhà đầu tư khác vào để đặt lệnh bán hay mua token. Với Automated Market Maker, smart contract đóng vào vai trò chính trong việc tạo ra giao dịch mua bán trao đổi.

Về cơ bản thì nguyên tắc hoạt động của những sàn giao dịch này cũng giống như các dịch vụ chuyển đổi nhanh ShapeShift hay Changelly. Nhưng nguồn vốn dự trữ sẽ được thay thế trên Smart Contract bằng các bể thanh khoản (Liquidity Pools). Mỗi bể thanh khoản có chứa 2 loại tài sản cho mỗi cặp giao dịch. Giá của tài sản dựa vào tỉ lệ tương đối của mỗi mã token trong bể. 

Công cụ tạo lập thị trường AMM được biết đến lần đầu tiên vào năm 2017 có tên là Bancor. Hiện nay, những cái tên phổ biến hơn có thể kể đến gồm có Uniswap, Curve, Network, Kyber và Balancer.

Automated Market Maker hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập ở phần AMM là gì thì Automated Market Maker hoạt động dựa theo các công thức toán học để định giá tài sản. Về cơ bản thì AMM cũng sở hữu các chức năng như một sàn giao dịch thông thường. Tuy nhiên, thay vì giao dịch với trader khác hay bên trung gian thứ ba thì bạn sẽ tương tác trực tiếp với hợp đồng thông minh. Nhà đầu tư sẽ nhận được tài sản muốn mua hoặc bán được xác định dựa trên công thức toán học.

Lấy ví dụ đơn giản như ở sàn giao dịch thông thường thì bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán theo giá mà bạn đưa ra. Khi nhà đầu tư khác có nhu cầu giao dịch, lệnh sẽ được khớp và giao dịch hoàn thành. Nhưng với nhà tạo lập thị trường tự động AMM thì khác, giá trị của đồng tiền được điều chỉnh theo thuật toán. Do đó, giá sẽ bằng nhau. Bạn sẽ không thể đặt trước được bất cứ lệnh mua hay bán nào. Lệnh sẽ được khớp ngay lập tức khi nhà đầu tư có nhu cầu và đặt lệnh.

Công thức tính của AMM là: X * Y = K. Trong đó, X và Y là số lượng token trong bể. K là hằng số bất kỳ được xác định trước. Phương trình được tính dưới dạng hình học hyperbole. Mỗi giao dịch đều có một mức trượt ảnh hưởng đến mức giá của token. Trượt giá càng lớn khi lệnh đặt càng có giá trị cao.

Tat tan tat nhung dieu can biet ve AMM - anh 2
Công thức tính AMM.

Cũng ở nội dung AMM là gì, chúng ta đã nhắc đến cụm từ bể thanh khoản, vậy đó là gì? Bể thanh khoản có tên tiếng Anh là Liquidity Pools (LP) và là phần không thể thiếu trong hoạt động của AMM. Thanh khoản được cung cấp bởi người dùng được định nghĩa là nhà cung cấp thanh khoản. Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ thêm tiền vào trong các pool thanh khoản. LP sẽ tính phí từ các giao dịch diễn ra trong bể của họ. Ví dụ như ở Uniswap, khi nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch đồng ETH và DAI, LP sẽ thu 50% giá trị của 2 đồng tiền này vào bể Etherum (ETH) và DAI.

Đặc điểm chung của AMM

Cũng giống như các công cụ khác, Automated Market Maker cũng có những đặc điểm riêng. Trước tiên, hãy cùng Coinvn tìm hiểu về ưu điểm của nhà tạo lập thị trường AMM này.

Ưu điểm

  • Giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động, nhanh chóng và minh bạch. Công cụ Automated Market Maker sử dụng thuật toán dựa trên hợp đồng thông minh, do đó người dùng không mất thời gian chờ khớp lệnh. Hơn thế nữa, thuật toán thông minh của AMM cũng tạo ra một thị trường cạnh tranh công bằng và minh bạch hơn. Bởi tất cả các giao dịch trao đổi đều được ghi nhận trên hệ thống Blockchain, người dùng có thể truy cứu thông tin bất cứ lúc nào mà không lo việc bị mất hay thất lạc.
  • Bảo mật cao hơn số tiền sau khi giao dịch sẽ được chuyển thẳng vào ví của bạn, điều này hạn chế tối đa sự tấn công từ phía hacker hay người dùng khác. 
  • Thông tin cá nhân được bảo mật và hoàn toàn ẩn danh: đây là một trong những điều đặc biệt. Người dùng không cần qua xác minh danh tính mà vẫn có thể thực hiện giao dịch mua bán. Điều duy nhất bạn cần lúc này là một địa chỉ ví điện tử có thể kết nối với sàn giao dịch AMM.

Nhược điểm

Mặc dù có tính bảo mật cao nhưng Automated Market Maker cũng khó tránh được sự tấn công hay các lỗ hổng bảo mật gây ảnh hưởng đến sàn giao dịch. Bên cạnh đó, sàn giao dịch Automated Market Maker cũng đang gặp phải một số nhược điểm như:

  • Lượng giao dịch và thanh khoản trên AMM thấp hơn so với các sàn giao dịch tập trung lớn. Đặc biệt là vấn đề trượt giá, khi bạn giao dịch càng nhiều một loại tiền thì giá trị của nó càng tăng lên. Các nhà đầu tư có thể mất nhiều tiền nếu giá di chuyển quá xa khó kiểm soát.
  • Tham gia sàn giao dịch Automated Market Maker đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang để lộ chiến lược riêng của mình. Nhà đầu tư khác có thể sẽ biết và thậm chí khai thác, áp dụng chiến lược đó của bạn.
  • Phí giao dịch cao hơn so với đa số các sàn giao dịch truyền thống.
  • Giao dịch hay bị tắc nghẽn.

Tầm quan trọng của Automated Market Maker trong DeFi

Sự ra đời của AMM được cho là giải quyết trở ngại lớn nhất trong việc đưa DEX (sàn giao dịch phi tập trung) đến với nhiều người dùng hơn. Automated Market Maker đang hỗ trợ tốt trong việc thanh khoản, góp phần đưa DEX tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư. DEX cũng phát huy tối đa lợi ích của nó thông qua sự trợ giúp của công cụ tạo lập thị trường.  

Automated Market Maker là giao thức mở, nó không yêu cầu người dùng tạo tài khoản riêng hay bắt buộc phải xác minh danh tính trước khi giao dịch. Bạn chỉ cần một địa chỉ ví là đã có thể tham gia vào giao dịch trên sàn. Và đương nhiên, sẽ không có ai loại bỏ dự án hay không cho phép người dùng giao dịch trên sàn. Ai cũng có thể thiết lập và tham gia cung cấp thanh khoản cho bất cứ token nào, hoàn toàn miễn phí. 

Một trong những lý do khiến AMM trở nên phổ biến chính là vì giao diện được thiết kế thân thiện và dễ sử dụng. Bởi vì các lệnh đánh được tính dựa trên thuật toán nên đã bớt đi những quyền đánh  lệnh mua bán và các biểu đồ giá.

Tổng kết

Thông qua khái niệm AMM là gì và những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy: AMM là một phần không thể thiếu trong không gian tài chính phi tập trung DeFi. Mặc dù Automated Market Maker vẫn còn hạn chế nhưng cũng không thể phủ nhận được ưu điểm của nó. Các phiên bản của công cụ Automated Market Maker được cập nhật và cải tiến hàng ngày để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. 

Hy vọng rằng qua những chia sẻ ở trên thì bạn cũng đã có hình dung rõ nét hơn về nhà tạo lập thị trường tự động AMM. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ nội dung này với các nhà đầu tư khác và nhớ theo dõi thường xuyên các tin tức mới nhất, phân tích chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu từ chúng tôi.