Những chỉ số cơ bản trong phân tích On-chain mà nhà đầu tư cần biết (phần 3)

Những chỉ số On-chain cơ bản trong phần này sẽ tập trung vào phương pháp phân loại nguồn cung Bitcoin và tình trạng lời/lỗ giữa các nhóm holder.

12988Total views
Nhung chi so co ban trong phan tich On-chain ma nha dau tu can biet (phan 3) - anh 1
Những chỉ số cơ bản trong phân tích On-chain mà nhà đầu tư cần biết (phần 3)

Những chỉ số On-chain cơ bản liên quan đến nguồn cung Bitcoin  

Một trong những điều thú vị của thị trường tiền mã hóa đó là ai cũng có thể tiếp cận dữ liệu On-chain chính xác, khách quan. Tuy nhiên, dữ liệu là công khai nhưng diễn giải số liệu thành những thông tin có giá trị dự báo để sử dụng lại là cả một quá trình.

Lần đầu tiên trong lĩnh vực tài chính, chúng ta có thể quan sát sự di chuyển trong thời gian thực của một tài sản, sự tích lũy của các nhà đầu tư dài hạn trong thị trường giá xuống và sự biến động lời/lỗ của các nhà giao dịch ngày này sang ngày khác.

Trong phần 3 của chuỗi bài viết về những chỉ số cơ bản trong phân tích On-chain mà nhà đầu tư cần biết, Coinvn sẽ giới thiệu đến bạn một phương pháp để phân loại lượng cung Bitcoin trên chuỗi.

Bằng cách theo dõi sự chuyển động của nguồn cung Bitcoin giữa hai nhóm holder: Long-term Holder (LTH) và Short-term Holder (STH), chúng ta còn có thể nhận ra những dấu hiệu về xu hướng thay đổi của giá. 

Tại sao cần phân biệt Long-term và Short-term Holder

Để có thể phân tích hành vi của các nhà giao dịch tiền mã hóa từ góc độ On-chain thì người dùng cần phân biệt giữa những người nắm giữ dài hạn (Long-term holder) hay còn gọi là các nhà đầu tư và những người nắm giữ ngắn hạn (Short-term Holder) hay còn gọi là các trader.

Trong khi các trader đặt mục tiêu đánh bại thị trường, khai thác biến động giá trong một khoảng thời gian ngắn thì các nhà đầu tư dài hạn lại đang ở trong một chặng đường dài với một niềm tin rằng BTC sẽ tăng giá trong tương lai. LTH thường là những nhà đầu tư kiên nhẫn cao cùng kinh nghiệm phong phú hơn. Nhóm này có xu hướng tích lũy BTC trong xu hướng giảm giá và sẽ bán ra khi thị trường tăng giá.

Để có thể định lượng được các hành vi của họ nhằm rút ra dự báo về sự thay đổi của thị trường thì chúng ta phải theo dõi tính chất chu kỳ của các nguồn cung, từ đó phân tích động lực hình thành thị trường Bull hoặc Bear.

Phân loại Long-term và Short-term Holder

Long-term Holder

Long-term Holder là những người giữ quyền sở hữu tài sản mã hóa của họ trong khoảng thời gian kéo dài vài tháng đến vài năm. Theo số liệu nghiên cứu của Glassnode (một website chuyên cung cấp thông tin trực tuyến và dữ liệu blockchain cho các tổ chức đầu tư tiền mã hóa) thì ngưỡng gần đúng của khoảng thời gian hold là trên 155 ngày (khoảng 5 tháng). 

Nhung chi so co ban trong phan tich On-chain ma nha dau tu can biet (phan 3) - anh 2

Short-term Holder 

Short-term Holder là những người mới tham gia thị trường, các nhà giao dịch tích cực hoặc trader thiếu kinh nghiệm sẽ dễ dàng rời bỏ vị thế của họ trước những biến động tiêu cực của thị trường. Theo thống kê của Glassnode, các đồng BTC được hold dưới 155 ngày có nhiều khả năng được giao dịch hơn. Do đó nó được coi là một nguồn cung thường xuyên, thanh khoản hơn của Bitcoin.

Biểu đồ dưới đây là sự biến động của lượng Long-term và Short-term Holder theo thời gian.

Graphical user interface, application  Description automatically generated

Vòng đời của một đồng coin

Như đã giới thiệu phía trên, một đồng BTC có thể được coi là nằm trong tay những Long-term Holder khi tuổi đời (thời gian hold) của nó trên 155 ngày. Và ngược lại, nếu con số này nhỏ hơn 155 thì nó được coi là một đồng coin thuộc sở hữu của Short-term Holder. 

Khi người dùng mua một đồng coin, nó ngay lập tức được thêm vào nguồn cung của các Short-term holder và bắt đầu được tính số tuổi ngày bằng 0. Nếu trên 155 ngày mà đồng coin này vẫn không được sử dụng thì nó chuyển sang nguồn cung Long-term Holder. 

Ngược lại, khi một đồng coin nắm giữ dài hạn được bán, nó sẽ rời khỏi ví của những Long-term Holder và ngay lập tức đi vào nguồn cung của các Short-term Holder. Lúc này, tuổi của đồng coin đó lại bắt đầu ở mức 0.

Diagram  Description automatically generated

Một số chỉ số quan trọng về Long-term holder (LTH) và Short-term holder (STH)

Long-term Holder Supply (Nguồn cung LTH)

Số lượng BTC do các nhà đầu tư dài hạn nắm giữ thường xuyên tuân theo một quy luật trong suốt lịch sử của Bitcoin. Cụ thể, nguồn cung LTH có xu hướng giảm trong thời kỳ thị trường tăng giá. Điều đó được thể hiện rõ trong biểu đồ tương quan giữa giá BTC từ năm 2011 đến năm 2020 với tổng nguồn cung LTH dưới đây: 

Chart, line chart  Description automatically generated

Có thể thấy tại những thời điểm giá BTC có chiều hướng tăng mạnh thì tổng nguồn cung BTC từ các Long-term Holder có xu hướng giảm xuống. Điều này là kết quả từ việc bán BTC để chốt lời của những người nắm giữ dài hạn.

Đây là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nắm được suy nghĩ của phần đông nhà đầu tư dài hạn và tự đưa ra những phân tích cá nhân tùy vào từng thời điểm khác nhau của thị trường.

Long-term Holder Net Position Change 

Đây là chỉ số về sự thay đổi vị thế ròng hàng tháng của những người nắm giữ dài hạn, tức là sự thay đổi trong 30 ngày của nguồn cung BTC do những Long-term holder nắm giữ.

Nhìn vào sự thay đổi hàng tháng của nguồn cung LTH, các nhà đầu tư có thể thấy cách nguồn cung LTH tăng hoặc giảm tại các thời điểm khác nhau trong chu kỳ của thị trường BTC. Đặc biệt, biểu đồ hiển thị rõ ràng những thay đổi trong hành vi On-chain của các nhà đầu tư dài hạn, vẽ ra một bức tranh rõ ràng về các giai đoạn tích lũy trong thị trường giá xuống và sự giảm sút khi thị trường có dấu hiệu tăng. 

Chart, histogram  Description automatically generated

Về mặt lý thuyết, chúng ta chủ yếu quan sát thấy mối tương quan giữa giá BTC và chỉ báo thay đổi vị thế LTH diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử Bitcoin theo cách như sau:

Khi các LTH mua vào BTC, giá thường sẽ giảm và khi họ bán ra, giá thường tăng lên. Nguyên nhân là do những người hold BTC dài hạn bán coin của họ cho những người nắm giữ ngắn hạn, nhóm người này thường mua ở khi giá tăng và bán khi giá giảm. 

Để có thể thấy rõ hơn nhận định này và lý giải tại sao đây là một chỉ báo quan trọng trong việc nắm bắt xu hướng thị trường hãy xem xét ví dụ sau:

Vào thời điểm tháng 10/2020 giá BTC có đợt tăng mạnh lên tới 417% chỉ sau 6 tháng, các Long-term Holder đã bán BTC của họ ra. Lúc này chỉ số Long-Term Holder Net Position Change chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

Ngược lại vào thời điểm tháng 4/2021, cộng đồng lại một lần nữa chứng kiến các Long-term Holder thay đổi vị thế của họ từ bán sang mua. Kết quả là giá BTC điều chỉnh giảm 55% từ mức đỉnh xuống chỉ còn quanh mức 29.000 đô la Mỹ vào tháng 7 trùng với thời điểm mà các nhà đầu tư dài hạn đang mua vào nhiều nhất.

Nhung chi so co ban trong phan tich On-chain ma nha dau tu can biet (phan 3) - anh 3

Short-term Holder Supply (Nguồn cung STH)

Short-term Holder Supply là một chỉ báo giúp nhà đầu tư đo lường được lượng cung BTC của các STH. Cách sử dụng chỉ báo này cũng tương tự như với Long-term Holder Supply nhưng theo chiều ngược lại. 

Cụ thể, lượng cung Bitcoin do các nhà giao dịch ngắn hạn nắm giữ tỷ lệ thuận với giá BTC, khi giá BTC tăng thì nguồn cung STH cũng tăng lên. Đây là một dấu hiệu về việc các trader ngắn hạn đang tích cực tham gia trong thị trường tăng giá để giao dịch.

Chart, line chart  Description automatically generated

Long-term and Short-term Holder Supply in Profit/Loss 

Ngoài việc quan sát số ngày mua trung bình để phân loại nguồn cung BTC thì những chỉ số On-chain cơ bản còn cho phép nhà đầu tư có thể tìm ra giá mua trung bình của họ để xác định tình trạng lời/lỗ của nguồn cung LTH và STH.

Theo biểu đồ dưới đây (tổng hợp bởi Glassnode), trong các thị trường tăng giá đặc biệt là khi giá BTC lập đỉnh mới thì hầu hết nguồn cung LTH đều có lãi.

Chart, histogram  Description automatically generated

Ngược lại, các LTH bị lỗ một lượng đáng kể trong Bear Market (thị trường giảm giá) và có dấu hiệu phục hồi khi chu kỳ mới được bắt đầu. 

Có nhiều nguyên nhân để lý giải việc các Long-term Holder bị lỗ: 

  • Thứ nhất là trong trường hợp giá giảm đột ngột như thời điểm tháng 3/2020 thì nguồn cung LTH trước đó đã có lãi có thể đi vào vùng lỗ. 
  • Thứ hai là số BTC mà các nhà giao dịch ngắn hạn mua vào có thể đã vượt qua ngưỡng 155 ngày và trở thành nguồn cung dài hạn.

Có thể quan sát một cách rõ ràng hơn về cách lý giải này trong biểu đồ bên dưới: 

Chart  Description automatically generated

Bắt đầu từ cuối năm 2017, có rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia vào thị trường xung quanh đỉnh của đợt tăng giá cho đến giữa năm 2018 khi số coin này bắt đầu được tính vào nguồn cung dài hạn thì BTC lại rơi vào chu kỳ giảm tiếp theo. Điều này đã khiến họ đi vào vùng LTH “thua lỗ” chứ không phải “có lãi”. 

Tuy nhiên khi xem xét thị trường bằng một cái nhìn dài hạn hơn thì tính đến thời điểm viết bài (02/2022) đa phần các Long-term Holder trên (nắm giữ BTC từ giai đoạn 2017) lại đều đang có lãi, bất chấp vùng giá mà họ mua có thế cao thế nào đi chăng nữa. 

Nếu theo dõi BTC chỉ riêng trong năm 2021 thì nhận xét này vẫn đúng, khi hầu hết những Long-term Holder đều có lợi nhuận thì các Short-term Holder lại đang phải chịu những khoản lỗ tương đối lớn vào những thời điểm giá Bitcoin tăng cao. 

Nhung chi so co ban trong phan tich On-chain ma nha dau tu can biet (phan 3) - anh 4

Tổng kết

Hy vọng những chỉ số On-chain cơ bản trên đây về nguồn cung của hai nhóm holder trong thị trường Bitcoin: Long-term Holder, Short-term Holder đã mang lại cho bạn những kiến giải thú vị trong việc nắm bắt hành vi tâm lý của các nhà giao dịch ngắn hạn và dài hạn. 

Bằng cách dựa vào những chỉ số đơn giản này, nhà đầu tư sẽ có thêm một nguồn dữ liệu để củng cố cho các phân tích, nhận định cá nhân trong từng giai đoạn của thị trường.