Những chỉ báo phân tích on-chain hữu ích trong thị trường gấu

Thị trường tiền mã hóa thường có câu “biểu đồ có thể vẽ, nhưng dữ liệu on-chain không thể làm giả”. Trong bài viết này, hãy cùng Coinvn tìm hiểu những chỉ báo on-chain hữu ích trong thị trường gấu.

10890Total views
Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 1
Những chỉ báo phân tích on-chain hữu ích trong thị trường gấu

Tổng quan về chỉ báo phân tích on-chain

Trong thị trường tiền mã hóa luôn đầy rẫy những rủi ro, nhưng vẫn có một công cụ sẽ luôn nói sự thật và nó được gọi là on-chain. Các blockchain tạo ra dữ liệu không thể thay đổi, cho phép chúng ta có được các số liệu chính xác, đáng tin cậy về hoạt động kinh tế quan trọng trong các mạng lưới tiền mã hóa.

Việc phân tích có thể thực hiện được vì hầu hết các blockchain đều là sổ cái công khai. Nhờ đó, bạn có thể kiểm tra tất cả các hoạt động diễn ra trong thời gian thực.

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 2

Hiện tại, trong thị trường có rất nhiều công cụ trả phí và miễn phí cung cấp các dữ liệu on-chain giúp chúng ta khám phá những hoạt động thú vị trên chuỗi. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những chỉ số on-chain quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải nắm vững.

Mặc dù không thể đoán trước được tương lai nhưng hầu hết các hành vi đều có những khuôn mẫu chung. Bằng cách mở khóa dữ liệu on-chain, chúng ta có thể thay đổi cách đo lường hành vi và tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường.

Những loại phân tích on-chain phổ biến

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ba loại phân tích on-chain khác nhau:

Phân tích vi mô là việc kiểm tra một ví cụ thể thông qua trình khám phá chuỗi khối. Thông thường, tất cả các blockchain lớn đều có chuỗi riêng của họ. Nhờ đó, bạn có thể kiểm tra tất cả các khía cạnh của nó, bao gồm: Chủ sở hữu lớn nhất, ví VC, ví DeFi, dòng vào và dòng ra của đồng coin đó.

Phân tích vĩ mô sẽ là việc đánh giá các chỉ số on-chain quan trọng của BTC. Những chỉ số này thường được các công cụ trả phí thống kê, chúng sẽ không thể hiện các dữ liệu của một ví duy nhất mà là một loạt dữ liệu vĩ mô. Chắc hẳn, khi tham gia thị trường tiền mã hóa, bạn thường nghe đến câu “Bitcoin là vua” và nó hoàn toàn chính xác ở bất kỳ thời điểm nào. Do đó, việc kiểm tra hành vi của cá voi, dòng tiền trao đổi có thể giúp đánh giá tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường.

Phân tích cụ thể về giao thức giúp đánh giá các hoạt động của giao thức, TVL, số TXS, khả năng sinh lời và nhiều chỉ số chính. Điều này giúp so sánh các giao thức tương tự và đánh giá chúng để xem giao thức nào chiếm ưu thế hơn.

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 3

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào khía cạnh phân tích vĩ mô BTC khi thực hiện phân tích on-chain. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những chỉ số phân tích on-chain phổ biến và có giá trị nhất để bạn đọc có thể nắm bắt được tâm lý thị trường, đặc biệt là trong thời điểm thị trường gấu như hiện tại.

Exchange Reserve (All Exchanges)

Chỉ số này được tính bằng tổng số Bitcoin có trên các sàn giao dịch.

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 4

Nếu chỉ báo dự trữ tăng, thì có nghĩa là áp lực bán ra cao hơn. Khi đó, rất nhiều nhà đầu tư gửi Bitcoin của mình vào các sàn giao dịch để bán chúng.

Có thể hữu ích nếu sử dụng nó kết hợp với chỉ số liên quan đến Stablecoin Exchange Reserve (stablecoin dự trữ trên sàn). Lý do là khi giá trị stablecoin tăng sẽ cho chúng ta thấy thị trường có thể đang tồn tại lực mua.

Exchange Inflow Total (All Exchanges)

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 5

Biểu đồ này hiển thị số lượng coin được chuyển đến các sàn giao dịch. Nếu chỉ số này ở mức cao sẽ thể hiện sự gia tăng của áp lực bán trên thị trường giao ngay, gây ra tác động tiêu cực lên giá của Bitcoin.

Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 6

Giả sử chuyển động của các đồng coin cuối cùng luôn là một giao dịch mua. Nếu số lượng coin này được bán và có lợi nhuận, thì chỉ báo này sẽ tăng. Ngược lại, với trường hợp lỗ hoặc hòa vốn thì chỉ báo này sẽ giảm. Chỉ báo NUPL càng cao, hoặc nhà đầu tư đang có lợi nhuận, thì áp lực bán càng cao.

Miners’ Position Index (MPI)

Chỉ báo MPI tăng vọt cho thấy các thợ đào đang gửi nhiều Bitcoin hơn bình thường, nó báo hiệu các thợ đào có thể sẽ bán Bitcoin của họ. Khi các thợ đào đồng thời gửi một lượng lớn BTC dự trữ của họ, thì có thể gây ra đợt giảm giá mạnh.

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 7

Open Interest

Nhung chi bao phan tich on-chain huu ich trong thi truong gau - anh 8

Open Interest được định nghĩa là số lượng vị thế mở (bao gồm cả vị thế mua và bán) hiện có trên các cặp giao dịch của một sàn giao dịch phái sinh.

Khi chỉ báo Open Interest (OI) tăng lên, điều đó cho thấy tính thanh khoản, tính biến động và sự chú ý đang đổ dồn vào thị trường phái sinh.

Open Interest tăng cho thấy rằng thị trường đang đón nhận một dòng tiền mới đổ vào. Kết quả là xu hướng hiện tại (tăng, giảm hoặc đi ngang) sẽ tiếp tục.

Khi Open Interest (OI) giảm, thì các nhà đầu tư đang có xu hướng đóng các vị thế hợp đồng tương lai. Điều này cho thấy dòng tiền đang được rút khỏi thị trường và xu hướng giá hiện tại đang kết thúc.

Do đó, chúng ta có thể coi Open Interest là một chỉ báo hàng đầu về sự thay đổi xu hướng trong tương lai của Bitcoin.

Kết luận

Nhìn chung thì chúng ta bị giới hạn thời gian khi xem xét dữ liệu lịch sử vì BTC mới chỉ tồn tại được 13 năm. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy phân tích on-chain là phương pháp tập trung vào một kế hoạch đầu tư dài hạn. Do đó, nó có thể không hữu ích đối với các nhà giao dịch hàng ngày. 

Việc phân tích các chỉ báo on-chain sẽ giúp nhà đầu tư có thêm những dữ liệu quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư trong thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là trong giai đoạn giảm của thị trường. Chúc các bạn có những quyết định đầu tư thành công.