Tìm hiểu các chỉ số về stablecoin trong phân tích on-chain

Cách sử dụng các chỉ số về stablecoin trong phân tích on-chain là một trong những “bí kíp” mà nhà giao dịch thành công nào cũng không thể bỏ qua.

18988Total views
Tim hieu cac chi so ve stablecoin trong phan tich on-chain - anh 1
Tìm hiểu các chỉ số về stablecoin trong phân tích on-chain

Stablecoin là gì?

Stablecoin là các đồng tiền mã hóa được neo giá trị với một đồng tiền pháp định hoặc một loại tài sản có giá cả ổn định. Chúng được thiết kế để duy trì một mức giá cố định, có vai trò như một đồng tiền trú ẩn, nhằm giảm bớt sự biến động cao trong thị trường tiền mã hóa.

Vai trò của stablecoin trong thị trường Crypto

Có thể hình dung, stablecoin đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tiền mã hóa, tương tự như vai trò của các đồng tiền ổn định như đô la Mỹ trong thị trường tài chính truyền thống. 

Stablecoin ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ đặc tính linh hoạt của chúng, cho phép các nhà giao dịch có thể nhanh chóng tận dụng các cơ hội đầu tư tiềm năng. Đó là vì họ có thể vào và thoát các vị thế mà không cần phải chuyển sang tiền pháp định. 

Mặt khác, stablecoin cũng rất hữu ích trong việc tạo ra thu nhập thụ động với các dịch vụ staking, lending trong hệ sinh thái DeFi.

Nếu biết cách theo dõi và phân tích các chỉ số về stablecoin trong phân tích on-chain, thì các nhà giao dịch sẽ có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn.

Các chỉ số Stablecoin Exchange In/Outflow và Stablecoin Exchange Netflow

Khái niệm

Chỉ số Stablecoin Exchange Inflow thể hiện lượng stablecoin được nạp vào ví của tất cả các sàn giao dịch tiền mã hóa. Ngược lại, chỉ số Stablecoin Exchange Outflow lại cho nhà đầu tư biết lượng stablecoin đang bị rút ra khỏi các sàn giao dịch nhiều hay ít.

Nếu lấy hiệu số giữa lượng stablecoin chảy vào và chảy ra của các sàn giao dịch, ta sẽ thu được chỉ số Stablecoin Exchange Netflow. 

Ý nghĩa của chỉ số Stablecoin Exchange Inflow

Nếu chỉ số Stablecoin Exchange Inflow tăng có nghĩa là đang có nhiều dòng tiền chảy vào các sàn giao dịch. Đây là dấu hiệu của một thị trường hưng phấn, giá có thể sẽ tiếp tục được đẩy lên trong ngắn hạn. 

Mặt khác, khi dòng tiền từ các sàn giao dịch bị rút ra một cách ồ ạt, lúc này chỉ số Stablecoin Exchange Outflow sẽ tăng lên, báo hiệu một thị trường bán tháo đang bắt đầu.

Chart, histogram  Description automatically generated
Stablecoin Exchange Inflow. Nguồn: CryptoQuant

Việc di chuyển stablecoin vào và ra giữa các ví sẽ phát sinh chi phí. Vì vậy có 2 lý do khiến cho nhà đầu tư chuyển stablecoin lên các sàn giao dịch.

Trường hợp thứ nhất: Để mua coin

Các nhà đầu tư sẽ phải chuyển stablecoin lên sàn giao dịch nếu muốn mua các tài sản mã hóa. Kết quả của hành động này thường sẽ dẫn đến một sự tăng giá coin.

Trường hợp thứ hai: Giao dịch trên thị trường phái sinh

Nếu mục đích của việc gửi stablecoin vào các địa chỉ ví trên sàn giao dịch là để tham gia thị trường phái sinh thì chắc chắn giai đoạn tiếp theo thị trường sẽ có một đợt biến động giá mạnh. 

Nguyên nhân là do các nhà đầu tư sẽ chốt lời hoặc tái cơ cấu lại danh mục đầu tư của họ. Trường hợp này, chúng ta sẽ rất khó dự báo xu hướng tiếp theo của giá coin, vì trên thị trường phái sinh, nhà giao dịch có thể cùng lúc mở cả vị thế mua lẫn vị thế bán.

Ý nghĩa của chỉ số Stablecoin Exchange Outflow

Khi chỉ số Stablecoin Exchange Outflow có dấu hiệu tăng lên nghĩa là động lực mua không còn mạnh nữa. Nhà đầu tư bắt đầu rút các stablecoin từ sàn giao dịch về ví cá nhân và không có ý định tiếp tục giao dịch trên các sàn. Đây được coi là một dấu hiệu không tích cực cho thị trường.

Ví dụ như: Vào tháng 05/2021, khi giá BTC có sự điều chỉnh mạnh, cũng là lúc mà lượng stablecoin được rút ra khỏi sàn lớn nhất trong suốt nhiều tháng.

Chart  Description automatically generated
Stablecoin Exchange Outflow. Nguồn: CryptoQuant

Ý nghĩa của Stablecoin Exchange Netflow

Công thức tính: 

Stablecoin Exchange Netflow = Stablecoin Exchange Inflow – Stablecoin Exchange Outflow

Dựa vào công thức trên, có thể thấy rằng nếu chỉ số Stablecoin Exchange Netflow dương, chứng tỏ lượng stablecoin được nạp vào các ví giao dịch lớn hơn lượng stablecoin bị rút ra. Đây chính là một dấu hiệu tích cực đối với thị trường tiền mã hóa. 

Ngược lại khi thấy giá trị Stablecoin Exchange Netflow có giá trị âm, chứng tỏ lượng stablecoin bị rút ra đang cao hơn lượng stablecoin chảy vào, hay nói cách khác đây chính là một điềm báo không mấy sáng sủa dành cho thị trường sắp tới.

Ví dụ: Vào tháng khoảng giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2021, giá BTC đạt ATH, chỉ số Stablecoin Exchange Netflow mang giá trị dương vượt trội. Như vậy có nghĩa là các nhà đầu tư đã chuyển một lượng stablecoin lớn từ ví cá nhân lên các sàn giao dịch và không có nhiều người muốn rút stablecoin tại thời điểm đó.

Chart, waterfall chart  Description automatically generated
Stablecoin Exchange Netflow. Nguồn: CryptoQuant

Chỉ số Stablecoin Exchange Reserve

Khái niệm

Chỉ số Stablecoin Exchange Reserve cho biết tổng số lượng stablecoin đang được tích trữ trong ví của tất cả các sàn giao dịch. Đây là một dữ liệu cực kỳ quan trọng để đưa ra dự báo về xu hướng tiếp theo của thị trường.

Ý nghĩa của chỉ số Stablecoin Exchange Reserve

Stablecoin Exchange Reserve là một thước đo lượng stablecoin tiềm năng sẵn sàng được sử dụng để mua tiền mã hóa trên các sàn giao dịch.

Cách sử dụng chỉ số này cũng tương tự như chỉ số Stablecoin Exchange Netflow, khi thấy chỉ số Stablecoin Exchange Reserve ngày càng tăng có nghĩa là động lực mua tiền mã hóa đang được đẩy lên cao, nhiều khả năng giá cũng sẽ có một sự bật lên trong ngắn hạn. 

Và ngược lại, nếu chỉ số này có xu hướng giảm, cho thấy áp lực bán tiền mã hóa trên các sàn giao dịch đang tăng lên, gây ra những ảnh hưởng không tốt lên giá.

Hãy quan sát ví dụ minh họa cách sử dụng của chỉ số Stablecoin Exchange Reserve dưới đây:

Tim hieu cac chi so ve stablecoin trong phan tich on-chain - anh 2
Stablecoin Exchange Reserve. Nguồn: CryptoQuant

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rằng lượng stablecoin được dự trữ trên các sàn giao dịch thể hiện một sự tương quan chặt chẽ với giá Bitcoin. Vào những thời điểm có nhiều nhà đầu tư gửi stablecoin lên các sàn giao dịch, đồ thị của chỉ số Stablecoin Exchange Reserve dốc lên. Đây chính là dấu hiệu cho thấy một đợt thu mua Bitcoin mạnh đang diễn ra, khiến cho giá Bitcoin cũng liên tục được đẩy lên cao.

Chỉ số Stablecoin Exchange Addresses Count 

Stablecoin Exchange Addresses Count là chỉ số thể hiện tổng số lượng địa chỉ ví duy nhất thực hiện các giao dịch nạp hoặc rút stablecoin trên các sàn giao dịch, cho thấy mức độ sôi động của thị trường trong từng thời điểm.

Nếu chỉ số này có xu hướng ngày càng tăng, nghĩa là ngày càng có nhiều người tham gia giao dịch stablecoin. Hay nói cách khác stablecoin đang thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với xu hướng giá sắp tới.

Mặt khác, nếu chỉ số Stablecoin Exchange Addresses Count giảm dần thì nhà đầu tư nên cẩn thận vì càng có ít người giao dịch stablecoin cũng đồng nghĩa với việc thị trường đang sắp sửa có một đợt điều chỉnh giảm lớn.

Hãy theo dõi ví dụ dưới đây: 

Graphical user interface, chart  Description automatically generated
Active Addresses. Nguồn: CryptoQuant

Rõ ràng khi giá BTC có đợt điều chỉnh đi xuống từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022 thì đồ thị biểu diễn tổng lượng Active Addresses liên quan đến các hoạt động trao đổi stablecoin trên các sàn giao dịch cũng có chiều hướng giảm. 

Và hiện tại xu hướng của biểu đồ này cũng đang đi ngang như biến động của BTC trong suốt 2 tháng trở lại đây.

Stablecoin Ratio

Chỉ số Stablecoin Ratio được tính bằng cách lấy BTC Reserve (tổng lượng dự trữ BTC) chia cho tất cả All Stablecoin Reserve (tổng lượng dự trữ stablecoin) trên sàn giao dịch. 

Công thức:

A screenshot of a computer  Description automatically generated with medium confidence

Chỉ số này thường được dùng để đo áp lực bán tiềm năng của thị trường.

Nếu chỉ số Stablecoin Ratio cao, cho thấy lượng BTC có sẵn trên sàn đang lớn hơn rất nhiều so với lượng stablecoin được dự trữ. Điều này chứng tỏ sẽ xảy ra một áp lực bán BTC lớn, gây ra tâm lý tiêu cực cho thị trường.

Ngược lại, nếu chỉ số Stablecoins Ratio thấp nghĩa là áp lực bán BTC là không lớn. Lúc này, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn nếu có ý định tiếp tục nắm giữ hoặc đầu tư thêm BTC.

Graphical user interface, chart, histogram  Description automatically generated

Stablecoin Supply Ratio (SSR)

Chỉ số Stablecoin Supply Ratio chính là tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường của BTC với vốn hóa thị trường của tất cả các đồng stablecoin, thể hiện mối tương quan giữa BTC và stablecoin. 

Chỉ số này sẽ cho nhà đầu tư biết được giữa BTC và stablecoin thì đồng tiền nào đang chiếm ưu thế và ưu thế đó là nhiều hay ít tại một thời điểm.

Khi chỉ số này ở mức cao có nghĩa là nguồn cung stablecoin thấp hơn so với vốn hóa thị trường của BTC, chứng tỏ các nhà đầu tư đang hạn chế mua vào và đồng BTC có khả năng giảm giá.

Ngược lại, khi chỉ số này ở mức thấp có nghĩa là nguồn cung stablecoin hiện tại cao hơn so với tổng vốn hóa BTC đang có trên thị trường và nhiều khả năng giá sẽ tăng vì nguồn cung ít hơn lượng cầu tiềm năng.

Ví dụ: Nhìn vào biểu đồ bên dưới, nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy chỉ số SSR khá cao trong khoảng thời gian từ giữa tháng 02/2021 đến giữa tháng 04/2021. Ngay sau đó, BTC đã có một đợt bán tháo mạnh và giá BTC liên tục giảm sâu. 

Cho đến khi giá trị SSR trở về mức thấp trong khoảng tháng 06/2021 và tháng 07/2021, báo hiệu một động lực mua tiềm năng xuất hiện. Kết quả là giá BTC đã phục hồi và thậm chí còn tăng cao hơn trước đó.

Graphical user interface, application  Description automatically generated

Lời kết

Stablecoin ngày càng trở nên quan trọng đối với thị trường Crypto. Nó là sự kết hợp độc đáo giữa tiền pháp định và tiền mã hóa. Nếu biết cách khai thác các dữ liệu các chỉ số về stablecoin trong phân tích on-chain, nhà giao dịch sẽ tìm được rất nhiều điểm vào lệnh đẹp và thành công hơn trong quá trình trading.

Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức giá trị sau bài viết này.