Bối cảnh không gian NFT dưới góc nhìn dữ liệu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét trạng thái của NFT thông qua dữ liệu on-chain và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực này.

13923Total views
Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 1
Bối cảnh không gian NFT dưới góc nhìn dữ liệu

Phân tích dữ liệu on-chain

Điều thú vị là người ta thường tuyên bố rằng sự bùng nổ NFT diễn ra vào năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên những tuyên bố này giảm dần trong thời gian gần đây. Câu chuyện này đã làm dấy lên niềm tin của những người đầu cơ NFT hoặc nắm giữ token của các loại tài sản này. Ngoài ra, những thông tin này càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đối với những người hoài nghi về tiềm năng của NFT.

Để phân tích hiện trạng này dưới góc nhìn dữ liệu chúng ta có thể xem xét trang tổng quan “Tổng quan thị trường NFT” từ Dune Analytics. Sau khi xem các con số, chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về những gì đang thực sự xảy ra trên thị trường NFT.

Khối lượng giao dịch bằng USD

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét tổng thị trường cho NFT, dựa trên giá trị đô la Mỹ, kể từ khi thành lập vào năm 2017.

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 2

Hãy xem xét kỹ hơn một chút về dữ liệu này trong 24 tháng qua.

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 3

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy, sự bùng nổ NFT đã bắt đầu vào mùa hè năm 2021, vào khoảng tháng 7 và có vẻ như nó đã đạt đỉnh ở mức cao nhất mọi thời đại (ATH) vào đầu tháng 9. Sau đó, thị trường NFT giảm dần độ hot cho đến tháng 1 năm 2022. Thời điểm này chúng ta thấy sự tăng trưởng đáng kể  cho đến khi khối lượng giao dịch đạt ATH là 60 tỷ đô la Mỹ vào tuần cuối cùng của tháng. Con số này cao gấp 3 lần ATH của mùa hè NFT 2021 “bùng nổ”.

Tuy nhiên, thị trường không thể duy trì mức đỉnh của tháng Một và giảm dần trở lại vào tháng Hai. Tuy nhiên, trong khoảng 3 tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, khối lượng giao dịch trung bình vẫn ở trên mức ATH của năm 2021. Nhìn vào biểu đồ thì chúng ta có thể thấy đây là một xu hướng tăng.

Thời điểm tháng 5 là giai đoạn điều kiện thị trường quá tồi tệ để các bộ sưu tập NFT có thể giữ giá. Cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang hoành hành, nỗi lo lạm phát ngày càng gia tăng và một cuộc khủng hoảng nhiên liệu đang bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Thật dễ hiểu khi sức hút của NFT dần giảm xuống. Điều quan trọng là những nhà đầu tư cá nhân đặt mục tiêu giữ tiền lên cao hơn mục tiêu kiếm tiền.

Người mua và người bán

Một điều mà chúng ta có thể nhìn thấy trong thời điểm hiện tại là việc giá cả biến động. Điều này không chỉ xảy ra đối với NFT. Rõ ràng các điều kiện vĩ mô có tác động chặt chẽ đến sự biến động của giá cả. Năm 2022 là một năm khó khăn đối với tất cả các loại tài sản nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng.

Tuy nhiên, dữ liệu on-chain cho thấy hầu hết người mua và người bán NFT vẫn ở lại thị trường. Chỉ có giá giảm, cho thấy rằng sự quan tâm đến không gian vẫn ở mức cao và công nghệ đằng sau NFT vẫn tạo được sức hút. Điều này nói lên tương lai của NFT và những gì chúng ta có thể mong đợi trong những năm tới.

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 4

Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này bằng cách xem biểu đồ về tổng số giao dịch. Nhìn vào dữ liệu bên dưới, chúng ta thấy rằng số lượng giao dịch hàng tuần vẫn bằng với mức “bùng nổ” của năm 2021, đây là một chỉ báo thực sự tích cực. 

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 5

Làm cách nào để người sáng tạo có thể phát triển và duy trì các dự án NFT?

Luôn có những đội cố gắng “pump & dump” các dự án mới của họ. Loại hành vi này đi trước thời đại của tiền mã hóa và NFT từ lâu.

NFT xuất hiện chưa được bao lâu và sức hấp dẫn của việc kiếm tiền nhanh chóng vẫn còn mới mẻ trong tâm trí mọi người. Chúng ta thậm chí sẽ còn thấy nhiều đỉnh và đáy mới trong những năm tới, nơi mọi người giao dịch dựa trên cảm xúc của họ và tâm lý FOMO trong thị trường. Nói như vậy, thị trường nói chung sẽ tiếp tục phát triển và bền vững. Nhưng có một số điều quan trọng mà làn sóng nhóm người sáng tạo mới cần tập trung vào nếu chúng ta muốn thấy thị trường NFT phát triển bền vững. Những luận điểm này bao gồm:

Ưu tiên người giữ mã thông báo

Sự ra đời của NFT đã đưa chúng ta vào một kỷ nguyên mới của xã hội kỹ thuật số, nơi khách hàng/khán giả/người hâm mộ có thể tham gia vào hành trình và hệ sinh thái của người sáng tạo một cách phong phú. Đánh giá cao việc ai đó đã trả một số tiền không nhỏ của họ cho NFT là một trách nhiệm không nên xem nhẹ. 

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 6

Để thị trường NFT phát triển, đội ngũ sáng tạo cần ưu tiên lợi ích của những người nắm giữ token của họ. Dự án chắc chắn sẽ tiến xa nếu nhà đầu tư cá nhân nhận được lợi ích đến từ việc nắm giữ token hoặc NFT của dự án.

Xây dựng lòng tin của nhà đầu tư

Do những sự thổi phồng của truyền thông trong không gian NFT, nhiều đội ngũ sáng tạo đã quảng cáo quá mức những gì họ có thể cung cấp cho chủ sở hữu NFT và không thực hiện được. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một trải nghiệm thực sự tồi tệ là đánh mất sự tin tưởng của những nhà đầu tư.

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 7

Xây dựng niềm tin của nhà đầu tư là vô cùng quan trọng. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm với tư cách là người nắm giữ token và khiến bạn muốn quảng bá thương hiệu cho những người khác trong khi vẫn là người nắm giữ NFT lâu dài. Đây là cơ hội để các đội ngũ sáng tạo NFT tận dụng sự thất bại của những người khác để tạo ra một dự án tuyệt vời đồng thời mang lại lợi ích cho triển vọng tương lai của thị trường.

Chăm sóc cộng đồng

Đối với những người đang khởi động một dự án NFT, cho dù là một người sáng tạo, một doanh nghiệp, một thương hiệu hay một tổ chức từ thiện, bạn cần hiểu tầm quan trọng của cộng đồng. Ý nghĩa của thuật ngữ “cộng đồng” đã bị mất trong Web2. Giờ đây, mọi người coi những người theo dõi trên mạng xã hội là cộng đồng của họ.

Boi canh khong gian NFT duoi goc nhin du lieu - anh 8

Một cộng đồng thực sự là một nhóm các cá nhân tham gia vào tương tác đích thực về các giá trị, sở thích và mục tiêu được chia sẻ. Những người xây dựng tình bạn mới và cuộc sống của họ tốt hơn vì điều đó.

Nếu bạn đang xây dựng một dự án NFT, nhiệm vụ của bạn là xây dựng và nuôi dưỡng một cộng đồng như vậy. Đó là một khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc, nhưng điều quan trọng đối với bất cứ dự án NFT nào. Nếu không có một cộng đồng đủ mạnh, dự án gần như chắc chắn sẽ thất bại. Và điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thị trường.

Tất nhiên, có nhiều yếu tố để đảm bảo một dự án NFT thành công. Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất luôn là người nắm giữ NFT và cộng đồng. Hiểu rõ điều này sẽ giúp những đội ngũ phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời điểm hiện tại. Cộng đồng nhà đầu tư sẽ đem lại sự hỗ trợ lớn cho một dự án NFT tồn tại và phát triển.

Kết luận

Dưới góc nhìn của dữ liệu on-chain. Chúng ta có thể thấy nhiều dấu hiệu tích cực cho thị trường NFT. Đặc biệt trong điều kiện thị trường vĩ mô hiện nay. Rất ít người tham gia thị trường NFT đã rời khỏi không gian và khối lượng giao dịch vẫn cao hơn đợt bùng nổ NFT vào mùa hè năm 2021. Một khi các điều kiện vĩ mô được cải thiện, NFT sẽ có cơ hội thịnh hành trở lại.

Tuy nhiên, để đảm bảo thị trường NFT tiếp tục phát triển và tăng trưởng theo thời gian, người sáng tạo có trách nhiệm tận dụng những lợi ích mà công nghệ này mang lại để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho người sở hữu và quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng. Những dự án làm được điều này sẽ là những dự án vẫn còn tồn tại và phát triển trong những năm tới.