Phân tích on-chain Bitcoin (tuần 19, 2022): BTC giảm mạnh, nhưng chỉ là phản ứng với các cú sốc kinh tế vĩ mô

Bitcoin tiếp tục giảm mạnh, nhưng đó chỉ là phản ứng với các cú sốc kinh tế vĩ mô. Điều này được minh chứng bởi các dữ liệu on-chain của Bitcoin trong tuần 19 năm 2022.

6453Total views
Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 1
Phân tích on-chain Bitcoin (tuần 19, 2022): BTC giảm mạnh, nhưng chỉ là phản ứng với các cú sốc kinh tế vĩ mô

Những người đầu cơ giá lên của Bitcoin tiếp tục chịu áp lực khi giá BTC giảm mạnh quay trở lại mức 33.800 USD, tương đương với mức giảm hơn 10% trong tuần qua. Sự suy yếu cũng xuất hiện ở các dòng sản phẩm ETF và nguồn cung stablecoin bị thu hẹp. Bên cạnh đó, động thái của các nhà đầu tư là khẩn trương gửi tiền vào các sàn giao dịch để chuẩn bị ứng phó với đợt giảm sâu này.

Trong tuần vừa qua, thị trường tiền mã hóa đã trải qua sự biến động giảm mạnh. Nguyên nhân là do thị trường phản ứng với quyết định tăng lãi suất thêm 0,5% của FED. Các thị trường tài chính ban đầu phản ứng tốt với tin tức này vào hôm thứ Tư, điển hình là Bitcoin đã tăng lên mức cao hàng tuần là 39.881 USD. 

Tuy nhiên, động lực tích cực chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngay sau đó một ngày, thị trường tiền mã hóa đón nhận một áp lực bán rất lớn và Bitcoin đã giảm khoảng 13,8% với giá đóng cửa tuần qua là 33.890 USD.

Trong khuôn khổ bài phân tích này, trước tiên chúng ta sẽ đánh giá khả năng sinh lời của Bitcoin. Và xem xét nó đã thay đổi như thế nào so với nghiên cứu về “ngưỡng chịu đựng của thị trường gấu” mà chúng ta đã phân tích vào tuần trước. Cuối cùng, chúng ta sẽ phân tích phản ứng của thị trường đối với sự suy yếu gần đây của một số lĩnh vực trong thị trường tiền mã hóa.

  • Số lượng giao dịch trên chuỗi và mức độ khẩn cấp trong mempool.
  • Sự luân chuyển ra/vào của nguồn vốn là thước đo về nhu cầu mua/bán của các nhà đầu tư trên thị trường Crypto.
  • Thị trường tương lai và số lượng tài sản bị thanh lý được dùng để đánh giá rủi ro xóa nợ.
  • Dòng tiền chảy vào các sản phẩm ETF được giao dịch ở Canada.
  • Nguồn cung stablecoin lần đầu tiên bị thu hẹp trong những năm gần đây.
Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 2

Thị trường Crypto và Bitcoin đang chịu áp lực bán rất lớn

Giá đóng cửa của Bitcoin trong tuần qua là 33.890 USD, nỗ lực giữ vùng hỗ trợ 30.000 USD – 33.000 USD của phe bò đã không thành công. Vào đầu tuần này, giá Bitcoin tiếp tục giảm mạnh và thiết lập mức thấp mới là khoảng 29.800 USD. 

Như vậy, Bitcoin đã ghi nhận mức giảm hơn 50% so với mức ATH (All Time High) được thiết lập vào tháng 11/2021.

Tuy nhiên, sự sụt giảm này vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với mức thấp cuối cùng của các thị trường gấu trước đây. Tháng 07/2021, Bitcoin ghi nhận mức giảm là 54,2%, đáng chú ý là thị trường gấu trong năm 2015, 2018 và tháng 03/2020 ghi nhận mức giảm là từ 77,2% đến 85,5% so với ATH.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 3

Trong phân tích on-chain tuần trước, chúng ta đã thiết lập một nghiên cứu điển hình tiềm năng về sự sụt giảm thêm 10% trong lợi nhuận tổng thể của mạng lưới Bitcoin – được định nghĩa là sự sụt giảm của địa chỉ ví, thực thể, nguồn cung trong lợi nhuận. 

Trong nghiên cứu điển hình đó, chúng ta đã ước tính rằng giá sẽ cần giảm xuống khoảng 33.600 để đạt được mức giảm cuối cùng và lợi nhuận tổng thể của mạng lưới giảm xuống còn khoảng 60%.

Trên thực tế giá BTC chạm mức 33.800 USD trong tuần vừa qua. Như vậy, kịch bản dự phóng tuần trước đã diễn ra và lợi nhuận tổng thể của mạng lưới giảm thêm 10%, từ khoảng 72% về 62%. Các mức này trùng hợp với dữ liệu được ghi nhận trong thị trường gấu cuối năm 2018 và giai đoạn cuối năm 2019 – 2020. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng cả hai trường hợp này đều xảy ra trước sự việc rũ bỏ những nhà đầu tư “non tay” lần cuối.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 4

Đây là lần sụt giảm nghiêm trọng thứ 4 trong vòng 3 năm qua. Khi so với số liệu ghi nhận vào tháng 07 và tháng 12 năm 2021, cả hai đều chứng kiến ​​khả năng sinh lời giảm thêm khoảng 18,1% đến 19,1% so với mức hiện tại. Trong khi đó, tháng 03/2020 mới là tháng quan trọng nhất trong lịch sử của Bitcoin, khả năng sinh lời giảm về 35,4%, nhưng khoảng thời gian giảm giá của Bitcoin cũng chỉ kéo dài trong vài ngày.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 5

Phản ứng trên dây chuyền

Thị trường tiền mã hóa và Bitcoin ngày càng trở nên sôi động trong những năm gần đây. Thông qua việc phân tích tổng thể thị trường dựa trên dữ liệu on-chain, chúng ta sẽ đánh giá được phản ứng của thị trường trước sự luân chuyển dòng tiền của nhà đầu tư Bitcoin. Cụ thể, chúng ta sẽ xem xét khối lượng giao dịch trên các sàn, các sản phẩm đầu tư ngoài chuỗi (ví dụ như ETF, ETP), thị trường phái sinh và stablecoin.

Chỉ báo điểm số xu hướng tích lũy Bitcoin đã chứng kiến ​​một sự sụt giảm nhẹ trong tháng vừa qua. Giá trị của chỉ số này đã giảm nhẹ về dưới 0,2 kể từ giữa tháng Tư. Điều này thường báo hiệu hành vi phân phối BTC nhiều hơn, đồng nghĩa với việc BTC được tích lũy ít hơn. Và những gì đang diễn ra trên thị trường ở thời điểm hiện tại đều trùng khớp với dự báo của chỉ số này.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 6

Khi xem xét dữ liệu on-chain, chúng ta dễ dàng thấy được rằng hầu hết các nhóm ví từ tôm đến cá voi đã giảm đi đáng kể trong xu hướng tích lũy. 

Trong tuần qua, các thực thể có số dư lớn (hơn 10.000 USD) là những người phân phối BTC nhiều nhất. Các nhà đầu tư nhỏ hơn là những người tích lũy mạnh nhất, tuy nhiên mức tích lũy của họ yếu hơn đáng kể so với hồi tháng 02/2022 và tháng 03/2022.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 7

Trong thời gian biến động và căng thẳng của thị trường, chúng ta có thể thấy một loạt các giao dịch “khẩn cấp” đi vào mempool của Bitcoin. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang tìm cách giảm rủi ro, bán hoặc tái thế chấp các vị thế ký quỹ của họ. 

Khi thị trường bán tháo trong tuần qua, chúng ta đã thấy một loạt 42.800 giao dịch được đưa vào mempool của Bitcoin. Đây là dòng chảy cao nhất đối với hoạt động giao dịch trong mempool của Bitcoin kể từ giữa tháng 10/2021.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 8

Chúng ta cũng có thể thấy rằng mức độ khẩn cấp liên quan đến các giao dịch này là rất cao, vì tổng giá trị của tất cả các khoản phí giao dịch trên chuỗi đã trả đạt 3,07 BTC. Con số này cao hơn các mức đã thấy trong sự kiện tháo gỡ đòn bẩy tài chính trung bình vào ngày 04/12/2021, lúc đó BTC đã giảm hơn 34,5% trong một ngày. Và đó cũng là giá trị lớn nhất trong kho dữ liệu on-chain đã ghi nhận từ trước đến nay.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 9

Sự thống trị của phí giao dịch trên chuỗi, liên quan đến các giao dịch chuyển tiền cũng báo hiệu sự cấp bách và đạt giá trị cao thứ hai trong lịch sử. 

Trong đó, 15,2% của tất cả các khoản phí giao dịch trực tuyến được trả là liên quan đến giao dịch tiền gửi trao đổi. Con số này cao hơn mức đỉnh của đợt tăng giá năm 2017 (12,1%) và gần bằng với đợt bán tháo hồi tháng 05/2021 (16,8%).

Điều này ủng hộ cho nhận định về việc các nhà đầu tư Bitcoin đang tìm cách giảm rủi ro, bán hoặc tái thế chấp các vị thế ký quỹ của họ, để đối phó với sự biến động của thị trường.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 10

Trong đợt bán tháo tuần qua, tổng khối lượng giao dịch BTC với giá trị hơn 3,15 tỷ đô la Mỹ đã được chuyển vào/rút khỏi các sàn giao dịch, chiếm 1,6 tỷ USD (50,8%). Đây là đỉnh khối lượng giao dịch tổng hợp lớn nhất kể từ khi thị trường đạt mức ATH vào tháng 10/2021 – 11/2021. Nó cũng tương đương với mức dòng tiền vào/ra tại đỉnh của thị trường tăng giá năm 2017.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 11

Đánh giá phản hồi ngoài chuỗi

Như đã lưu ý ở trên, thị trường tiền mã hóa và Bitcoin ngày càng trở nên năng động. Chính vì thế, chúng ta cần phải phân tích cả động lực trong chuỗi và ngoài chuỗi để chỉ ra các động lực có thể khiến giá BTC biến động mạnh. Đồng thời sẽ tìm được động lực thúc đẩy thị trường và hiểu hơn về tâm lý của nhà đầu tư.

Trong hai năm qua, nhiều sản phẩm ETF giao ngay đã được tung ra thị trường, với ba trong số các sản phẩm đầu tư này được giao dịch trên các sàn giao dịch của Canada. Dòng tiền đổ vào các sản phẩm này đã tăng mạnh kể từ tháng 11/2021, tuy nhiên hai tuần qua chúng ta đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể của xu hướng này.

Trong 7 ngày vừa qua, hơn 6,66 nghìn BTC đã rời khỏi các sản phẩm này. Điều này hoàn toàn tương ứng với sự suy yếu về giá của BTC và các sản phẩm ETF.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 12

Trong tuần qua, đối với thị trường phái sinh, thì Futures OI khá im ắng do mức độ biến động của BTC khá lớn. Trong khoảng thời gian trước khi FED thông báo về việc tăng lãi suất, khoảng 1 tỷ USD lãi suất mở (Open Interest) đã gia nhập thị trường tương lai Bitcoin.

Tuy nhiên, phần lớn đòn bẩy này đã nhanh chóng bị đóng và tổng số hợp đồng đang mở vẫn ổn định sau đợt bán tháo vào hôm thứ Năm, giữ ở mức khoảng 14,3 tỷ USD.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 13

Chúng ta có thể tăng thêm sự tin tưởng cho đánh giá này bằng cách xem xét tổng số thanh khoản có trên thị trường kỳ hạn. Với sự sụt giảm mạnh của BTC, chúng ta sẽ dự đoán rằng có một lượng lớn các vị thế trong thị trường tương lai của Bitcoin bị ép thanh lý.

Trong tuần qua, tại đỉnh điểm của đợt bán tháo, tổng giá trị tối đa của các vị thế bị thanh lý là 135 triệu USD. Con số này chiếm ít hơn 0,2% khối lượng giao dịch trong thị trường tương lai. 

Đúng như dự đoán, 61,5% các vị thế đã mở trên thị trường tương lai của BTC đã bị thanh lý.

Nhìn chung thì phần lớn sự suy giảm trong hành động giá của Bitcoin là do tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế, dòng vốn chảy ra nhiều hơn, rủi ro thanh lý và đòn bẩy trong thị trường tương lai cũng giảm.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 14

Cuối cùng, để thiết lập thước đo về dòng vốn vào thị trường, chúng ta có thể nhìn vào nguồn cung của stablecoin. Stablecoin là một trong những mảnh ghép quan trọng và là phương tiện chính để tham gia thị trường Crypto.

Kể từ đợt bán tháo tháng 03/2020, tổng nguồn cung của các stablecoin chính (USDT, USDC, BUSD và DAI) đã tăng từ 5,33 tỷ USD lên hơn 158,25 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, tương đương với 2.866% chỉ trong hơn hai năm. USDT chiếm 52,6% trong tổng số nguồn cung stablecoin và theo sau là USDC với 30,8%.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 04/2022, tổng nguồn cung stablecoin đã giảm khoảng 3,285 tỷ USD. Phần lớn việc mua lại stablecoin đang được thúc đẩy bởi USDC, vốn đã giảm gần 4,77 tỷ đô USD kể từ đầu tháng 03/2022. Mặt khác, USDT đã chứng kiến ​​nguồn cung tiếp tục mở rộng, tăng khoảng 2,50 tỷ USD.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 15

Có thể thấy rằng đặc biệt kể từ tháng 05/2021, USDC đã đóng góp chính vào sự tăng trưởng tổng nguồn cung stablecoin. Chúng ta cũng có thể thấy rằng sự sụt giảm nguồn cung của stablecoin là một sự kiện hiếm hoi, với mức giảm khoảng 2,9 tỷ USD mỗi tháng.

Nhìn chung, có một số tín hiệu về sự suy yếu đối với dòng tiền ròng của stablecoin trong thị trường. Điều này đã chỉ ra rằng tâm lý của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là có xu hướng chấp nhận rủi ro.

Phan tich on-chain Bitcoin (tuan 19, 2022): BTC giam manh, nhung chi la phan ung voi cac cu soc kinh te vi mo - anh 16

Tóm tắt và kết luận

Khi thị trường tiền mã hóa trưởng thành hơn và ngày càng nhiều tổ chức đổ tiền vào không gian này, thì phản ứng của nó với các cú sốc kinh tế vĩ mô và các chính sách thắt chặt tiền tệ ngày càng rõ ràng hơn. 

Chính vì thế, khi đứng trước việc FED tăng lãi suất và sự điều chỉnh của quy định về việc thắt chặt thanh khoản trên các thị trường tài chính, thì giá BTC không thể duy trì một cách ổn định ở thời điểm đó.

Trong bài viết này, chúng ta đã phân tích tổng quan về thị trường, đánh giá phản ứng của BTC cả trong và ngoài chuỗi. Và hầu hết các lĩnh vực trong không gian blockchain đều có sự suy giảm, tuy nhiên nó dường như bị ảnh hưởng bởi tâm lý của những nhà đầu tư ngắn hạn. 

Hơn nữa, sự thu hẹp đáng kể trong nguồn cung của stablecoin, đặc biệt là USDC, cho chúng ta thấy một lượng lớn dòng vốn ròng đang chảy ra khỏi thị trường. Ngoài ra, Bitcoin có mối tương quan cao với các chỉ số trong thị trường tài chính truyền thống. Do đó, thời gian sắp tới sẽ là một chặng đường khó khăn đối với Bitcoin.

Thông qua những dữ liệu on-chain được đề cập trong bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được một cái nhìn tổng quan về thị trường tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng. Từ đó, bạn đọc có thể tự đưa ra nhận định, cũng như chiến lược đầu tư cho bản thân trong thời gian sắp tới.

Phân tích on-chain Bitcoin (tuần 19, 2022): BTC giảm mạnh, nhưng chỉ là phản ứng với các cú sốc kinh tế vĩ mô