Tokenomics là gì? Hiểu rõ thông tin về Tokenomics nhanh nhất

Tokenomics là chìa khóa thành công của rất nhiều nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hoá. Cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết Tokenomics là gì cũng như tầm quan trọng của Tokenomics. 

13476Total views
Tokenomics la gi? Hieu ro thong tin ve Tokenomics nhanh nhat - anh 1
Tokenomics là gì? Hiểu rõ thông tin về Tokenomics nhanh nhất

Tokenomics là gì?

Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của thị trường tiền mã hoá khi dòng tiền của các nhà đầu tư chảy mạnh về thị trường này. Dưới tác động của đại dịch Covid, nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng và coi tiền mã hoá là kênh trú ẩn an toàn. Nhưng để có thể thành công trong thị trường đầy biến động này đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức cũng như kinh nghiệm nhất định. Và hiểu rõ cách thức hoạt động của tokenomics là một yếu tố quan trọng.

Tokenomics là sự kết hợp giữa token và economics. Thuật ngữ này dùng để thể hiện bản chất mô hình kinh tế học của tiền mã hoá chính là quá trình phát hành, phân bổ, quản lý và đôi khi là phá huỷ. Cũng giống với nền kinh tế hiện nay, khi bạn hiểu cách thức di chuyển của dòng tiền thì bạn sẽ đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

Không xác định đúng lộ trình phát hành và phân bổ token phù hợp dẫn đến tình trạng lạm phát là nguyên nhân khiến nhiều dự án thất bại. Vì vậy, ngoài bản chất công nghệ cũng như tính năng cốt lõi của sản phẩm, đội ngũ phát triển cũng cần thiết kế tokenomics đúng đắn để cân bằng lợi ích giữa các thành viên trong mạng lưới. Đó chính là tỷ lệ phân bổ và thời gian trả token.

Vai trò quan trọng của Tokenomics

Tokenomics là công cụ để các nhà đầu tư hiểu được cách các yếu tố tác động đến cung và cầu trong thị trường tiền mã hoá.

Đầu tiên, bạn cần xác định được những thành phần tham gia vào thị trường này. Đó là: Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư lớn và đối tác của dự án, nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư nhỏ lẻ và thợ đào. Trong đó, bạn thường giữ vai trò là nhà đầu tư nhỏ lẻ, mua token của dự án và phát triển cộng đồng với hy vọng giá dự án thành công và giá token sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Còn đội ngũ phát triển sẽ chịu trách nhiệm thiết kế cách phân bổ token phù hợp để tránh xảy ra tình trạng lạm phát.

Tokenomics sẽ cho bạn biết cách token của dự án vận hành như thế nào, thời gian và số lượng phân bổ ra sao, tỷ lệ nắm giữ của đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư lớn cũng như cách phá huỷ token nếu có. Đây là căn cứ hết sức quan trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Kết cấu tạo thành Token và Tokenomics

Token Supply

Token supply (tổng cung) là khái niệm chỉ tổng số lượng token đã phát hành ra thị trường, không bao gồm lượng token đã bị đốt cháy. 

Công thức: Tổng cung = Nguồn cung lưu hành + Token đang bị khóa – Token đã bị đốt hoặc phá huỷ

Có hai loại tổng cung là tổng cung cố định và tổng cung không cố định.

Tổng cung cố định: Là lượng token không thể thay đổi và được dự án xác định ngay từ đầu. 

Tổng cung không cố định: Là lượng token có thể thay đổi phụ thuộc vào cách thức vận hành của dự án. Tổng cung không cố định được chia thành 3 loại:

  • Tổng cung vô hạn: Một số dự án không xác định giới hạn của tổng cung mà tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động và phát triển để mint thêm.
  • Tổng cung giảm dần: Một số dự án thực hiện đốt hoặc phá huỷ token mỗi một khoảng thời gian nhất định (như tháng, quý, năm) để tạo sự khan hiếm và giảm tình trạng lạm phát.
  • Tổng cung biến động: Loại tổng cung này thường thấy ở các Stablecoin – một loại tiền điện tử được thế chấp bằng giá trị của tài sản cơ bản. 

Ngoài token supply, bạn nên tìm hiểu thêm về max supply (nguồn cung tối đa) và circulating supply (nguồn cung lưu hành).

Market Cap và Fully Diluted Valuation

Market Cap (market capital) là vốn hoá thị trường của dự án ứng với số lượng token đang lưu hành thực tế.

Công thức: Vốn hoá thị trường = Nguồn cung lưu hành * Giá token tại thời điểm tính

Fully Diluted Valuation được viết tắt là FDV là vốn hoá thị trường pha loãng hoàn toàn.

Công thức: FDV = Nguồn cung tối đa * Giá token tại thời điểm tính

Token Governance

Tokenomics la gi? Hieu ro thong tin ve Tokenomics nhanh nhat - anh 2

Khi nắm giữ token Governance, bạn có quyền tham gia đóng góp các ý kiến liên quan đến sự phát triển của dự án. Có 3 loại token Governance:

  • Centralized (token tập trung): Các quyết định của dự án được đưa ra bởi một hoặc một nhóm tổ chức đại diện.
  • Decentralized (token phi tập trung): Cơ chế quản trị do cộng đồng quyết định, mọi ý kiến sẽ được đưa ra biểu quyết.
  • Chuyển đổi từ Centralized sang Decentralized: Ban đầu các quyết định của dự án được đưa ra bởi một tổ chức. Nhưng sau đó, cơ chế quản trị được phân quyền cho cộng đồng.

Token Allocation

Token Allocation là số liệu thể hiện cách thức phân bổ token của dự án cho các thành viên tham gia. Token của một dự án thường được phân bổ như sau:

  • Đội ngũ sáng lập thường giữ khoảng 20 – 25% để cân bằng lợi ích giữa các bên, tránh những lo lắng xuất phát từ phía nhà đầu tư cũng như cộng đồng về khả năng kiểm soát giá token của dự án.
  • Khoản dự trữ (Reserve) có tỷ lệ tương đương hoặc cao hơn 5 – 10% so với nhóm đội ngũ sáng lập. Khoản này dùng để phát triển các tính năng sản phẩm hoặc mở rộng dự án trong tương lai. 
  • Liquidity mining là khoản token dùng để thưởng cho những người đóng góp thanh khoản cho các giao thức DeFi.
  • Seed/Private/Public sale là khoản token được bán cho các nhà đầu tư tại vòng huy động vốn.
  • Airdrop/Retroactive thường chiếm từ 1 – 2%. Đây là khoản token dùng để khuyến khích, tặng thưởng cho những người có đóng góp tích cực cho dự án, nhất là trong giai đoạn đầu.

Token Release

Token Release thể hiện kế hoạch phân phối token ra thị trường của dự án. Có 2 kiểu phân bổ token là dự án có kịch trình phân bổ cụ thể và dự án phân bổ theo hiệu suất và nhu cầu thực tế.

Dự án có lịch trình phân bổ cụ thể, thường được chia thành các khoảng thời gian ứng với các mốc 1 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. Đội ngũ phát triển cần tính toán thời gian cho phù hợp để đảm bảo lợi ích cho các holder, tạo động lực để họ chung tay phát triển dự án. Ví dụ như dự án có release schedule dưới 1 năm sẽ cho thấy đội ngũ phát triển không có sự gắn bó lâu dài với dự án, từ đó niềm tin của các nhà đầu tư về giá trị token của dự án sẽ rất mong manh.  

Dự án phân bổ theo hiệu suất và nhu cầu thực tế nhằm giảm thiểu tình trạng lạm phát ở các dự án. Đội ngũ phát triển sẽ đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn gắn với các mức release phù hợp.

Token Use case

Tokenomics la gi? Hieu ro thong tin ve Tokenomics nhanh nhat - anh 3

Token Use case phản ánh mục đích sử dụng của token. Đây là một căn cứ quan trọng để xác định giá trị của token trên thị trường. Thường token của dự án được sử dụng với mục đích như Staking, Farming, Governance, Tx Fee và một số mục đích khác.

Các mô hình Tokenomics điển hình

Mô hình Tokenomics lạm phát

Mô hình này có cách thức vận hành giống với nền kinh tế hiện tại nếu không xác định được tổng cung tiền tối đa. Tokenomics lạm phát khuyến khích sự tham gia của các validator và những người cung cấp thanh khoản bởi họ sẽ nhận được phần thưởng sau mỗi lần xác thực giao dịch. Tuy nhiên, nguy cơ của mô hình này đó là tình trạng lạm phát, giảm giá trị của token và các nhà đầu tư rời bỏ cuộc chơi nếu dự án không kiểm soát tốt được lượng cung lưu hành.

Mô hình Tokenomics giảm phát

Mô hình giảm phát trái ngược hoàn toàn với mô hình lạm phát khi tổng nguồn cung tối đa được kiểm soát chặt chẽ thông qua cơ chế đốt hoặc phá huỷ token. Ưu điểm của Tokenomics giảm phát là tạo ra sự khan hiếm token trong cộng đồng, từ đó nâng cao giá trị token của dự án. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là khi giá trị của token không ngừng tăng lên do sự khan hiếm thì các nhà đầu tư có xu hướng hold trong thời gian dài và không thực hiện các giao dịch, từ đó làm giảm thanh khoản dẫn đến giá trị token có thể bị giảm xuống khá nhiều.

Tổng kết

Thông qua bài viết, Coinvn đã phân tích chi tiết Tokenomics là gì cũng như cách thức hoạt động và vai trò của một Tokenomics trong thị trường. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn một phần nào đó khi quyết định tham gia đầu tư trong thị trường tiền mã hoá.