Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy của các vụ lừa đảo NFT?

NFT đã không còn quá xa lạ với nhà đầu tư, kéo theo đó là những vụ lừa đảo NFT xảy ra. Trong bài viết này, đội ngũ Coinvn sẽ mang đến cho bạn đọc những mẹo tránh rơi vào bẫy của các vụ lừa đảo NFT.

5739Total views
Lam the nao de tranh roi vao bay cua cac vu lua dao NFT? - anh 1
Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy của các vụ lừa đảo NFT?

Lừa đảo NFT trở nên phổ biến 

Năm 2021là một bước đột phá đối với các Non-fungible Token (NFT). Nhưng khi một thứ gì đó trở nên phổ biến như tài chính phi tập trung (DeFi) và phiên bản Web mới nhất có tên là Web3, thì luôn luôn có những rủi ro đi kèm. 

Vào năm 2021, hacker đã kiếm được 14 tỷ USD từ các vụ hack liên quan đến tiền mã hóa, số lượng tội phạm tiền mã hóa đã tăng 79% và rủi ro vẫn chưa kết thúc. Nhưng làm cách nào để các nhà giao dịch NFT tự bảo vệ mình khỏi bị lừa đảo? 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cách lừa đảo NFT phổ biến nhất. Bằng cách hiểu các trò gian lận NFT phổ biến nhất, bạn có thể đưa ra những phương pháp bảo vệ tài sản của mình an toàn hơn.

Lam the nao de tranh roi vao bay cua cac vu lua dao NFT? - anh 2

Điều quan trọng nhất là các đợt pump & dump của NFT là một tín hiệu cần lưu tâm. Những kẻ lừa đảo NFT sẽ sử dụng thông tin rỗng tuếch để đẩy giá sàn (đại diện cho giá thấp nhất cho một mặt hàng, được cập nhật theo thời gian thực) của một NFT mà bạn quan tâm. Khi họ thành công trong chiến thuật của mình, họ bán các NFT và bạn sẽ nhận lại một tác phẩm đúng nghĩa sưu tầm mà không có giá trị gì khác. 

Ngoài ra, một hình thức lừa đảo phổ biến là lừa đảo hỗ trợ kỹ thuật. Khi bạn là người dùng Telegram hoặc Discord, bạn có thể nhận thấy các vụ lừa đảo tiền mã hóa xảy ra ngay trước mắt mình. Những kẻ lừa đảo sử dụng một pop-up giả mạo để liên kết đến các trang trông bình thường, chẳng hạn như ví của bạn. Hoặc những người mua lần đầu đang gặp khó khăn để hoàn thành giao dịch và họ chấp nhận đề nghị nhận trợ giúp để đầu tư vào NFT. Kẻ lừa đảo cải trang kỹ thuật số yêu cầu thông tin cá nhân và đánh cắp tất cả tài sản của bạn. 

Lừa đảo NFT phổ biến thứ ba không còn xa lạ trong không gian sở hữu trí tuệ. Các nghệ sĩ làm việc chăm chỉ trên các thiết kế ban đầu của họ và phải mất rất nhiều giờ để thiết lập một bộ sưu tập NFT. Thế nhưng, những kẻ lừa đảo chỉ cần lấy tác phẩm của nghệ sĩ và biến nó thành NFT của mình mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều. Người mua sẽ tin rằng họ đang đầu tư vào một tác phẩm nghệ thuật gốc và đặt giá thầu có giá trị cao.

NFT có phải là lừa đảo không?

Ngày trước, NFT có thể là vật phẩm của những người sưu tầm như thẻ bóng chày, nhưng hiện tại các trường hợp ứng dụng của NFT vượt ra ngoài giới hạn này. NFT cũng có thể là một hình thức giải trí kỹ thuật số, thậm chí là nghệ thuật có giá trị trong từng thời điểm. Có rất nhiều người nghĩ rằng đó là một bong bóng sắp vỡ. Nhưng bây giờ không phải là lúc để suy đoán về điều đó, bởi vì NFT vẫn đang bùng nổ. 

Lam the nao de tranh roi vao bay cua cac vu lua dao NFT? - anh 3

Vì bảo mật và tuân thủ là những chủ đề phức tạp, nên NFT có phần dễ bị lạm dụng. Vào đầu năm nay, người dùng của thị trường NFT lớn nhất (OpenSea) đã bị phục kích bởi một cuộc tấn công lừa đảo. Ít nhất 32 người dùng đã bị đánh cắp NFT, với tổng trị giá 1,7 triệu USD.

NFT không phải là một trò lừa đảo nhưng đôi khi chúng rất dễ bị đánh cắp và miễn là thị trường NFT tiếp tục phát triển, số lượng các cuộc tấn công sẽ tăng lên nhanh chóng. Tin tặc cũng sẽ ngày càng sáng tạo hơn và nâng cao công nghệ để thực hiện các vụ tấn công. 

Một trong những vụ hack đáng nhớ nhất là Nifty Gateway, hacker đã lấy rất nhiều NFT và thậm chí còn sử dụng thẻ tín dụng của những người dùng Nifty Gateway không kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) để mua thêm NFT lên tới 10.000 USD mỗi tài khoản. 

Lam the nao de tranh roi vao bay cua cac vu lua dao NFT? - anh 4

Làm thế nào bạn có thể tránh lừa đảo NFT?

Để tránh hiện tượng bơm và bán phá giá, bạn nên xem lại lịch sử giao dịch của NFT mà bạn muốn mua. Ngoài ra, hãy tra cứu chi tiết thông tin liên hệ của người sáng tạo. Nếu tất cả các giao dịch được thực hiện vào một ngày cụ thể, thì đây là một dấu hiệu đáng lưu tâm.

Hãy lưu trữ private key của bạn một cách cẩn trọng và không duyệt bất kỳ các đề nghị hoặc yêu cầu đáng ngờ khác. Hãy luôn bảo mật tài khoản của bạn bằng 2FA và đó là điều tối thiểu bạn có thể làm. 

Trong trường hợp tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, có những lúc bạn không thể làm gì được. Tất nhiên, bạn có thể xác minh tài khoản của người tạo, thông điệp trên mạng xã hội và cộng đồng. Giống như trong bất kỳ trường hợp nào khác, hãy nghiên cứu một cách cẩn trọng. Một số thị trường NFT đang phát triển các công cụ mới mà họ sử dụng để kiểm tra các chuỗi khối công khai và tìm ra NFT giả mạo. 

Tổng kết

NFT đã tạo dựng một vị thế tương đối lớn với tổng giá trị thị trường NFT là 40 tỷ USD. Nhiều người sẽ nói với bạn rằng NFT chẳng là gì khác ngoài các tệp PNG được định giá quá cao hoàn toàn là một trò lừa đảo, tuy nhiên NFT cũng là một loại tài sản đầu cơ tốt nếu thực sự bạn tìm hiểu kỹ về tiềm năng, tiện ích mà NFT mang lại.

Bên cạnh các NFT tiềm năng, thị trường vẫn còn tồn tại một số NFT được dùng để lừa đảo và đánh cắp tài sản của nhà đầu tư. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các NFT đều là lừa đảo. Khi bạn đã sẵn sàng đầu tư vào NFT, điều quan trọng là phải nhận ra rằng giá trị tiện ích của chúng.