Những điều cần biết về các Layer trong blockchain

Cùng tìm hiểu các Layer của một blockchain, cách chúng hoạt động và lý do tại sao có những yếu tố quan trọng đối với hiệu quả và khả năng mở rộng của công nghệ.

46905Total views
Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 1
Những điều cần biết về các Layer trong blockchain

Bạn có thể đã nghe mọi người nói về các Layer khác nhau khi nói đến Web 3.0 và công nghệ sổ cái phi tập trung (DLT), đặc biệt là khi kết hợp với blockchain. Nhưng chúng thực sự là gì và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách các Layer đóng vai trò quan trọng trong cách thiết lập hoạt động cho blockchain. Hiểu được những điểm khác biệt chính của các Layer này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các dự án mà bạn đang tìm hiểu hoặc đầu tư.

Tổng quan các Layer của blockchain

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 2

Mặc dù không có tiêu chuẩn chung cho các Layer (lớp) blockchain, nhưng cách tiếp cận 3 lớp có lẽ là cách tiếp cận phổ biến nhất.

Chúng ta có thể ví các lớp blockchain là một ngôi nhà. Trong khi phần nền (Layer 0), tầng trệt (Layer 1) và mái nhà (Layer 3) vốn dĩ là bắt buộc thì bất kỳ tầng bổ sung nào (Layer 2) là tùy chọn. Các tầng bổ sung như Layer 2 có thể giúp tránh tắc nghẽn và cung cấp nhiều không gian hơn cho hiệu quả và khả năng mở rộng. 

Nếu không có nền, bạn sẽ không thể xây dựng cấu trúc thượng tầng cũng như mái nhà. Mặc dù mỗi lớp cung cấp các chức năng khác nhau, nhưng tất cả chúng đều được kết nối với nhau. 

Hình dưới đây mô tả một ngôi nhà blockchain với các lớp liên kết với nhau.

Graphical user interface, text, application  Description automatically generated

Bây giờ chúng ta đã hiểu cơ bản về cách một hệ sinh thái blockchain được xây dựng, hãy cùng xem chi tiết hơn về chức năng của từng lớp.

Layer 0: Internet của blockchain

Layer 0 hay L0 là lớp nền, bao gồm phần cứng và phần mềm xây dựng xương sống của hệ sinh thái blockchain.

Layer 0 là một khung mạng chạy bên dưới blockchain. Nó được tạo thành từ các giao thức, các kết nối, phần cứng, công cụ khai thác… tạo thành nền tảng của hệ sinh thái blockchain. 

Layer 0 cũng cho phép khả năng hoạt động liên chuỗi, tức là cho phép các blockchain giao tiếp với nhau. Nó đóng góp xương sống quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của các lớp tiếp theo. Layer 0 thường sử dụng token gốc cung cấp quyền truy cập để tham gia và phát triển. Lớp này có thể được coi là “Internet của các blockchain”.

Ví dụ cho Layer 0 là Polkadot, Avalanche, Cardano và Cosmos.

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 3

Layer 1: Các blockchain

Nếu Layer 0 là tầng nền, Layer 1 (hay L1) đại diện cho tầng trệt. Do đó, phần lớn các dự án thuộc lớp này được người dùng biết đến nhiều hơn. Khi mọi người đề cập đến Ethereum và Bitcoin, đây là Layer mà chúng ta đang nói đến.

Layer 1 đại diện cho blockchain hiện nay. Chúng ta cần hiểu rằng Layer 1 là nơi bắt nguồn phần lớn khối lượng công việc như cơ chế đồng thuận, ngôn ngữ lập trình, block time, giải quyết tranh chấp cũng như các quy tắc và thông số duy trì chức năng cơ bản của mạng lưới blockchain.

Số lượng tác vụ mà lớp này phải xử lý thường dẫn đến các vấn đề về khả năng mở rộng. Khi nhiều người dùng tham gia vào một blockchain cụ thể, nó đòi hỏi sức mạnh tính toán ngày càng cao để giải quyết và thêm các khối vào chuỗi, do đó dẫn đến tăng phí giao dịch và thời gian xử lý chậm hơn.

Các cơ chế đồng thuận được cải thiện như bằng chứng cổ phần và sự ra đời của sharding (chia các nhiệm vụ tính toán thành các phần nhỏ hơn) giảm thiểu một phần vấn đề mở rộng quy mô. Tuy nhiên, quá khứ đã chứng minh rằng tất cả những giải pháp này vẫn chưa đủ.

Ví dụ cho Layer 1 là Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain và Solana.

Layer 2: Tăng tốc độ và khả năng mở rộng

Layer 2 tìm cách cung cấp các giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng của một blockchain Layer 1.

Chúng ta vẫn sẽ sử dụng ý tưởng như cũ, nghĩa là giải quyết tắc nghẽn bằng cách lấy lưu lượng truy cập ra khỏi Layer 1. Các giải pháp Layer 2 có các hình thức khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các giải pháp Layer 2 phổ biến nhất.

State channel

Các state channel (kênh trạng thái) thực hiện nhiệm vụ cập nhật trạng thái lên blockchain. Chúng ta có thể coi nó như một chuỗi (hoặc kênh) riêng biệt xử lý các giao dịch. Thay vì ghi lại mọi giao dịch đơn lẻ, Layer 1 chỉ lưu trữ thông tin hợp lệ (trạng thái kênh) từ Layer 2.

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 4

Sidechain

Các sidechain là các blockchain riêng biệt chạy song song với Layer 1 hiện có, được liên kết với cầu nối hai chiều (chốt) cho token gốc của Layer 1. Các sidechain sử dụng các giao thức, thuật toán đồng thuận, tham số khối và quản trị của riêng họ để xử lý các giao dịch, nhưng sử dụng token Layer 1. Điều này có nghĩa là một sidechain ETH sẽ giao dịch bằng ETH mà không cần token khác, đồng thời bất kỳ Dapp nào được phát triển trên sidechain sẽ tích hợp liền mạch trong mạng lưới Layer 1.

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 5

Rollup

Các rollup đưa phần xử lý giao dịch ra khỏi blockchain và chỉ báo cáo kết quả trở lại blockchain. Giải pháp này thực hiện giao dịch bên ngoài Layer 1, sau đó dữ liệu lên Layer 1 nơi đạt được sự đồng thuận.

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 6

Nested chain

Nested chain (blockchain lồng nhau) về cơ bản là một blockchain bên trong, hay nói đúng hơn là trên đỉnh một blockchain khác. Kiến trúc blockchain lồng nhau thường liên quan đến một blockchain chính đặt các thông số cho một mạng lưới rộng hơn, trong khi các quá trình thực thi được thực hiện trên một web được kết nối với nhau của các chuỗi phụ.

Nhiều cấp độ blockchain có thể được xây dựng dựa trên một chuỗi chính, với mỗi cấp độ sử dụng kết nối cha – con. Các ủy quyền của chuỗi cha làm việc cho các chuỗi con xử lý và trả lại cho chuỗi cha sau khi hoàn thành. Blockchain cơ sở bên dưới không tham gia vào các chức năng mạng của chuỗi thứ cấp, trừ khi cần giải quyết tranh chấp

Layer 3: Các ứng dụng (UI)

Layer 3 là lớp cuối cùng có thể nhìn thấy bằng mắt. Hiểu một cách đơn giản, các bạn có thể tưởng tượng nó như một ứng dụng mobile vậy. Đây là những giao diện người dùng (UI) mà người tham gia cuối cùng làm việc cùng. 

Lớp này tìm cách cung cấp sự đơn giản và thuận tiện khi xử lý Layer 1 và Layer 2. Layer 3 không chỉ cung cấp giao diện người dùng mà còn cung cấp tiện ích ở dạng khả năng hoạt động nội bộ và liên chuỗi, chẳng hạn như thông qua các sàn giao dịch phi tập trung, các ứng dụng cung cấp thanh khoản và đặt cược.

Layer 3 thường được gọi là các ứng dụng phi tập trung (Dapp) cung cấp các ứng dụng trong thế giới thực cho công nghệ blockchain.

Nhung dieu can biet ve cac Layer trong blockchain - anh 7

Các ví dụ:

  • Giao dịch tiền mã hóa phi tập trung: Uniswap và PancakeSwap
  • Nhà cung cấp ví và sàn giao dịch tập trung: Coinbase và Binance
  • Quản lý cho vay và thanh khoản: Aave và Compound
  • Thanh toán: Tornado Cash

Tổng kết

Web 2.0 đã dẫn đến các giải pháp front-end cao cấp, trong khi cơ sở hạ tầng bên dưới vẫn không thay đổi nhiều. Được nhiều người sử dụng nhưng ít người kiểm soát, Web 2.0 đang bắt đầu bộc lộ những hạn chế và thiếu sự đổi mới.

Điều này trái ngược với Web 3.0. Ở đây, các Dapp (Layer 3) có thể là phần dễ thấy nhất của sự đổi mới, nhưng tất cả những lớp còn lại của blockchain đều mang những đặc điểm vô cùng quan trọng. Hiểu rõ được ý nghĩa và sự khác nhau của các Layer này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về một “ngôi nhà blockchain”, biết được mình đã, đang và sẽ đặt niềm tin vào các dự án thuộc “lớp” nào của ngôi nhà đó.