Liệu thị trường gấu hiện tại đã chạm mức đáy hay chưa?

Thị trường tiền mã hóa đang ở giai đoạn rất khó khăn, nhiều sự cố đã khiến các dự án, quỹ đầu tư sụp đổ và khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ. Liệu đây có phải là đáy của thị trường gấu hay chưa?

9207Total views
Lieu thi truong gau hien tai da cham muc day hay chua? - anh 1
Liệu thị trường gấu hiện tại đã chạm mức đáy hay chưa?

Thị trường gấu đã chạm đáy hay chưa?

Vào ngày 15/06, FED đã tăng lãi suất lần thứ ba trong năm 2022, nâng mức lãi suất lên 1,5%. Các quan chức Ngân hàng Trung ương dự báo lãi suất quỹ liên bang có thể sẽ tăng lên mức 3% đến 3,5% vào cuối năm nay.

Trong năm nay, FOMC sẽ có thêm 4 cuộc họp và họ kỳ vọng sẽ tăng ít nhất 50 điểm cơ bản vào cuộc họp tiếp theo (từ ngày 26/07 – 27/07).

Bên cạnh việc thay đổi lãi suất để tác động đến nền kinh tế, Chính phủ liên bang cũng có thể:

  • Thúc đẩy tiền tệ, tạm thời nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu, nhưng cuối cùng làm giảm giá trị và tăng lãi suất.
  • Can thiệp khi các công ty hoặc toàn bộ phân khúc của nền kinh tế đang thất bại, hoặc đe dọa phá hoại toàn bộ hệ thống kinh tế, bằng cách cung cấp các gói cứu trợ.
  • Các Chính phủ có thể tạo ra các khoản trợ cấp, đánh thuế và cấp tiền cho một ngành công nghiệp, hoặc đánh thuế vào các sản phẩm nước ngoài để nâng giá và làm cho các sản phẩm trong nước hấp dẫn hơn.
  • Mức thuế, phí cao hơn và các quy định thắt chặt nền kinh tế có thể cản trở các doanh nghiệp hoặc toàn bộ ngành phát triển.
  • Cuối cùng, họ có thể tăng hoặc giảm nguồn cung tiền.

Chính sách tăng lãi suất của Chính phủ liên bang được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và một nền kinh tế đang bị kích thích quá mức. Điều này một phần là do các dự luật kích thích được Quốc hội thông qua từ năm 2020, đã giải phóng dòng tiền lớn đổ vào nền kinh tế Hoa Kỳ.

Khoảng 5.000 tỷ USD đã được chuyển đến các hộ gia đình, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, hãng hàng không, bệnh viện, chính quyền địa phương, trường học và các tổ chức khác trên khắp đất nước nhằm chống lại sự tấn công của đại dịch COVID-19.

Lieu thi truong gau hien tai da cham muc day hay chua? - anh 2

Những tác động tiêu cực của nền kinh tế ở thời hiện tại đã khiến thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng rơi và giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. Trước những tác động đó, Bitcoin đã giảm xuống dưới 20.000 USD, phá vỡ mức ATH được thiết lập vào cuối năm 2017. 

Điều này đã khiến nhiều dự án blockchain và quỹ đầu tư sụp đổ. Điển hình là nền tảng cho vay Celsius Network và quỹ đầu tư Three Arrows Capital. Đây là hai trong nhiều nạn nhân đã bị các tác động tiêu cực của thị trường đánh bại, khiến họ lâm vào tình thế không thể thanh toán các khoản nợ và có nguy cơ phá sản.

Chính những sự kiện sụp đổ liên tiếp đã tạo ra một hiệu ứng domino với “sát thương lớn”, khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ và bán tháo các tài sản mà họ đang nắm giữ mặc dù chúng đang thua lỗ nặng.

Sự kiện của Celsius Network và quỹ đầu tư Three Arrows Capital đã tạo ra một cú sốc lớn và làm cho thị trường tiền mã hóa ngày càng tồi tệ hơn. Mặc dù, tại thời điểm viết bài, thị trường đã có sự khởi sắc, những vẫn chưa có động lực thu hút dòng tiền từ những nhà đầu tư mới. Cùng với tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp ngày càng tăng cao thì xu hướng tăng trưởng tạm thời của thị trường tiền mã hóa có thể sẽ chấm dứt bất kỳ lúc nào, nếu như có những tin tức tiêu cực được công bố ngay lúc này. 

Trong trường hợp xấu nhất, giá Bitcoin có thể sẽ giảm mạnh và phá vỡ mức giá đáy hiện tại là khoảng 17.800 USD. Nhiều chuyên gia nhận định rằng giá Bitcoin có thể giảm về dưới 13.000 USD. Với tình hình hiện tại thì Bitcoin giảm về mức giá này hoàn toàn khả thi. Do đó, chúng ta không thể kết luận rằng mức giá 17.800 USD đã là đáy của thị trường gấu năm nay. 

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng tồn tại trong thị trường gấu mà ai cũng phải nắm

Tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại

Ở thời điểm hiện tại, tâm lý của người tiêu dùng rất hoảng sợ khi nền kinh tế ngày càng xấu đi vì lạm phát không ngừng tăng cao.

Lieu thi truong gau hien tai da cham muc day hay chua? - anh 3

Tuy nhiên, chính sách thắt chặt định lượng có thể giúp tách biệt những công ty, dự án blockchain đang cung cấp giá trị thực cho nền kinh tế và những công ty được tạo ra chỉ vì lợi nhuận.

Thắt chặt định lượng là một chính sách tiền tệ được điều chỉnh cho các Ngân hàng Trung ương áp dụng để giảm lượng thanh khoản hoặc nguồn cung tiền trong nền kinh tế. 

Ngân hàng Trung Ương thực hiện thắt chặt định lượng bằng cách giảm các tài sản tài chính mà ngân hàng này nắm giữ trên bảng cân đối kế toán. Tức là họ sẽ bán chúng trong thị trường tài chính để làm giảm giá tài sản và tăng lãi suất.

Hiện có hơn 20.000 loại tiền mã hóa đang được lưu hành, nhưng chưa đến 20 loại tiền mã hóa trong số đó sẽ phát triển mạnh mẽ trong vòng một năm.

Một trong những lý do khiến chúng ta rơi vào tình trạng khó khăn này là vì những tiến bộ của công nghệ, chi phí tạo ra một doanh nghiệp hoặc dự án tiền mã hóa đã giảm đáng kể, khiến việc đưa ra một sản phẩm “lạ mắt” dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ:

  • Giá của việc giải trình tự DNA đã giảm từ 2,7 tỷ USD xuống còn 300 USD trong vòng chưa đầy 20 năm.
  • Vào năm 1982, một ổ cứng 10 MB có giá 2.495 USD, hoặc 7.210,55 USD. Ngày nay, một ổ cứng 4 TB có giá 70 USD, ổ cứng này có dung lượng gấp 40.000 lần, nhưng chỉ có giá bằng 1% ổ cứng được sản xuất vào năm 1982.
  • PC 5150 ban đầu của IBM ra mắt với giá 2.880 USD cho hệ thống 64K với một ổ đĩa mềm có giá là 8.352 USD. Ngày nay, 400 USD đến 500 USD là chi phí của một máy tính để bàn cấp thấp.
  • Chiếc điện thoại di động đầu tiên, AT&T EO được phát hành vào năm 1993, có giá đáng kinh ngạc từ 1.999 USD – 3.858 USD. Ngày nay, chúng ta có thể có một chiếc iPhone mạnh nhất với giá khoảng 1.000 USD.  

Vấn đề là hầu như bất kỳ ai cũng có thể thành lập công ty và thu hút các nhà đầu tư, khách hàng mà không cần cung cấp giá trị thực. Nhưng chắc chắn, việc tạo ra giá trị đã trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, cũng có nghĩa là chúng ta có thể chuyển từ nền kinh tế lạm phát sang giảm phát rất nhanh nếu chính sách kinh tế được áp dụng cẩn thận. 

Kết luận

Không ai biết chắc liệu thị trường gấu đã chạm đến đáy hay chưa, chúng ta có thể chắc chắn rằng mọi thị trường tăng và giảm đều khác nhau. Sự khác biệt này dường như rộng hơn trong mỗi chu kỳ do cách công nghệ đã định hình cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trên toàn cầu. 

Đối với các nhà đầu tư, điều quan trọng là phải nghiên cứu và tìm ra những công ty đang tung ra các sản phẩm và dịch vụ tạo ra giá trị thực, cùng với một đội ngũ chuyên nghiệp và uy tín. Đối với những người tiêu dùng, việc thắt chặt kinh tế của cá nhân là điều rất cần thiết. Bởi vì một khi nền kinh tế đã chạm đáy, thì chúng ta có thể lấy lại niềm tin và tiếp tục song hành với thị trường tăng giá trong tương lai.

Liệu thị trường gấu hiện tại đã chạm mức đáy hay chưa?