Điều gì sẽ xảy ra nếu USDT thực sự sụp đổ?

Tether (USDT) là một loại tài sản ổn định thống trị mảng stablecoin trong thị trường tiền mã hóa. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như đế chế của stablecoin – USDT sụp đổ?

9112Total views
Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 1
Điều gì sẽ xảy ra nếu USDT thực sự sụp đổ

Tổng quan về thị trường

Thị trường tiền mã hóa nổi tiếng là một thị trường có nhiều sự biến động. Mặc dù sự biến động của thị trường này hấp dẫn đối với các nhà giao dịch, nhưng nó lại cản trở tiền mã hóa phát huy tiềm năng để trở thành một đơn vị thanh toán. 

Sự biến động là một điểm khác biệt của tiền mã hóa so với các loại tiền pháp định (Fiat) truyền thống. Do đó, ngành công nghiệp tiền mã hóa đã giới thiệu một giải pháp giúp hạn chế sự biến động này chính là ra mắt các đồng ổn định (stablecoin). Loại tài sản này đại diện cho tiền pháp định trong phiên bản kỹ thuật số.

Stablecoin giống như tài khoản ngân hàng của thế giới tiền mã hóa, được thiết kế để phục vụ như một kho lưu trữ giá trị mà các nhà đầu tư có thể lưu trữ trong thời gian thị trường biến động.

Tether (USDT) là stablecoin đầu tiên thực sự thành công, luôn dẫn đầu về vốn hóa trong tất cả các loại stablecoin hiện có trên thị trường. Đáng chú ý là nó trở thành tài sản tiền mã hóa được chấp nhận rộng rãi nhất, vượt xa cả BitcoinEthereum. Hầu như không có sàn giao dịch tiền mã hóa nào không liệt kê Tether trong các cặp giao dịch mà nó hỗ trợ. Tether không chỉ được liệt kê trên tất cả các sàn giao dịch, mà nó còn là tài sản thống trị về khối lượng giao dịch.

Tether là tài sản tiền mã hóa ổn định, có sẵn trên nhiều blockchain, có thể đổi thành USD theo tỷ lệ 1:1. Thị trường tiền mã hóa chấp nhận USDT theo mệnh giá tương đương với đồng USD.

Tether lần đầu tiên được ra mắt vào cuối năm 2014, dưới dạng token trên Bitcoin (sử dụng giao thức Omni). Kể từ đó, Tether bắt đầu thâm nhập vào nhiều hệ sinh thái, nó đã phát hành token trên Ethereum, TRON và một số mạng blockchain khác.

Như được chỉ ra trong biểu đồ bên dưới, USDT bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm vào gần đầu đợt ICO bùng nổ năm 2017.

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 2

Tether đã trở thành là một loại tài sản có ảnh hưởng lớn trong thị trường trước khi xảy ra vụ phá sản tiền mã hóa vào năm 2018 – 2019. Đến năm 2020 – 2021 (sự khởi đầu của bong bóng mới), Tether đã vươn lên thống trị vượt xa các stablecoin đối thủ khác. Vào năm 2021 – 2022, khối lượng giao dịch hàng ngày của USDT vượt quá 100 tỷ USD vì Tether đã tự thiết lập mình là token cơ sở của toàn bộ thị trường tiền mã hóa.

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 3

Theo dữ liệu được cung cấp bởi Coinpaprika.com, tại thời điểm viết bài, giá trị thị trường của Tether là 72.382.520.395 USD và nó cũng là loại tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn thứ 3, đứng sau Ethereum. Tại thời điểm viết bài, Tether là tiền mã hóa số 1 tính theo khối lượng hàng ngày, vượt xa Bitcoin và Ethereum cộng lại.

Tether là tiền mã hóa

Nếu ví thị trường tiền mã hóa như một động cơ, thì Tether chính là chất bôi trơn giúp mọi hoạt động của động cơ đó diễn ra suôn sẻ.

Các nhà tạo lập thị trường tiền mã hóa đã nhận được một lượng USDT bất thường từ Tether Inc., điều này cho thấy tầm quan trọng của Tether đối với tính thanh khoản của tiền mã hóa.

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 4

Đáng chú ý, từ trước tới nay thị trường tiền mã hóa đã tiêu thụ rất nhiều USDT. Nếu như bạn tham gia thị trường tiền mã hóa đủ lâu, thì bạn cũng có thể nhận được khoản vay từ Tether, tương tự như người sáng lập của Celsius gần đây đã làm. Cuộc điều tra cho thấy Tether đã cho các công ty tiền mã hóa vay hàng tỷ USD bằng cách sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp với lãi suất là 5% – 6%. Liệu điều này có làm cho Tether trở thành Ngân hàng Trung ương của thị trường tiền mã hóa hay không?

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 5

Dựa trên dữ liệu được công bố trên Protos.com có thể kết luận rằng Tether là thứ giữ cho tiền mã hóa có tính thanh khoản và có thể giao dịch được. Khi Tether “sụp”, thanh khoản sẽ không còn. Nếu thanh khoản không còn, thì bên giao dịch sẽ kết thúc và các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ phá sản.

Nền kinh tế tiền mã hóa chủ yếu phát triển các dịch vụ hoạt động trong hệ sinh thái blockchain rộng lớn và phục vụ chính hệ sinh thái đó. Các sàn giao dịch, trở thành điểm nóng của hoạt động tiền mã hóa lấy phí niêm yết bằng USDT, cố vấn dự án nhận thanh toán bằng USDT, các studio của nhà phát triển và dịch giả tự do sử dụng USDT làm thanh toán… Chính vì USDT được ứng dụng phổ biến, nên ở thời điểm hiện tại không có gì có thể thay thế USDT ngay lập tức.

Điều gì sẽ xảy ra với các con số?

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 6

Hãy tưởng tượng nếu mọi thứ trong tiền mã hóa chỉ được giao dịch thông qua một hợp đồng AMM, một pool duy nhất trên Uniswap cho toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Ở phía mua của pool, nó là 90% USDT. Ở bên bán, tất cả đều là tiền mã hóa. 

Bây giờ, hãy tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu USDT trở về 0? Điều gì xảy ra với nhóm AMM và giá sẽ di chuyển như thế nào?

Tiền mã hóa sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng thanh khoản chưa từng có. Đây là điều mà các nhà kinh tế học phải nghiên cứu trong nhiều thập kỷ tới. Các nhóm DeFi thực tế giao dịch USDT sang các loại tiền ổn định khác sẽ nhanh chóng đổi lấy hết các loại tiền ổn định khác và đáng tin cậy hơn. Mới đây, vào tháng 5 năm 2022, sau sự sụp đổ của Terra và TerraUSD, USDT đã bị bán phá giá mạnh trên diện rộng, do sự hoảng loạn lan rộng Tether đã nhanh chóng mất peg và được giao dịch với mức chiết khấu 5% – 6%.

Tất cả các thị trường USDT-fiat sẽ bị bán phá giá và hoàn toàn cạn kiệt thanh khoản bên mua. Bạn có thể sẽ có được một lượng lớn USDT và sau đó sử dụng USDT giá rẻ này để rút tiền bên bán của thị trường tiền mã hóa. Hãy tưởng tượng trả 10 USD cho một Bitcoin nếu bạn đủ may mắn, bằng cách bắt USDT ở mức gần bằng 0 và sử dụng bot bắt một lượng BTC trong cặp USDT/BTC. Các nhóm thanh khoản sẽ kết thúc với hàng tỷ Tether trong vài giờ cho đến khi bên bán không còn gì.

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 7

Đối với những người nắm giữ đồng coin thì sao? Họ sẽ hoảng sợ bán các đồng coin của mình khi thị trường lao dốc. Tuy nhiên, không có ai mua chúng vì thanh khoản không còn nữa. Ngay cả một đợt bán nhỏ với 10 BTC cũng có thể khiến giá giảm 25% hoặc hơn, tùy thuộc vào biến động của thị trường tại thời điểm bán. 

Điều tốt nhất bạn có thể làm là bán số tiền của mình với giá hàng triệu USDT. Nhưng tại sao đó lại là phương án tốt nhất? Vì sẽ có một cuộc tranh giành để thu thập bất kỳ loại tiền nào trên tất cả các sàn giao dịch, có thể sẽ không mất vài ngày trước khi mức chiết khấu tiền mã hóa là 90% trở lên. 

Các nhà tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản bằng tiền thật sẽ bị lỗ nặng trừ khi họ gỡ bỏ lệnh kịp thời. Các bot bán chênh lệch bị mắc kẹt trong vòng lặp của chúng cũng sẽ kết thúc với việc sở hữu một lượng Tether khổng lồ và bị thua lỗ nghiêm trọng trước khi chúng được gỡ bỏ. 

Các quỹ tiền mã hóa sẽ sử dụng các mối quan hệ của họ với các nhà khai thác sàn giao dịch để thoát hàng trước những người dùng thông thường. Phí gas Ethereum sẽ tăng đột biến khi mọi người đổ xô giao dịch trong các pool thanh khoản DeFi hoặc thoát sang stablecoin.

Nếu trường hợp đó xảy ra, thì cuộc khủng hoảng này sẽ lan sang phần còn lại của các stablecoin, hầu hết giá trị của chúng sẽ giao dịch dưới 1 USD (mất peg). 

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu USDT bị sụp đổ?

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 8

Sự cố của Terra và TerraUSD đã khiến USDT mất peg, nhiều nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản stablecoin chắc chắn hơn, trong đó có USDC. Kể từ ngày 09/05, hơn 130 ví lớn đã tăng số dư USDC của họ lên ít nhất 1 triệu USD và giảm số dư Tether của họ ít nhất 1 triệu USD.  

Dieu gi se xay ra neu USDT thuc su sup do? - anh 9

Người ta mong đợi rằng USDC sẽ trở thành một sự thay thế cho USDT trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, USDC được quản lý nhiều hơn so với USDT và điều này không được các cartel tiền mã hóa chấp nhận. 

Trên thực tế, USDC có thể đóng băng bất kỳ tài khoản nào theo yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật, trong quá khứ họ đã thực hiện điều này vài lần. Điều đó không phù hợp với hối lộ, rửa tiền, trộm cắp, thao túng thị trường và các hành vi bất hợp pháp khác thường liên quan đến Tether. 

Những gì đã được Coinvn đề cập chính là một số nguyên nhân không thể chuyển sang USDC. Chúng ta thực sự không thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra khi USDT bị thay thế và thứ thay thế USDT là gì?

Về cơ bản Tether là một rủi ro hệ thống đối với toàn bộ bối cảnh tiền mã hóa. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nếu Tether thực sự sụp đổ thì thị trường tiền mã hóa sẽ gặp một cuộc khủng hoảng vô cùng lớn. Điều đó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến các tài sản không gắn liền với Tether, chẳng hạn như Peercoin. Đối với các tài sản phụ thuộc nhiều vào Tether thì chắc chắn thời điểm đó là hồi kết của chúng.

Liệu Tether có thể sụp đổ hay không? Đây thực sự là một câu hỏi khó và sẽ không ai có thể đoán chính xác được tương lai. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta có thể biết đó chính là thị trường tiền mã hóa có vô vàn rủi ro và sự sụp đổ của một đế chế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Điển hình là Three Arrows Capital – một quỹ đầu tư mạo hiểm đã trải qua hai mùa đông thị trường tiền mã hóa, cũng đã bị sụp đổ một cách nhanh chóng và không ai ngờ trước được điều này. 

Bên cạnh những rủi ro tiềm ẩn, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng thị trường này cũng tiềm ẩn rất nhiều cơ hội tạo lợi nhuận đang chờ bạn đọc khai phá. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm một cái nhìn khác về đồng USDT và tác động của nó đối với thị trường Crypto.