Dữ liệu on-chain và phân tích kỹ thuật có thể kết hợp hoàn hảo như thế nào?

Tại sao phân tích kỹ thuật và phân tích dữ liệu on-chain được coi là bộ công cụ hoàn hảo giúp bạn thành công trong thị trường tiền mã hóa? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

5136Total views
Du lieu on-chain va phan tich ky thuat co the ket hop hoan hao nhu the nao? - anh 1
Dữ liệu on-chain và phân tích kỹ thuật có thể kết hợp hoàn hảo như thế nào?

Phân tích on-chain là gì?

Blockchain là một sổ cái mở lưu giữ hồ sơ của mọi giao dịch dưới dạng dữ liệu được lưu trữ. Sử dụng các số liệu để hiểu dữ liệu này và sử dụng nó để đưa ra các quyết định và dự đoán sáng suốt được gọi là “phân tích on-chain”.

Du lieu on-chain va phan tich ky thuat co the ket hop hoan hao nhu the nao? - anh 2

Hiểu một cách ngắn gọn phân tích on-chain là khả năng dự báo thị trường bằng cách sử dụng dữ liệu từ sổ cái blockchain.

Sự kết hợp của phân tích kỹ thuật và dữ liệu on-chain

Phân tích kỹ thuật chủ yếu được các nhà giao dịch sử dụng để phát hiện các điểm mua và bán. Phân tích kỹ thuật liên quan đến việc phân tích giá lịch sử của tiền mã hóa bằng cách sử dụng các chỉ báo, biểu đồ và mô hình nến để xác định tình hình thị trường hiện tại và dự đoán biến động giá tiềm năng. 

Du lieu on-chain va phan tich ky thuat co the ket hop hoan hao nhu the nao? - anh 3

Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật trong thị trường tiền mã hóa tồn tại những vấn đề bao gồm:

  • Hầu hết các chỉ báo đều có độ trễ: Các chỉ báo kỹ thuật thường đưa ra phản hồi chậm về những gì đã qua chứ không phải những gì sắp xảy ra.
  • Tín hiệu sai: Khi một lượng lớn tài sản được mua hoặc bán bởi một ví duy nhất, nó vẫn được đăng ký trên biểu đồ dưới dạng động thái tăng hoặc giảm chung của thị trường trong khi lý do thực sử chỉ có thể là một đợt bơm thổi và bán phá giá.
  • Các giao dịch wash trade sẽ hiển thị trên biểu đồ: Một số nhà giao dịch có thể mua và bán cùng một tài sản nhiều lần để tăng khối lượng sẽ được ghi lại trên biểu đồ, khiến các trader khác tin rằng tài sản đó đang có đà tăng.

Phân tích on-chain có các số liệu đưa ra bức tranh tổng thể và lý do đằng sau những gì đang diễn ra trong biểu đồ, bao gồm:

  • Những hành động mà những miner đang thực hiện.
  • Tỷ lệ phần trăm thua hoặc thắng giữa cá voi và những trader cá nhân.
  • Số lượng giao dịch trong thời gian thực.
  • Tất cả những điều này cung cấp thêm những thông tin quan trọng để bạn có thể làm sáng tỏ bức tranh của thị trường tiền mã hóa.

Có thể nói, phân tích on-chain là sự kết hợp hoàn hảo với phân tích kỹ thuật để giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình giao dịch của mình.

Các nền tảng để phân tích on-chain

Có rất nhiều nền tảng để thực hiện phân tích on-chain. Dưới đây là một số công cụ nổi bật với giao diện rất dễ sử dụng mà các bạn có thể tham khảo.

  • Glassnode
  • DefiLlama 
  • Nansen 
  • Into the block
  • CryptoQuant

Các chỉ số đơn giản để phân tích on-chain

Có rất nhiều hoạt động đang diễn ra trong blockchain. Đó là lý do rất nhiều chỉ số on-chain tồn tại. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ nêu bật một số chỉ số phổ biến nhất.

Exchange Flows: Chỉ báo exchange flow chỉ đơn giản là theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi sàn giao dịch. Thống kê trong lịch sử cho thấy: Dòng tiền vào tăng đột biến có nghĩa là những người nắm giữ đang gửi tiền mã hóa của họ đến các sàn giao dịch để bán tháo. Dòng tiền ra có nghĩa là các nhà đầu tư đang rút tài sản hoặc lợi nhuận của họ vào ví để giữ an toàn.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng nền tảng IntotheBlock. Sau khi đăng ký, hãy chọn vào bất kỳ loại tiền mã hóa nào để có quyền truy cập vào các chỉ báo. Chúng ta sẽ sử dụng BTC cho ví dụ này.

Graphical user interface, application, website  Description automatically generated

Từ bảng điều khiển bên trái, chọn Exchanges sau đó chọn Inflow Volume hoặc Outflow Volume. Bạn có thể tùy chọn xem dữ liệu từ các sàn giao dịch tập trung lớn và chỉ định khung thời gian bạn muốn.

Graphical user interface, text, application, email  Description automatically generated

Miner Reserves: Những Miner khai thác một loại tiền mã hóa cụ thể đầu tư rất nhiều thiết bị và năng lượng để “đào” coin. Điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường và không có chỉ báo phân tích kỹ thuật nào có thể dự đoán được điều đó. Tuy nhiên chỉ báo on-chain Miner Reserve sẽ hiển thị số dư của các địa chỉ thuộc về các nhóm khai thác lớn cụ thể cho bạn phần nào nắm bắt được hành vi của những nhóm thợ đào này.

Chỉ báo Miner Reserves hiển thị các nhóm khai thác chính và các biểu mẫu tổng hợp mà bạn có thể sử dụng để phân tích trên các khung thời gian khác nhau.

Chart  Description automatically generated

In/out of the Money: Chỉ báo này xác định chi phí trung bình mà tại đó các token đã được mua bởi một địa chỉ và so sánh nó với giá hiện tại. Nếu giá hiện tại lớn hơn chi phí, thì địa chỉ cụ thể đó là “In the money”. Nếu giá hiện tại thấp hơn chi phí, thì địa chỉ cụ thể đó là “Out of the Money”. Khi hầu hết các địa chỉ thua lỗ, áp lực bán sẽ cao vì nhiều địa chỉ trong số này chỉ muốn giảm lỗ và hòa vốn trên các vị thế của họ. Khi hầu hết các địa chỉ đều có lãi, áp lực bán sẽ ít hơn khi họ muốn giữ vị thế của mình.

Graphical user interface  Description automatically generated

Những hạn chế của phân tích on-chain

  • Không đủ dữ liệu: Phân tích on-chain là một phương pháp mới và một số loại tiền mã hóa chưa có đủ dữ liệu.
  • Quá nhiều số liệu: Với rất nhiều thứ đang diễn ra trong Blockchain, có rất nhiều chỉ báo và số liệu. Tất cả chúng đều có thể kể những câu chuyện khác nhau. Việc xây dựng chiến lược và quyết định là tùy thuộc vào nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư.

Nói chung, phân tích trên chuỗi có hiệu quả trong khung thời gian dài như hàng tuần và hàng tháng hơn là trong thời điểm quá ngắn hạn.

Lời kết

Phân tích kỹ thuật và phân tích on-chain đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, đây là những chiến lược phân tích có thể bổ trợ cho nhau trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Hiểu rõ hai chiến lược phân tích này chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn trong thị trường tiền mã hóa.