Đâu là lý do giúp thị trường tiền mã hóa phục hồi?

Đầu năm 2023, thị trường tiền mã hóa đã có một đợt phục hồi đáng kể, giá của Bitcoin, Ethereum đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.

3592Total views
Dau la ly do giup thi truong tien ma hoa phuc hoi? - anh 1
Đâu là lý do giúp thị trường tiền mã hóa phục hồi?

Tổng quan về thị trường tiền mã hóa

Tính đến thời điểm hiện tại, các tài sản tiền mã hóa blue-chip bao gồm Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) đã có một mở đầu năm 2023 rất tốt đẹp, với BTC tăng khoảng 36% và ETH tăng gần 30%. 

Sau nhiều đợt sụp đổ của các tổ chức lớn, thì tâm lý của các nhà đầu tư dường như đã không còn phản ứng dữ dội đối với bất kỳ một tin tức xấu ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền mã hóa. Và chúng ta không thể phủ nhận rằng ngày càng có nhiều lý do để cho rằng thị trường tiền mã hóa đã chạm đáy. Một số dữ liệu kinh tế vĩ mô cho thấy năm nay sẽ là một năm rực rỡ đối với thị trường tiền mã hóa.

Một trong những lập luận thuyết phục nhất để khẳng định rằng mức giá BTC khoảng 15.000 USD đã là đáy, đó chính là những kẻ xấu và hậu quả của trò chơi đòn bẩy đã bị loại bỏ. Ở mức độ nào đó, việc loại bỏ những người như Alex Mashinsky, Do Kwon, Three Arrows CapitalSam Bankman-Fried có thể sẽ tạo ra cơ hội tuyệt vời cho một khởi đầu mới.

Điều quan trọng là sự khởi đầu mới đó đang bắt đầu từ một nền tảng vững chắc hơn nhờ vào làn sóng giáo dục và sự nhiệt tình hướng đến đại dịch COVID-19, bất chấp làn sóng gian lận đã khép lại đợt tăng giá cuối cùng. Bitcoin chạm đáy cục bộ chỉ dưới 16.000 USD vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, mặc dù đã giảm rất nhiều so với mức cao nhất vào cuối năm 2021, nhưng vẫn tăng 66% so với mức giá hồi tháng 9 năm 2020.

Trên thực tế, tài sản tiền mã hóa đã tiếp tục xu hướng tăng trưởng ổn định nếu so sánh tổng thể. Mặc dù có một số rủi ro pháp lý đáng kể trong năm 2022, nhưng xu hướng tăng trưởng đó dường như vẫn đang tiếp tục, ngoại trừ các trường hợp tăng đột biến trong năm 2021 và những đợt sụt giảm đột ngột do các sự cố sụp đổ của các tổ chức lớn. 

Trong bài viết này, hãy cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết lý do giúp thị trường tiền mã hóa phục hồi vào đầu năm 2023.

Dau la ly do giup thi truong tien ma hoa phuc hoi? - anh 2

Động thái của Fed – kinh tế vĩ mô

Việc loại bỏ những kẻ lừa đảo trong thị trường tiền mã hóa đồng nghĩa với việc loại bỏ một số rủi ro giảm giá lớn. Tuy nhiên, điều đó hầu như không đủ cơ sở để trở thành lý do để thị trường tăng trở lại. 

Thay vào đó, điều quan trọng nhất trong năm 2023 là các điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tác động của lạm phát và lãi suất đối với tiền mã hóa và các tài sản rủi ro khác. Bức tranh lạm phát trên toàn thế giới  rất phức tạp, nhưng đợt tăng giá hiện tại của BTC và ETH dường như phản ánh rằng Hoa Kỳ đang làm rất tốt trong việc ngăn chặn sự tăng trưởng của lạm phát mà không ảnh hưởng đến việc làm.

Trong năm 2022, các chuyên gia dường như đã hoàn toàn từ bỏ luận điểm “lạm phát nhất thời” của Chủ tịch Jerome Powell và Cục Dự trữ Liên bang vào năm 2021. Nhưng có thể nói, khi nhìn lại, lạm phát đã được chứng minh là luận điểm của Jerome Powell và Fed hoàn toàn đúng. Lạm phát của Mỹ hiện đã giảm trong sáu tháng liên tiếp.

Các con số trong tháng 12 tốt hơn so với tháng trước, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực sự giảm 0,1% trong tháng. Một số nhu yếu phẩm gia đình thậm chí còn thấp hơn mục tiêu lạm phát 2% của Fed, với giá hàng tạp hóa chỉ tăng 0,2% so với tháng trước và giá xăng giảm 9,4% trong tháng. Điều đó không đủ để xóa bỏ tình trạng lạm phát cao trong hơn một năm qua, nhưng nó đưa chúng ta đến gần hơn với đường cơ sở ổn định mới.

Điều đó đã dẫn đến nhiều kỳ vọng rằng Fed sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của lãi suất. Bốn lần tăng lãi suất liên tiếp ở mức 0,75% vào năm 2022 và mở đầu năm 2023 thị trường hiện đã được định giá đầy đủ với kỳ vọng về một đợt tăng nhẹ nhàng 0,25% vào tháng 2.

Tuy nhiên, Fed vẫn duy trì một số áp lực đơn giản vì số lượng việc làm vẫn còn cao, với báo cáo gần đây nhất duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp trong lịch sử ở mức 3,5%, nhưng cũng có một số chậm lại trong tăng trưởng tiền lương.

Dau la ly do giup thi truong tien ma hoa phuc hoi? - anh 3

Tình hình của châu Âu và Trung Quốc có cải thiện nhưng vẫn phức tạp

Tình hình ở châu Âu phức tạp hơn, các chỉ số sản xuất và dịch vụ của châu Âu trong tháng 1 cao hơn kỳ vọng, cho thấy sự trở lại đầu tiên của tăng trưởng kinh tế tích cực trong khu vực này kể từ tháng 6.

Nhưng châu Âu có thể sẽ không “nhẹ tay” như Hoa Kỳ vì Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như vẫn lo ngại về lạm phát, đã báo hiệu việc tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hơn trong những tháng tới.

Mặt khác, Trung Quốc đang phải đối mặt với một thứ gì đó nghiêm trọng hơn cả lạm phát, thậm chí có thể là suy thoái. Đầu tiên, mặc dù số ca nhiễm COVID-19 hiện đã giảm đáng kể kể từ khi kết thúc các đợt phong tỏa trong kế hoạch “Zero-COVID” vào tháng 12, nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng có nhiều đợt gia tăng về số ca nhiễm COVID tại quốc gia này.

Tệ hơn nữa, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một vụ sụp đổ nhà ở đang diễn ra đe dọa đến nền tảng của hệ thống tài chính vẫn đang phát triển của nước này. Sau cuộc đàn áp các nhà phát triển mắc nợ và tham nhũng vào năm 2020, giá nhà đất tiếp tục sụt giảm. Trên thực tế, mức giảm đã tăng nhanh vào tháng 12. Điều đó có khả năng gây thảm họa, bởi vì nhà ở chiếm 45% tài sản hộ gia đình Trung Quốc không tương xứng so với 25% điển hình hơn ở Mỹ, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang. Điều đó có nghĩa là giá nhà giảm sẽ là một điều rất tệ đối với chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc.

Mặt dù Trung Quốc không phải là mối đe dọa trực tiếp đối với thị trường tiền mã hóa, do cuộc đàn áp chống lại thị trường này trên diện rộng vẫn còn hiệu lực. Nhưng, Trung Quốc sẽ gây ra một số tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Những tác động đó có thể bao gồm sự gián đoạn do COVID nghiêm trọng đến mức chúng tiếp tục làm gián đoạn hoạt động sản xuất của Trung Quốc, có thể khiến lạm phát trở nên tồi tệ hơn trên toàn cầu. Mặt khác, suy thoái kinh tế do nhà ở tại Trung Quốc gây ra có thể giảm bớt áp lực giá cả toàn cầu.

Dau la ly do giup thi truong tien ma hoa phuc hoi? - anh 4

Tạm kết

Các nhà đầu tư tiền mã hóa lo lắng chủ yếu về lãi suất của ngân hàng trung ương hoàn toàn tập trung vào các động lực đầu cơ giá tiền mã hóa, bao gồm cả sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với đồng USD từ các khoản đầu tư an toàn như trái phiếu kho bạc.

Tuy nhiên, trên thực tế lại ngược với những điều đó. Trong giai đoạn 2020 – 2022, chúng ta đã chứng kiến vô số người tham gia mới tìm hiểu về tiền mã hóa trong thời gian giãn cách do đại dịch COVID vào năm 2020, từ đó tạo ra cơn sốt đầu cơ vào năm 2021 và sau đó bùng phát vào năm 2022.

Trong một thế giới hoàn hảo, chúng tôi sẽ tiếp tục có sự tò mò và sự chấp nhận của người dùng thực sự, mà không có sự điên cuồng hay bùng nổ. Trong năm 2022, chúng ta đã học được những bài học đắt giá và rút ra được chân lý rằng “không có gì là “quá lớn để sụp đổ”, chúng ta không thể ngờ rằng một dự án lớn được nhiều người đón nhận như Terra lại sụp đổ và càng không thể ngờ rằng một sàn giao dịch hàng đầu như FTX lại chiếm dụng tài sản của người dùng để thực hiện các mục đích cá nhân. Do đó, năm 2022 là một bài học nghiêm túc về rủi ro cực lớn khi chạy theo suy nghĩ làm giàu nhanh từ thị trường tiền mã hóa.