Kế hoạch lừa đảo của các dự án Ponzi trong thị trường Crypto

Nhắc đến các dự án Ponzi, chúng ta có thể lấy dự án Terra làm ví dụ điển hình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kế hoạch lừa đảo của những dự án Ponzi.

8788Total views
Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 1
Kế hoạch lừa đảo của các dự án Ponzi trong thị trường Crypto

Lời mở đầu

Hầu hết các token trong thị trường tiền mã hóa hiện có đều là lừa đảo hoặc có mô hình hoạt động tương tự như Ponzi. FOMO và các yếu tố hành vi khác là tác nhân khiến mọi người mua tài sản tiền mã hóa ở mức cao nhất và có nguy cơ mất tất cả số tiền mà họ có được.

Định nghĩa: Một kế hoạch Ponzi là một trò lừa đảo đầu tư gian lận nhằm tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng cách lấy tiền từ các nhà đầu tư sau.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 2

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba mẹo chính từ việc kiểm tra sự tỉnh táo, hãy luôn đảm bảo rằng mình đã kiểm tra trước khi tham gia bất kỳ khoản đầu tư nào.

Hiện trạng thị trường tiền mã hóa

Hiện tại, trên CoinMarketCap, có hơn 20.000 token, có nghĩa là hơn 20.000 dự án khác nhau đã được tạo và đang phát triển. Hầu hết chúng đều là lừa đảo hoặc vận hành theo mô hình Ponzi và những người sáng lập chủ yếu muốn nắm bắt cơ hội lấy tiền của các nhà đầu tư tham lam và thiếu hiểu biết mà không bị bất kỳ hình phạt hay hậu quả nào.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 3

Các nhà đầu tư mạo hiểm và những yield farmer thường là những nhà đầu tư ban đầu trong một dự án tiền mã hóa. Những người tham gia sớm thường có lợi nhuận cao và điều này đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư chính thống. Khi họ quyết định tham gia, cũng là lúc họ trở thành những người trả lợi nhuận cao cho những người tham gia trước đó. Tuy nhiên, sẽ có một thời điểm dự án không thể thu hút thêm nhà đầu tư mới và buộc phải ngừng hoạt động. 

Như vậy, những mô hình Ponzi này dựa vào các nhà đầu tư mới để có lợi nhuận trả cho người tham gia trước, nếu không thì dự án sẽ ngừng hoạt động. Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một sơ đồ Ponzi thông qua những hành động cụ thể ở phần sau của bài viết.

Một sơ đồ Ponzi được mô tả trong bốn hành động

Bước 1

Các kế hoạch Ponzi trong tiền mã hóa thường hoạt động theo các bước này. Khởi đầu là tạo token và xác định giá trị thị trường. Hành động này thường diễn ra trong một nền tảng phi tập trung không yêu cầu KYC hoặc các thủ tục nhận dạng khác. Các nhà đầu tư (chẳng hạn như VC và những yield farmer) đã tham gia ngay từ đầu.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 4

Bước 2

Một trang web và một Whitepaper là hai công cụ cần thiết của một dự án. Những dự án này thường không chi tiết và thậm chí có thể là bản sao của các dự án hợp pháp khác. Đáng chú ý là các nhà đầu tư không chuyên trong thị trường tiền mã hóa sẽ không thể kiểm tra các chi tiết kỹ thuật của một dự án.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 5

Các token của dự án này thường được niêm yết trong các nền tảng DeFi hơn là các sàn giao dịch tập trung vì các sàn giao dịch tập trung thường có quy trình thẩm định dự án để xác minh xem các dự án có hợp pháp hay không trước khi được niêm yết. Trong DeFi tồn tại rất nhiều rủi ro vì không chịu sự kiểm soát của bất kỳ bên trung gian nào.

Sự thật là hầu hết các dự án Ponzi sẽ thất bại trong hành động thứ ba, đó là thu hút các nhà đầu tư, vì hầu như không có lý do chính đáng để một người tham gia dự án.

Bước 3

Rủi ro chính đối với nhà đầu tư dựa vào những dự án thực sự thành công trong bước ba. Những dự án thu hút được sự chú ý của số đông nhà đầu tư và bắt đầu phát triển cộng đồng và cuối cùng trở thành xu hướng chủ đạo. Vào thời điểm này, một số kênh YouTube sẽ đề cập đến dự án, chưa kể đến các bài báo trên blog, Twitter, Telegram và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Khi bạn nhận thấy một tin đồn về một dự án tiền mã hóa cụ thể, có lẽ đã muộn để tham gia dự án đó, trừ trường hợp bạn muốn đánh cược vào nó.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 6

Giá bắt đầu tăng và mọi người nhanh chóng thấy lợi nhuận 2X, 3X, 5X và 10X (hoặc thậm chí nhiều hơn) trong vài tuần. Đặc biệt là những người đã ở đó rong thời điểm đầu tiên. Hiệu ứng quả cầu tuyết sẽ tiếp tục diễn ra, nhiều người đang nói về dự án đó khiến lợi nhuận họ nhận được ngày càng gia tăng và “không có dấu hiệu dừng lại”.

Đây chính là hiệu ứng do FOMO tạo ra. Người bạn của bạn – người chưa bao giờ thực hiện các khoản đầu tư thông minh đã đặt tiền của mình vào một dự án tiền mã hóa và đang kiếm lợi nhuận, nhưng bạn ở vẫn trung thành với danh mục đầu tư của mình. ROI của bạn có thể tốt, nhưng hiện tại ROI của người bạn kia còn tốt hơn. Vì vậy, sau đó, bạn quyết định mua token. Bạn thậm chí có thể nhận được 20% – 30% trong ngày, nhưng bạn vẫn chưa hài lòng. Và sau đó, bạn sẽ nhận được kết quả tương tự trong bước 4.

Bước 4

Tại bước này, không có nhà đầu tư mới nào tham gia và giá đột ngột giảm 30%. Bạn nghĩ rằng nó sẽ phục hồi, nhưng theo thời gian giá token tiếp tục giảm xuống gần 99%.  

Điều này được lý giải như sau: Dự án không thu hút được nhà đầu tư mới mua token của họ (nhu cầu thấp hơn), các nhà lãnh đạo dự án, các nhà đầu tư mạo hiểm ban đầu và những yield farmer bắt đầu rút tiền khỏi dự án. 

Thậm chí các token không thực sự bị khóa với thời gian cụ thể như những gì dự án cam kết. Sau khi đội ngũ phát triển thấy lợi nhuận 1.000X – 10.000X và xem xét bối cảnh hiện tại xem có còn động lực để cho nhóm tiếp tục xây dựng dự án hoặc cho các VC tạo ra lợi nhuận hay không, họ có thể xả token. Áp lực bán quá lớn khiến giá trị của token giảm về gần bằng không. Đây chính là cách mà kế hoạch Ponzi kết thúc.

Ba mẹo để không rơi bẫy của các dự án Ponzi

Kinh tế hành vi giải thích tại sao mọi người bị cám dỗ bởi các kế hoạch Ponzi – FOMO (sợ bỏ lỡ) làm cho cảm xúc mạnh hơn so với logic sẵn có của mọi người.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 7

Vì vậy, hãy luôn tỉnh táo trước khi bạn cân nhắc tham gia đầu tư vào bất kỳ dự án tiền mã hóa nào – đặc biệt là những dự án đáng ngờ. 

Xem xét tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng (risk/reward): Điều này sẽ giúp bạn xác định số tiền bạn sẵn sàng đầu tư. Đừng dùng tất cả số tiền mà bạn có được bằng cách vay mượn để đầu tư vào những gì mà bạn không chắc chắn. Thay vào đó, hãy đầu tư bằng số tiền mà bạn có thể mất, tức là bạn phải luôn xem xét tình huống xấu nhất.

Ke hoach lua dao cua cac du an Ponzi trong thi truong Crypto - anh 8

Đặt mức cắt lỗ và chốt lời: Việc đặt các mức chốt lời và dừng lỗ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng cháy tài khoản trong trường hợp giá của token giảm mạnh. Nếu nó tăng lên, hãy chốt lời và cân bằng lại danh mục đầu tư. Nếu bạn tình cờ đầu tư vào một dự án Ponzi, việc cắt lỗ sẽ khiến bạn không phải đau đầu và hối tiếc.

Nhận thông tin chi tiết về dự án: Bạn cần hiểu chi tiết dự án chuyên về lĩnh vực gì, nhóm/cộng đồng đứng sau nó là ai, xác nhận xem token có bị khóa hay không thông qua nghiên cứu on-chain và token có bền vững trong dài hạn hay không. Nếu bạn không tin vào dự án, thì đừng đầu tư vào nó. Nếu không có lập luận chắc chắn ủng hộ việc đầu tư, thì bạn không nên chạy theo tư duy đám đông.