Liquidity Provider (LP) là gì? Ý nghĩa của Liquidity Provider trong DeFi

Cùng Coinvn tìm hiểu Liquidity Provider (LP) là gì và ý nghĩa của Liquidity Provider trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi).

22389Total views
Liquidity Provider (LP) la gi? Y nghia cua Liquidity Provider trong DeFi - anh 1
Liquidity Provider (LP) là gì? Ý nghĩa của Liquidity Provider trong DeFi

Liquidity Provider là gì?

Trước khi tìm hiểu Liquidity Provider là gì thì bạn cần nắm chắc định nghĩa về Liquidity. Liquidity hay tính thanh khoản là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, dùng để đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm bất kỳ trên thị trường. Liquidity được thể hiện thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng rất lớn tài sản mà không hoặc ảnh hưởng rất nhỏ đến biến động giá của tài sản đó. 

Vì vậy mà trong thị trường Crypto, Liquidity là yếu tố quan trọng hàng đầu thu hút các nhà đầu tư tham gia. 

Vậy Liquidity Provider là gì?

Liquidity Provider (LP) la gi? Y nghia cua Liquidity Provider trong DeFi - anh 2

Liquidity Provider được định nghĩa là nhà cung cấp thanh khoản trên thị trường. Họ có thể là một nhà môi giới, một tổ chức tài chính hoạt động như một nhà tạo lập thị trường hoặc đơn giản chỉ là một nhà đầu tư cá nhân. Các Liquidity Provider hoạt động ở cả hai đầu mua và bán trong giao dịch với mức giá tốt. Chẳng hạn, Liquidity Provider sẽ mua khi các trader bán ra và bán ra khi trader mua vào. 

Lý do cần Liquidity Provider

Như đã phân tích ở trên, tính thanh khoản là yếu tố quan trọng quyết định “sự sống còn” của thị trường tài chính. Bất kỳ thị trường tài chính nào cũng cần có sự tham gia của cả người mua và người bán. Nếu số lượng nhà đầu tư tham gia càng nhiều thì thị trường càng sôi động, giá trị của các tài sản cũng từ đó mà tăng lên. 

Tuy nhiên, nếu các giao dịch chỉ được thực hiện đơn thuần giữa người mua và người bán mà không có các Liquidity Provider thì việc khớp lệnh và hoàn tất các giao dịch sẽ rất chậm chạp. Do đó, nhà cung cấp thanh khoản là một nhân tố quan trọng và đặc biệt cần thiết trong thị trường. Họ chính là những người hỗ trợ sự ổn định giá trị của tài sản và nâng cao tính thanh khoản cho tài sản đó. 

Liquidity Provider thường phải chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng họ sẽ được bù đắp bằng những khoản lợi nhuận đáng kể. 

Liquidity Provider có thể kiếm tiền từ đâu?

Liquidity Provider (LP) la gi? Y nghia cua Liquidity Provider trong DeFi - anh 3

Thông thường, các Liquidity Provider sẽ có hai nguồn thu chính, đó là từ sự thua lỗ của các trader là sự chênh lệch giá. Là nhà tạo lập thị trường, các Liquidity Provider sẽ nhận được khoản tiền thua lỗ của các trader. Và ngược lại, các trader kiếm được tiền thì các Liquidity Provider sẽ phải chi trả khoản tiền đó. Tiếp theo, các Liquidity Provider sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Mức độ chênh lệch này thường tùy thuộc vào sự biến động của tài sản giao dịch. Tuy nhiên, khi thị trường trở nên sôi động và khối lượng giao dịch lớn thì nguồn thu của các Liquidity Provider không phải con số nhỏ. 

Liquidity Provider và Automated Market Maker (AMM)

Liquidity Provider (LP) la gi? Y nghia cua Liquidity Provider trong DeFi - anh 4

Sự phát triển của các công cụ tạo lập thị trường tự động đã thổi bùng cho cơn sốt về các dự án trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi). Kể từ khi các giao thức AMM như Uniswap hay SushiSwap trở nên phổ biến thì các khái niệm về Liquidity Provider hay Automated Market Maker bỗng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Điển hình và nổi bật hơn cả là trào lưu đầu tư “Yield Farming”. Với lợi suất APY lớn, hàng loạt các dự án đã triển khai tính năng này để thu hút nguồn vốn cũng như tạo lợi nhuận khủng cho những người tham gia.

Yield Farming là khái niệm liên quan mật thiết đến các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) và các nhà cung cấp thanh khoản (LP). Yield Farming được định nghĩa là khai thác lợi suất hoặc khai thác thanh khoản. Với Yield Farming, nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhận được phần thưởng lớn hơn bằng cách khóa một lượng tài sản mã hóa nhất định. Yield Farming khá tương đồng với Staking, tuy nhiên cơ chế hoạt động của nó lại khác nhau. Cụ thể, Yield Farming tương tác với các Liquidity Provider để cung cấp thanh khoản cho các Liquidity Pool trong giao thức. 

Liquidity Provider (LP) la gi? Y nghia cua Liquidity Provider trong DeFi - anh 5

Còn AMM có cơ chế hoạt động tương tự như một sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Đầu tiên, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ gửi tài sản mã hóa vào Liquidity Pool để tạo ra thị trường, nơi các nhà giao dịch có thể vay, mượn hoặc mua, bán. Đổi lại, các nhà giao dịch sẽ phải trả một khoản phí. Phí thu được sẽ chia cho các nhà cung cấp thanh khoản theo tỷ lệ mà họ đã đóng góp. Lúc này, AMM sẽ gom thanh khoản của một tập hợp các Liquidity Provider và thực hiện xác định giá tài sản bằng một thuật toán được xác định trước đó trên hợp đồng thông minh. Cuối cùng, AMM sẽ chia sẻ lợi nhuận cho các Liquidity Provider trong giao thức. 

Tổng kết

Trên đây, Coinvn đã tổng hợp toàn bộ các thông tin hữu ích nhất về Liquidity Provider và ý nghĩa của Liquidity Provider trong thị trường tài chính phi tập trung. Cần nhấn mạnh rằng sự tồn tại của các nhà tạo lập thị trường là vô cùng quan trọng, nó hỗ trợ nâng cao tính thanh khoản và giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chính vì vậy, Liquidity Provider sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng với công sức và rủi ro mà họ phải chịu khi cung cấp thanh khoản cho các nền tảng, dự án.