Nội dung
Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư và cách ngăn chặn một thảm họa dot-com
Sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư giúp biến các dự án nghiệp dư thành các công ty được tài trợ tốt và ở chiều ngược lại, các dự án thành công cũng mang lại tính hợp pháp cho thị trường tài sản kỹ thuật số.
Khi thị trường tiền mã hoá trưởng thành, các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) đang trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái tiền mã hoá. Ước tính trong năm 2021, giá trị các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiền mã hoá và blockchain là hơn 33 tỷ đô la Mỹ. Đó là gần 5% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm được triển khai vào năm 2021, theo một nghiên cứu của Galaxy Digital Research.
Ngay cả trong vụ khủng hoảng Terra gần đây, CNBC đã đăng dòng tiêu đề “Giá Bitcoin và Ethereum giảm sâu có thể mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội tiếp cận tiền mã hoá”. Mặc dù mọi người trong thị trường đều biết các tiêu đề báo không thể so sánh với sự sụp đổ của thị trường trong những năm qua. Nhưng rất nhiều nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư đều có mặt hạn chế của nó,và việc vượt quá tài trợ tiền mã hoá mà không có đủ tiền rút, có thể dẫn đến một sự cố bong bóng dot-com khác.
Được thu hút bởi những người đi đầu trong công nghệ nhằm biến đổi mọi ngành công nghiệp, các nhà đầu tư từ giữa đến cuối những năm 90 đã bỏ qua các thước đo truyền thống về đầu tư và tài sản được định giá quá cao. Điều này dẫn đến vụ nổ bong bóng khiến các nhà đầu tư phải trả khoản tiền khổng lồ 5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn điều đó?
Trong sự sụp đổ của dot-com, các nhà đầu tư đã bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của đầu tư, bỏ qua xu hướng thị trường và việc tạo ra doanh thu của các công ty. Thay vào đó, các VC đo lường thành công dựa trên sự tăng trưởng lưu lượng truy cập trang web. Và các công ty chủ yếu tập trung tiền của họ vào tiếp thị thay vì tự phát triển sản phẩm. Các VC ngày càng đổ nhiều tiền hơn vào các công ty không được thực thi đúng cách và giá cổ phiếu bị định giá quá cao, khoảng 40% công ty dot-com được định giá quá cao vào thời điểm đó.
Và có vẻ như một hiện tượng tương tự có thể đang xảy ra trong thế giới tiền mã hoá ngày nay, với một số VC đổ tiền vào các công ty có thể không có ROI tốt. Nếu chúng ta đã có được bài học kinh nghiệm từ năm 2001, thì việc đảm bảo sự thẩm định là một thước đo quan trọng để thành công. Được tài trợ tốt không đảm bảo dự án chắc chắn sẽ thành công bằng.
Trách nhiệm ngăn chặn thảm họa đối với tiền mã hoá cũng nằm trên vai của ngay cả các công ty tiền mã hoá, những công ty có nhiệm vụ hoạt động một cách thông minh, có trách nhiệm và các Chính phủ phải tạo điều kiện cho họ thực hiện điều đó.
Về mặt công ty, những người sáng lập tiền mã hoá thích hợp và ít kinh nghiệm hơn nên sử dụng các VC và bệ phóng để hỗ trợ nguồn vốn cho VC, bằng cách không chỉ cấp tiền cho các dự án hiện tại mà còn giúp đưa các dự án mới ra thị trường. Có hàng trăm dự án, do đó những người cần tài trợ và hướng dẫn không nên để lãng phí những nguồn lực như vậy.
Ngoài nguồn vốn, một vấn đề quan trọng mà các dự án tiền mã hoá phải đối mặt là lên ý tưởng từ khi bắt đầu cho đến khi thực hiện. Blockchain như một công nghệ và các ngành phụ mà nó đã khai sinh, chẳng hạn như DeFi, NFTs, DAOs và Web3 có xu hướng thu hút những người sáng lập sáng tạo với những ý tưởng lớn về việc biến đổi thế giới. Những người sáng lập đó đôi khi thiếu kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực tài chính, tiền mã hoá hoặc cả hai (nghệ thuật, bất động sản hoặc bất kỳ khía cạnh công nghệ nào khác mà họ đang làm việc). Những người sáng lập như vậy thường cần được hỗ trợ thật nhiều để biến ý tưởng của họ thành các dự án thành công. Và, thông thường, họ không sử dụng hết tiềm năng của các nguồn tài nguyên có sẵn trên thị trường.
Mạng VC và bệ phóng có vai trò trong việc nâng cao tỷ lệ khởi nghiệp tiền mã hoá thành công và do đó củng cố toàn ngành.
Bên cạnh các phương tiện thiết thực để giúp các dự án tiền mã hoá phát triển mạnh, Chính phủ có vai trò chính trong việc ngăn chặn các sự cố trong tương lai, giống như trong các thị trường tài chính truyền thống. Chính phủ có thể ngăn cản các nhà đầu tư bị cuốn vào cơn sốt tiền mã hoá bằng cách xem xét các dự án có khả năng lừa đảo. Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, 7.000 người đã báo cáo bị thiệt hại tổng cộng 80 triệu đô la Mỹ trong các vụ lừa đảo tiền mã hoá.
Điều mà nhiều nhà đầu tư tiền mã hoá không nghĩ đến (mặc dù các dự án hợp pháp chắc chắn làm được) là những quy định thiếu sót hoặc không rõ ràng, sẽ gây hại cho những người đang nỗ lực để xây dựng tương lai của tài chính và Web3. Ngoài việc ngăn chặn thao túng thị trường, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động tội phạm khác, cũng như đảm bảo an ninh tài chính cho các nhà đầu tư, các quy định phù hợp sẽ thu hút nhiều tiền hơn vào các dự án hợp pháp bằng cách loại bỏ các trò lừa đảo.
Quy định hiệu quả ngăn chặn vô số các dự án tiền mã hoá giả mạo, gây ảnh hướng tiêu cực đến ngành công nghiệp này. Sự gia tăng của các VC và sự thúc đẩy của các Chính phủ để điều chỉnh tiền mã hoá là những dấu hiệu tươi sáng cho tương lai của tiền mã hoá, bất chấp các sự cố gần đây và những câu hỏi về stablecoin. Chúng ta nên nắm bắt chúng để ngăn chặn sự cố tồi tệ hơn trong tương lai.