Nội dung
Giao cắt vàng và giao cắt tử thần trong giao dịch tiền mã hóa
Giao cắt vàng và giao cắt tử thần là hai vũ khí cực kỳ được ưa chuộng trong trading, giúp cho nhiều nhà đầu tư xác định khi nào nên Buy, khi nào nên Sell.
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích sử dụng dữ liệu thị trường trong quá khứ để dự báo tương lai của một tài sản cụ thể hoặc toàn bộ thị trường. Lý thuyết cơ bản là thống kê các biến động về giá nhằm tìm ra những quy luật lặp đi lặp lại của thị trường qua các mô hình như: Mô hình giá hình chữ nhật, mô hình tam giác… hoặc qua các mẫu hình nến, các chỉ báo…
Trong thị trường tiền mã hóa, công cụ mà hầu như trader nào cũng từng sử dụng để phân tích kỹ thuật, bất kể người mới tham gia thị trường hay cả những chuyên gia nổi tiếng, đó là đường trung bình động (MA). Trong bài viết lần trước, Coinvn đã giới thiệu cách sử dụng các đường trung bình động đơn giản, đường trung bình động lũy thừa vào việc dự phóng xu hướng biến đổi giá của một đồng coin.
Vậy sau khi xác định được xu hướng giá thì nên tham gia thị trường vào thời điểm nào để giao dịch có lãi? Cũng dựa vào các đường trung bình động, nhà đầu tư có thể tìm được câu trả lời cho mình ngay trong bài viết này với “giao cắt vàng” và “giao cắt tử thần”.
Trước khi tìm hiểu về khái niệm giao cắt vàng (golden cross) và giao cắt tử thần (death cross), hãy cùng xem lại một số điểm quan trọng khi nói về đường trung bình động MA.
Chỉ báo kỹ thuật này về cơ bản là một đường trên biểu đồ giá nối các giá trung bình của tài sản tiền mã hóa trong một khung thời gian nhất định. Các khoảng thời gian phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để tính toán đường trung bình động là: 15, 20, 30, 50, 100 hay 200 ngày, dựa trên chiến lược và mục tiêu giao dịch.
Khi các đường MA ngắn hạn và dài hạn giao nhau sẽ có hai trường hợp xảy ra: Giao cắt vàng hoặc giao cắt tử thần. Cả hai đều là những tín hiệu cơ bản nhưng mạnh mẽ mà nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng để tìm điểm vào lệnh.
Giao cắt vàng xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn vượt lên trên đường trung bình động dài hạn. Trong đó: Đường trung bình động 50 ngày (MA 50) thường được sử dụng làm đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình động 200 ngày (MA 200) được sử dụng làm đường trung bình dài hạn.
Như đã giới thiệu ở phần trước, nhà đầu tư có thể tùy chọn độ dài đường MA ngắn hạn và dài hạn theo cách khung thời gian khác nhau. Tuy nhiên, một trong những kinh nghiệm được đúc kết từ các bậc thầy đầu tư trên thế giới đó là sự tích hợp của MA 50 và MA 200 thường cho tín hiệu với độ tin cậy khá cao.
Mô hình giao cắt vàng thường được hình thành theo 3 giai đoạn:
Điểm giao cắt vàng cũng có thể xảy ra trên các khung thời gian khác (15 phút, 1 giờ, 4 giờ…), chỉ cần đảm bảo đường MA ngắn hơn vượt lên trên đường MA dài hơn tạo ra một điểm giao nhau. Tuy nhiên, các tín hiệu khung thời gian dài hơn sẽ được coi là đáng tin cậy hơn so với những khung thời gian ngắn.
Các nhà giao dịch thường xem giao cắt vàng là tín hiệu báo trước một đợt hồi phục sắp xảy ra của thị trường tiền mã hóa. Đường trung bình động dài hạn chính là ngưỡng hỗ trợ cho thị trường đầu cơ giá lên trong tương lai gần.
Giao cắt tử thần hoàn toàn ngược lại với giao cắt giá vàng. Đó là một mô hình xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn cắt từ trên xuống đường trung bình động dài hạn. Ví dụ: Đường trung bình động 50 ngày cắt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày. Đây là tín hiệu cho thấy một đợt bán tháo lớn sắp sửa xảy ra và đường trung bình động dài hạn được coi là một mức kháng cự của thị trường tiền mã hóa.
Một điểm giao cắt tử thần cũng trải qua 3 giai đoạn:
Trong quá khứ, giao cắt tử thần đã nhiều lần dự đoán chính xác những đợt suy thoái kinh tế lớn, chẳng hạn như những năm 1929, 1938, 1974 và 2008. Có thể nói, đây là một tín hiệu đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Một điểm giao cắt vàng là dấu hiệu của một thị trường tăng giá dài hạn sắp xảy ra, trong khi một điểm giao cắt tử thần lại cho thấy xác suất khá cao là giá tiền mã hóa sẽ rơi vào một pha giảm giá dài hạn.
Việc áp dụng mô hình phân tích kỹ thuật này có nguyên lý khá đơn giản và dễ áp dụng như sau:
Như ví dụ bên dưới, giá Bitcoin đang đi theo một xu hướng tăng, đường MA 50 nằm dưới đường MA 200, đến giữa tháng 09/2020 thì giao cắt vàng xuất hiện khi đường MA 50 vượt lên trên và cắt đường MA 200 tại mức giá khoảng 47.000 đô la Mỹ. Nếu các nhà đầu tư mua vào tại thời điểm giao cắt vàng xuất hiện thì lợi nhuận tối đa mà họ sẽ có lãi ở mức giá khoảng 67.000 đô la Mỹ (ngày 10/11/2021) là 20.000 đô la Mỹ, tương đương tỷ suất sinh lời 42,5%. Đến khi giao cắt tử thần xuất hiện (14/01/2022) thì thị trường vẫn ở trong tình trạng Bearish cho đến nay.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giao cắt vàng, giao cắt tử thần:
Cả hai điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần đều có thể được sử dụng làm công cụ đáng tin cậy để xác định xu hướng dài hạn trên thị trường tiền mã hoá nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung. Nếu biết áp dụng phương pháp này một cách hợp lý nhà đầu tư hoàn toàn có thể có những chiến lược đầu tư dài hạn và mang lại hiệu suất cao.