Dự án JellyFi là gì? Những thông tin cơ bản về token JellyFi

JellyFi là một giao thức DeFi cho vay tiền mã hoá phi tập trung không yêu cầu thế chấp, tạo ra môi trường sử dụng vốn hiệu quả cho cả người đi vay lẫn người cho vay.

7426Total views
Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 1
Dự án JellyFi là gì? Những thông tin cơ bản về JellyFi

Tổng quan về dự án JellyFi 

Dự án JellyFi là gì?

JellyFi là một giao thức ứng dụng công nghệ blockchain vào các giao dịch vay và cho vay bằng tiền mã hoá phi tập trung DeFi. Nó cho phép người đi vay tiếp cận các khoản vay tiền mã hoá mà không phải thế chấp tài sản. 

JellyFi có thể đem lại lợi ích cho cả hai bên là người cho vay và người đi vay. Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ có thể đạt được lãi suất cho vay cao hơn so với các giao thức cho vay thế chấp khác. Còn người đi vay (bao gồm các DApp, giao thức, DAO đã được kiểm toán) sẽ có một nguồn thanh khoản thường xuyên, linh hoạt.

Trên nền tảng JellyFi, người vay phải vượt qua quá trình kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi được chấp nhận và đưa vào whitelist. 

Điểm nổi bật của dự án JellyFi là gì?

Hầu hết các ứng dụng DeFi hiện nay đều yêu cầu các tổ chức đi vay phải thế chấp một số tài sản kỹ thuật số nhiều hơn các khoản vay của họ nhằm hạn chế rủi ro vỡ nợ. Điều này không chỉ hạn chế nhiều trường hợp sử dụng vốn của bên đi vay, họ sẽ không thể có thanh khoản bất cứ khi nào họ muốn, mà còn hạn chế lợi nhuận của người cho vay.

Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 2

Capital efficiency (Sử dụng hiệu quả nguồn vốn) 

JellyFi là một giao thức cho vay DeFi mang lại hiệu quả về vốn. Người đi vay không bị buộc phải đăng ký tài sản thế chấp, giúp cho họ có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn. Khi sử dụng nền tảng, họ chỉ phải trả phí duy trì trên vốn chưa sử dụng, lãi và phí trên vốn đã sử dụng.

Thay vào đó, các tổ chức đi vay (bao gồm các giao thức và DApp đã được kiểm toán) phải vượt qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được chấp nhận đưa vào nền tảng JellyFi nhằm bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro vỡ nợ. 

Recurring Loan (Khoản vay định kỳ) 

Các khoản cho vay tiền mã hoá không có tài sản thế chấp là các khoản cho vay không cần đăng ký tài sản thế chấp để có được vốn. Người đi vay sẽ được cung cấp hạn mức tín dụng định kỳ trong một pool thanh khoản cho phép họ có thể rút tiền mã hoá bất kỳ lúc nào để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, tương tự như hạn mức tín dụng quay vòng.

Ngoài ra, các khoản cho vay này còn tương tự như hạn mức tín dụng quay vòng ở chỗ người đi vay chỉ cần trả phí duy trì cho phần vốn chưa sử dụng trong pool thanh khoản.

JellyFi sẽ cấp cho người đi vay một hạn mức tín dụng thông qua một pool thanh khoản bị giới hạn bởi số tiền tối đa họ có thể rút. Người đi vay có thể rút tiền vay hoặc nạp tiền trả nợ trong pool thanh khoản đó tùy theo nhu cầu sử dụng vốn của họ. Người đi vay sẽ trả phí duy trì trên phần vốn chưa sử dụng, và trả lãi cho phần vốn đã rút trong pool.

Bid order book 

Bid order book hoạt động như một cơ chế đặt giá thầu. Người cho vay có quyền đặt lãi suất kỳ vọng của họ cho khoản vốn mà họ sẵn sàng cho người khác vay. Người đi vay sẽ luôn bắt đầu với các giá bid thấp nhất (hay lãi suất thấp nhất) rồi sau đó mới đến các giá bid cao hơn, đó chính là các lãi suất cho vay trên thị trường JellyFi.

NFT – Non-fungible Token

Khi người cho vay chọn được người đi vay phù hợp, một NFT (Non-fungible Token) mới sẽ được tạo ra trên chuỗi đại diện cho thỏa thuận giữa hai bên, ghi nhận giao dịch phát sinh của họ. 

Mỗi NFT là một nội dung số được xây dựng trên blockchain, là duy nhất và không thể thay thế. NFT sẽ hiển thị thông tin cần thiết về thỏa thuận giữa người đi vay với người cho vay, có thể tra cứu trên chuỗi bất kỳ lúc nào và còn có thể bán cho người khác. Sau khi khoản vay được hoàn trả, NFT sẽ bị đốt cháy. 

Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 3

Sản phẩm của JellyFi

Lending

Người cho vay là người cung cấp thanh khoản trên nền tảng JellyFi. Họ có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn so với các nền tảng cho vay phi tập trung khác, có quyền kiểm soát chi tiết danh mục đầu tư của mình. 

Với nền tảng JellyFi, người cho vay có thể đánh giá rủi ro của riêng họ, chỉ định lãi suất cho vay mong muốn và lựa chọn người vay. Họ không phải cho những người mà họ không tin tưởng vay tiền, giảm rủi ro vỡ nợ hơn nhờ quy trình lập danh sách trắng kỹ lưỡng. 

Đặc điểm của Lending trong JellyFi

Chọn người vay

Những người đi vay được JellyFi kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thêm vào whitelist. Chỉ các giao thức hoặc DApp đáng tin cậy, đã được kiểm toán mới được phép sử dụng nền tảng JellyFi. 

Người cho vay hoàn toàn có thể chọn người để cho vay. Chỉ có một pool thanh khoản được mở cho mỗi người vay. 

Ownership for lender – Quyền của người cho vay

Nền tảng JellyFi cho phép người cho vay kiếm được lợi nhuận cao hơn nhưng vẫn kiểm soát được danh mục đầu tư của họ, có quyền được chọn người đi vay và lãi suất cho vay. 

Sẽ không có khoản vốn nhàn rỗi nào trên nền tảng JellyFi. Người cho vay vẫn kiếm được lợi nhuận ngay cả khi họ chưa tìm được người đi vay phù hợp. Ngoài ra, họ còn có thể kiểm soát nhiều danh mục đầu tư trên nền tảng JellyFi.

Chọn lãi suất  

Trên nền tảng JellyFi, người cho vay chỉ định một mức lãi suất mà họ mong muốn cho khoản vốn của mình. Khi có người đi vay sử dụng hạn mức tín dụng tiền mã hoá của họ, người cho vay sẽ kiếm được lãi suất mà họ đặt ra lúc đầu. Ngoài ra, họ vẫn được hưởng lãi suất phi rủi ro và phí duy trì trên bất kỳ khoản vốn nào chưa được sử dụng. 

Yield optimizer – Tối ưu hoá lợi suất

Người cho vay vẫn có thể kiếm được lợi nhuận trên nền tảng JellyFi ngay cả khi họ chưa được khớp với người vay. Trong thời gian chờ đợi để tìm được người vay thích hợp, tiền của người cho vay được gửi cho một nhà cung cấp thanh khoản bên thứ ba đáng tin cậy để họ có thể kiếm được APY (Annual Percentage Yield) không rủi ro ngoài phí duy trì của JellyFi.

No dilution for existing lender – Không bị pha loãng bởi số lượng người cho vay

Trong trường hợp, có một khoản hạn mức tín dụng đang được sử dụng trong một pool thanh khoản mà lại xuất hiện thêm người gửi tiền mới tham gia vào pool thanh khoản này, thì lợi ích của những người tham gia trước có bị ảnh hưởng không?

Câu trả lời là không trên nền tảng JellyFi. JellyFi sẽ không làm loãng số lượng người cho vay hiện tại. Tức là những người cho vay hiện tại vẫn tiếp tục hưởng lãi suất cho vay đã chọn của họ cho đến khi khoản vay được hoàn trả. Những người cho vay mới cung cấp thêm thanh khoản vào pool sẽ nhận lãi suất cho vay mà họ chọn sau khi người vay tái sử dụng hạn mức tín dụng này.

Non-fungible liquidity & NFT

Sau khi người cho vay đặt ra lãi suất họ mong muốn và gửi tiền vào bid order book của người vay, họ sẽ nhận được một NFT đại diện cho vị thế của họ trong giao dịch này. 

Người cho vay có thể bán NFT đó cùng với các tài sản kỹ thuật số khác gắn liền với nó, cho dù chúng đang được cho vay hay đang chờ được khớp. Khi bán NFT, vị thế cũng được bán và khi vị thế bị thu hồi tức là người đi vay hoàn trả khoản vay, NFT sẽ bị đốt cháy.

Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 4

Borrowing

Các tổ chức đi vay trên nền tảng JellyFi là các giao thức hoặc DApp đã được kiểm toán. Để có thể vay tiền mã hoá trên mà không cần thế chấp, những tổ chức đi vay phải vượt qua một quy trình kiểm duyệt kỹ lưỡng mới được thêm vào danh sách trắng. 

Khi đã có trong danh sách trắng, người đi vay sẽ tự động được ghép nối với người cho vay. Không có thêm bất cứ yêu cầu kiểm tra tín dụng bổ sung nào đối với người vay.

Pool thanh khoản chính là một hạn mức tín dụng định kỳ mà người đi vay có thể truy cập và rút tiền bất kỳ lúc nào. Người đi vay có thể rút khỏi pool thanh khoản này khi thấy phù hợp. Họ chỉ phải trả phí duy trì đối với phần vốn chưa sử dụng. Tiền lãi và tiền gốc của các khoản vay tiền mã hóa được hoàn trả khi đáo hạn. 

Đặc điểm của Borrowing trong JellyFi

Rate discovery – Tìm tỷ giá

Người cho vay có quyền chỉ định mức lãi suất mà họ kỳ vọng. Những người đi vay sẽ luôn ưu tiên chọn vay những khoản vay có mức lãi suất thấp hơn. 

Việc vay và cho vay được thực hiện bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, nhằm loại bỏ chi phí trung gian của các bên thứ ba. 

Fixed borrowing rate & term – Điều khoản và lãi suất vay được cố định

Lãi suất cho các khoản vay trên nền tảng JellyFi do người cho vay lựa chọn và sẽ cố định trong suốt thời gian của khoản vay. Người vay phải trả theo mức lãi suất này đối với những khoản vốn đã sử dụng cùng phí duy trì cho khoản vốn chưa sử dụng. 

Số tiền có thể vay tối đa sẽ bị giới hạn và phí duy trì được áp dụng cho số tiền này.

Revolving loan 

Tương tự như hạn mức tín dụng quay vòng, nền tảng JellyFi cung cấp hạn mức tín dụng tiền mã hóa ở dạng pool thanh khoản, người vay có thể rút bất cứ lúc nào với số tiền tùy theo nhu cầu sử dụng vốn của họ. 

Pool thanh khoản được thiết lập cho người vay cụ thể kèm theo các điều khoản cho vay đã thỏa thuận trong bid order book bao gồm lãi suất. Cho dù người đi vay không còn nhu cầu vay tiền hoặc các điều khoản của khoản vay đã được hoàn tất, pool thanh khoản này vẫn có sẵn để người đi vay có thể vay lại khi cần vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Instant bond issuance 

Trên một số giao thức DeFi, người vay phải gửi yêu cầu vay rồi đợi cho đến khi họ được chọn. Với nền tảng JellyFi, kể từ khi người đi vay đã hoàn thành xét duyệt, nằm trong danh sách trắng, họ có thể vay và trả nợ từ pool thanh khoản của mình khi cần thiết, trong một hạn mức tối đa đã thỏa thuận trước. 

Roadmap của dự án JellyFi

Hiện vẫn chưa có Roadmap chi tiết của dự án, Coinvn sẽ cập nhật ngay khi có thông tin.

Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của JellyFi

Đội ngũ phát triển

Bốn nhà đồng sáng lập của JellyFi đều đến từ ConsenSys: Giám đốc điều hành Alexis Masseron, CTO Stéphane Coquet, Giám đốc nghiên cứu Charlotte Eli và Kỹ sư chính Sylvain Laurent. 

Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 5

Nhà đầu tư

Dự án đã huy động được 4,4 triệu đô la Mỹ từ vòng hạt giống (Seed Round). Dẫn đầu vòng gọi vốn lần đầu là công ty chuyên đầu tư trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hoá Lemniscap. 

Ngoài ra, dự án còn thu hút sự tham gia của các tổ chức khác như: ParaFi Capital, Tioga Capital, White Star Capital, DeFiance Capital, True Ventures, Digital Currency Group, Genesis, Divergence Ventures, AngelDAO và một số nhà đầu tư khác. 

Số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ sự phát triển của JellyFi thông qua R&D, thực hiện nhiều cuộc kiểm toán. 

Du an JellyFi la gi? Nhung thong tin co ban ve token JellyFi - anh 6

Tổng quan về token JellyFi

Hiện tại dự án chưa ra token. 

Tương lai của dự án Jellyfi và có nên đầu tư vào token JellyFi hay không?

Dự án JellyFi đang tạo ra một môi trường hiệu quả hơn về vốn cho các khoản vay tiền mã hóa phi tập trung thông qua giao thức cho vay DeFi sử dụng công nghệ blockchain. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho những người cần sử dụng vốn và cả đối với người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời.

Cho vay phi tập trung là một chủ đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng DeFi. Các khoản cho vay phi tập trung được JellyFi thiết kế để hoạt động như một dòng tín dụng quay vòng, mang đến khả năng thanh khoản linh hoạt, thường xuyên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trong sự phát triển chung của thị trường tiền mã hóa. 

Có thể thấy dự án JellyFi được giới đầu tư đánh giá rất cao khi nhận được số tiền lên đến 4,4 triệu đô la Mỹ từ những tổ chức đầu tư nổi tiếng ngay trong lần gọi vốn đầu tiên. Đội ngũ phát triển dự án cũng là những tài năng dày dặn kinh nghiệm trong ngành công nghệ blockchain. 

Hiện tại, vẫn còn khá sớm để đánh giá có nên đầu tư vào token JellyFi hay không, nhà đầu tư có thể theo dõi tin tức cập nhật trên Coinvn mỗi ngày để nhận thêm thông tin về dự án trước khi đưa ra các quyết định đầu tư cho mình.

Tổng kết

JellyFi là một nền tảng cho vay phi tập trung mới, đã mở ra một môi trường tuyệt vời cho các khoản vay tiền điện tử không cần thế chấp tài sản, hỗ trợ cho nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của các giao thức, DApp tiềm năng. Trong thời gian chờ đợi thêm thông tin của dự án, bạn có thể tham khảo thêm các dự án tiềm năng khác trên Coinvn.

Hoặc nhà đầu tư có thể tìm hiểu về dự án trên các kênh truyền thông chính thức như:

Website | Twitter | Discord