Perpetual Protocol (PERP) là gì? Tổng quan chi tiết về token PERP

Perpetual Protocol là giao thức cho phép phát hành các hợp đồng tương lai vĩnh viễn của mọi tài sản.

14144Total views
Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 1
Perpetual Protocol (PERP) là gì? Tổng quan chi tiết về token PERP

Hợp đồng phái sinh là sản phẩm được các anh em trader vô cùng quan tâm vì tính linh hoạt và lợi nhuận tiềm năng. Hợp đồng phái sinh không chỉ trở thành sản phẩm chủ chốt của các sàn giao dịch tập trung mà chúng ngày càng phổ biến trên các sàn giao dịch phi tập trung. Điển hình trong số này là dự án Perpetual Protocol? Vậy giao thức phái sinh này là gì? Chúng hoạt động như thế nào. Hãy cùng Coinvn khám phá về Perpetual Protocol trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan chung về Perpetual Protocol

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về dự án bao gồm các khái niệm quan trọng, các hoạt động, đặc điểm nổi bật của Perpetual Protocol. 

Perpetual Protocol (PERP) là gì?

Perpetual Protocol là một giao thức hợp đồng vĩnh cửu phi tập trung dành cho nhiều loại tài sản, chủ yếu là tiền mã hóa. Perpetual được thực hiện bởi trình tạo thị trường tự động ảo (Virtual Automatic Market Maker).

Giống như cơ chế của DEX Uniswap, người dùng có thể trực tiếp giao dịch với thị trường tự động ảo (vAMM) mà không cần qua bất kỳ bên thứ ba nào. vAMM cung cấp thanh khoản và đảm bảo giá trị của tài sản. Trình vAMM được thiết kế trung lập hoàn toàn với thị trường, nên có thể cung cấp thanh khoản và đảm giá trị của tài sản, cũng như an toàn cho người giao dịch. 

Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 2

Mục tiêu của Perpetual Protocol là tạo ra sàn giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu phi tập trung, dễ dàng tiếp cận và an toàn nhất. Perpetual Protocol cho phép bất kỳ người dùng nào, ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng nền tảng để trading mà không cần thông qua bên thứ 3. Điểm đáng chú ý của Perpetual Protocol là không giữ quyền quản lý của người dùng. Do đó, người dùng có quyền chủ động kiểm soát tài sản của cá nhân, vô cùng an toàn và minh bạch. 

Perpetual Protocol được thành lập vào năm 2019 bởi Strike và ra mắt phiên bản đầu tiên của Perpetual được khởi chạy trên mạng xDai vào tháng 12/2020. Vào ngày 31/11/2021, phiên bản 2 mang tên Curie (theo tên nhà khoa học nổi tiếng Marie Curie) của Perpetual Protocol, khởi chạy chương trình Optimism vào ngày 31/11/2021.

Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 3

Perpetual Protocol cho phép giao dịch các Perpetual Future Contract (hợp đồng tương lai vĩnh cửu) của nhiều loại tiền mã hóa phổ biến như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH)… Hiện tại, Perpetual sử dụng Stablecoin là USDC làm tài sản thế chấp chính. Dù vậy, điều này có thể được mở rộng thành các loại tài sản thế chấp khác trong tương lai. 

vAMM (Virtual AMMs) là gì?

vAMM có cách hoạt động không giống như AMM – nhà cung cấp thanh khoản tự động để swap token như Uniswap và Balancer. Các DEX sử dụng mô hình AMM để tạo ra các liquidity pool trực tiếp. Trong khi đó, vAMM giới thiệu các virtual pool. Trong đó, tiền thay vì giữ trong một pool hoặc những pool lớn như AMM thì chúng sẽ được giữa trong các Smart Contract. Các tranh chấp đã có Smart Contract xử lý. Tài sản được gửi vào hợp đồng thông minh cũng được thế chấp hoàn toàn. Vì vậy, có thể dự báo được diễn biến của giá và đảm bảo thanh khoản trên thị trường. Qua đó các giao dịch đòn bẩy và bán khống cũng được thực hiện một cách dễ dàng.

Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 4

Hợp đồng vĩnh viễn là gì?

Hợp đồng vĩnh viễn cho phép các nhà giao dịch dự đoán giá cả của một loại tài sản trong tương lai và sau đó sẽ mở vị thế long hoặc mở vị thế short. Có một sự thật trong việc giao dịch phái sinh trên thị trường đó là hợp đồng sẽ bị hết hạn. Nếu hết thời hạn, những lệnh được ngược hướng giá sẽ bị thanh lý. Ngược lại, hợp đồng vĩnh viễn thì khác, chúng sẽ không bao giờ hết hạn và vẫn cho hiệu lực cho đến khi bị đóng vị thế. 

Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 5

Tuy nhiên cũng vì điểm khác biệt đó là giá của hợp đồng giao ngay sẽ khác với giá của coin/token/tài sản trên thị trường giao ngay. Sự chênh lệch này chủ yếu phụ thuộc vào kỳ vọng có đám đông. Nếu phần lớn nhà đầu tư đều kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh qua giá trị cơ bản của coin/token trên thị trường spot, thì giá của coin/token này trong hợp đồng vĩnh viễn có thể tăng cao hơn nhiều so với giá trị hiện tại của chúng.

Giá của hợp đồng vĩnh viễn thường sẽ khác với giá của tài sản đó trong thị trường giao ngay. Điều này hoàn toàn tương tự trong trường hợp có quá nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá giảm. 

Vậy có cơ chế nào để kiểm soát sự chênh lệch giá này nếu nó chênh lệch quá lớn không? Câu trả lời là có. Có hai cơ chế là Funding payments và Arbitrage có nhiệm vụ kiểm soát sự chênh lệch giá này. Mục tiêu đó là đưa giá của đồng tiền mã hóa về sát nhất với giá trên thị trường giao ngay. Cụ thể, hai cơ chế này như sau:

  • Funding payments
    Thông thường cứ một giờ, các nhà giao dịch sẽ thanh toán các vị thế long hoặc short của họ cho nhau bằng một khoản nhất định, tùy thuộc vào diễn biến giá trên thị trường. Nếu giá của coin/token cao hơn trên thị trường giao ngay thì người mở vị thế long sẽ trả tiền cho vị thế short và ngược lại. Mức tiền phải trả dựa trên sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá của tiền mã hóa trên thị trường giao ngay. 
  • Arbitrage
    Trong trường hợp giá hợp đồng vĩnh viễn có sự chênh lệch khá lớn so với giá của coin/token trên các sàn giao dịch giao ngay thì nhà giao dịch sẽ bỏ túi khoảng chênh lệch này. Bên cạnh đó, điều này làm cho giá của hợp đồng vĩnh viễn và giá hợp đồng giao ngay tạo ra sự cân bằng cần thiết. 
Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 6

Perpetual Protocol hoạt động như thế nào?

Giao thức Perpetual được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua và bán các hợp đồng vĩnh viễn. Nó thực hiện điều này bằng cách tạo một phiên bản mới của Trình tạo thị trường tự động (AMM), một kỹ thuật sử dụng hàm toán học để xác định giá của tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc swap hai hoặc nhiều tài sản. Dưới đây chính là cơ chế hoạt động chung của Perpetual Protocol. 

  • Bước 1: Nhà giao dịch gửi tiền đến Clearing House và gửi cụ thể thông tin về số lượng đòn bẩy.
  • Bước 2: Clearing House gửi tiền đến Vault, dựa trên tỷ lệ đóng góp. Ngoài ra, house makes cũng thực hiện các thay đổi đối với vAMM của nền tảng. Mục đích đó là xác định chính xác khoản tiền gửi, đòn bẩy, ghi lại vị thế, cũng như để xác định xem đó là một vị thế long hay short. vAMM là trình thị trường ảo vì chúng chỉ được thiết kế để xác định giá. 
  • Bước 3: Constant – product curve tính toán biến động giá và số tiền cho mỗi vị thế của nhà giao dịch.
  • Bước 4: Nhà giao dịch sau đó có thể đóng vị thế theo ý muốn. Tuy nhiên, thị trường theo cơ chế “Zero Sum”. Vì vậy trong một giao dịch nếu bạn thắng thì người khác phải thua và ngược lại.
Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 7

Ngoài ra trong Perpetual Protocol còn có quỹ bảo hiểm với mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong những tổn thất không mong muốn như thanh lý lệnh, không có khả năng cung cấp thành khoản để duy trì vị thế. Quỹ này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư nhưng cũng là nơi nắm giữ 50% phí giao dịch. Một khi quỹ bảo hiểm bị cạn kiệt thì một Smart Contract sẽ kích hoạt một token PERP mới và được bán để thế chấp trong Vault. Mục đích cuối cùng là duy trì khả năng thanh khoản của cả hệ thống. 

Đặc điểm nổi bật của Perpetual Protocol 

Nếu bạn chưa biết đến những điểm nổi bật của nền tảng phái sinh này thì đây chính là những điềm quan trọng bạn nên biết về Perpetual Protocol. 

  • Đòn bẩy lên đến 10x: Nhà giao dịch được tự do sử dụng đòn bẩy cho bất kỳ tài sản, coin/token nào và tối đa lên tới 10 lần. Đặc biệt, chi phí giao dịch minh bạch rõ ràng, thanh khoản cao và thời gian giao dịch là 24/7. 
  • Dễ dàng thiết lập vị thế và rút tiền nhanh chóng: Trader có thể dễ dàng kết nối với ví Metamask hoặc ví riêng của Perpetual Protocol để bắt đầu giao dịch, chỉ trong thời gian rất ngắn, chưa tới 1 phút. Bệnh cạnh đó, thời gian để thực hiện rút tiền cũng nhanh chóng không kém chỉ khoảng vài giây, bất chấp việc mạng lưới có sự cố. 
  • Có nhiều lựa chọn tài sản để mở các vị thế long hoặc short: Bất kỳ tài sản nào cũng có thể có hợp đồng vĩnh viễn trên Perpetual Protocol. Các loại tài sản trên Perpetual Protocol bao gồm vàng, fiat, BTC, BCH, ETH, XRP, EOS, LTC, ZEC, XMR …
  • Đánh giá về độ trượt giá của Perpetual Protocol thấp hơn so với các DEX sử dụng các AMM. Điển hình như Uniswap bị trượt giá cao hơn so với các sàn giao dịch tập trung vì không bị giới hạn bởi tính thanh khoản được cung cấp. vAMM của Perpetual Protocol có thể được thiết lập theo thuật toán để cung cấp mức trượt giá thấp hơn cho các nhà giao dịch.

Lộ trình phát triển dự án Perpetual Protocol

Lộ trình phát triển dự án Perpetual Protocol được miêu tả chi tiết như sau:

  • xDai Native UI, Limit & Stop Order, Mobile UI (e.g. for use with Metamask Mobile)
  • Curie V2
  • Testnet (10/2021) đã hoàn thành
  • Testnet competition (10/2021) đã hoàn thành
  • Mainnet 2.0 (11/2021) đã hoàn thành
  • Maker UI (12/2021) đã hoàn thành
  • Gas rebates (12/2021) đã hoàn thành
  • Liquidity mining (01/2022) đã hoàn thành
  • Multi-collateral (Quý 1/2022) đang phát triển
  • Limit, stops order (Quý 1, 2/2022) đang nghiên cứu
  • Permissionless marker creation (Quý 2/2022) đang nghiên cứu
  • Staking 2.0 (Quý 2/2022) đang nghiên cứu.

Tổng quan chung về token PERP 

Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về token PERP. Liệu đây có phải là đồng tiền mã hóa tiềm năng và đáng để đầu tư hay không?

Token PERP được sử dụng để làm gì?

PERP là utility token, được sử dụng chính trong giao thức và khuyến khích việc quản lý phi tập trung. Vì thế, nhà đầu tư nắm giữ token PERP sẽ có quyền biểu quyết các đề xuất trong giao thức dựa trên số lượng token đang nắm giữ. Dưới đây là những mục đích sử dụng chính của PERP.

  • Quản trị: Tương tự như những nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận PoS khác, khi chủ sở hữu token PERP tiến hành stake, họ có quyền tham gia bỏ phiếu hoặc đề xuất thêm ý tưởng mới để cải thiện giao thức Perpetual. Những người nòng cốt xây dựng nên giao dịch cũng sẽ có quyền đưa ra quyết định quan trọng, trước khi nền tảng bỏ phiếu quản trị. 
  • Staking: Chủ sở hữu token PERP có thể khóa hoặc stake của họ trong một khoảng thời gian cố định để nhận lại phần thưởng. 
  • Trao đổi backstop: Như Coinvn đã chia sẻ ở phần trên, Perpetual Protocol có quỹ bảo hiểm bảo vệ nhà đầu tư. Nếu quỹ bảo hiểm bị cạn kiệt thì token PERP mới sẽ được bán ra trên thị trường để bù đắp khoản thiếu hụt trong quỹ. 

Thông tin cơ bản về token PERP

  • Tên token: PERP token
  • Ticker: PERP 
  • Blockchain: Ethereum 
  • Token tiêu chuẩn: ERC-20
  • Loại token: Utility token 
  • Tổng nguồn cung: 150.000.000 PERP
  • Nguồn cung lưu hành: 78.475.000,00 PERP
  • Contract: 0xbc396689893d065f41bc2c6ecbee5e0085233447

Phân bổ token PERP

Việc phân bổ 150.000.000 PERP được triển khai theo như kế hoạch sau: 

Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 8
  • Phần thưởng là phát triển hệ sinh thái: 54.8% 
  • Đội ngũ dự án và ban cố vấn: 21%
  • Các nhà đầu tư chiến lược:15% 
  • Balancer LBP: 5% 
  • Seed Investor: 4.2% 

Lịch phát hành token 

Dưới đây là một số thông tin về token Sale của dự án Perpetual Protocol. 

  • Private Sale dành cho các nhà đầu tư chiến lược diễn ra vào tháng 05/2020 với giá 0,08 USD/PERP. Nhà đầu tư nhận 25% khi Mainnet ra mắt và sẽ nhận thêm 25% sau mỗi 3 tháng. Unlock bắt đầu từ 15/12/2021.
  • Seed Round: Binance Labs là Seed investors của Perpetual Protocol. Họ bắt đầu được đầu tư vào dự án từ 2018 nhưng những thông tin chi tiết không được tiết lộ. Tương tự như Private Sale, Binance Labs sẽ nhận được 25% token sau khi mainnet ra mắt và nhận thêm 25% sau mỗi Quý. Thời gian mở khóa bắt đầu từ ngày 15/12/2021. 
  • Balancer LBP: Không khóa token, nên việc mua bán vẫn diễn ra bình thường. 
  • Team & Advisors: Bắt đầu nhận được token sau nửa năm ra mắt Mainnet với tỷ lệ 2,1% mỗi quý và bắt đầu unlock từ 15/6/2021.
  • Hệ sinh thái & phần thưởng: Token sẽ được mở khóa theo phiếu bầu chọn của ban quản trị.
Perpetual Protocol (PERP) la gi? Tong quan chi tiet ve token PERP - anh 9

Nơi lưu trữ và mua bán token PERP

Token PERP đang được niêm yết và hỗ trợ giao dịch trên hầu hết các sàn giao dịch hàng đầu hiện nay bao gồm: Binance, Coinbase, Houbi Global, Bybit, FTX, KuCoin, Gate.io, Kraken… Những cặp tiền đang được giao dịch với token PERP khá đa dạng: PERP/ETH, PERP/USDT, PERP/BTC, PERP/WETH, PERP/BRL…

Token PERP được phát triển trên nền tảng Ethereum, theo tiêu chuẩn ERC-20 nên dễ dàng tương thích với nhiều loại ví hiện nay.

Đánh giá tiềm năng dự án Perpetual Protocol, có nên đầu tư vào token PERP hay không?

Hãy cùng Coinvn điểm qua những thông tin quan trọng để đánh giá tiềm năng của dự án Perpetual Protocol và có nên hay không nên đầu tư vào token PERP. 

  • Perpetual Protocol đã huy động thành công 1,8 triệu USD từ một số quỹ hàng đầu hiện nay như Zee Prime Capital, CMS Holdings, LLC, Multicoin Capital, Alameda Research, Binance Labs. Với sự góp mặt của những quỹ lớn này cho thấy Perpetual Protocol rất có thể là “hidden gem”.
  • Andrew Kang, George Lambeth, Calvin Liu, Tony Sheng, Alex Pack và Regan Bozman cũng là những người đầu tư quan trọng, trực tiếp hỗ trợ Perpetual Protocol.
  • Perpetual Protocol là dự án đầu tiên trong mảng hợp đồng vĩnh cửu của hệ sinh thái DeFi
  • Việc khởi chạy trên các rollup cho phép Perpetual Protocol mở rộng quy mô sẽ giúp nền tảng này đạt được thông lượng cao và chi giao dịch thấp. Đây là những yếu tố rất quan trọng giúp một sàn giao dịch tương lai vĩnh cửu thành công. 
  • V2 của giao thức vừa mới ra mắt gần đây trên Optimism – một giải pháp mở rộng Ethereum Layer 2 được cải tiến khá tiềm năng. Bên cạnh đó, Perpetual cũng đang có kế hoạch ra mắt trên Arbitrum. Nền tảng Arbitrum cũng được Chính phủ Na-uy lựa chọn để phát triển sản phẩm tài chính quốc gia. 
  • Giao thức sẽ không chỉ giới hạn ở Crypto mà còn hỗ trợ giao dịch các sản phẩm như vàng và có thể sẽ mở rộng sang ngoại hối, cổ phiếu trong tương lai không xa. Nếu chiếm được thị phần của thị trường tài chính hàng nghìn tỷ USD này thì Perpetual Protocol sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai. 

Tóm lại, chúng ta có thể xemPerpetual Protocol là một trong các dự án khá tiềm năng trên thị trường hiện nay. Mặc dù vẫn trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhưng Perpetual Protocol vẫn là một dự án đáng cân nhắc để đầu tư. Tuy vậy mọi hoạt động giao dịch trên thị trường đều tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Câu hỏi thường gặp liên quan đến Perpetual Protocol 

Dưới đây chính là những thắc mắc thường gặp của nhà đầu tư liên quan đến token PERP và dự án Perpetual Protocol, 

  • Có các cặp PERP token nào hiện nay?

Một số cặp token PERP phổ biến hiện nay là PERP/USDT, PERP/BUSD, PERP/ETH, PERP/BTC…

  • Có thể tìm hiểu về dự án Perpetual Protocol thông qua những kênh nào?

Một số kênh thông tin chính thức của dự án Perpetual Protocol hiện nay như:

Website/Twitter/Telegram/Discord

  • Làm thế nào để sở hữu token PERP?

Có hai cách chính để sở hữu token PERP này là mua trực tiếp trên Perpetual Protocol và trên sàn giao dịch có niêm yết token này như Coinvn đã chia sẻ ở phần trên. Ngoài ra, việc stake token PERP cũng giúp bạn nhận thêm token PERP.

  • PERP token có những chức năng chính nào?

Hai chức năng chính của PERP token là staking và governance.

  • Sự khác biệt giữa AMM và vAMM là như thế nào?

AMM được xác định bằng công thức: x * y = k, trong đó x và y là 2 loại tài sản mã hoá mà bạn gửi vào Pool thanh khoản. Dựa trên số lượng có sẵn của 2 loại tiền này mà nhà đầu tư có thể thiết lập mức giá hoán đổi cho phù hợp. Nếu cung của x tăng thì nguồn cung của y giảm và ngược lại. Trong khi đó k là một hằng số không đổi và thanh khoản thì luôn có sẵn. 

Còn vAMM của Perpetual Protocol có cơ chế tương tự, nhưng điểm khác biệt nhất của cơ chế này là nó không lưu trữ loại tài sản nào bên trong AMM. Chúng ta gọi vAMM là thị trường thanh khoản ảo vì nó không lưu trữ tài sản, không giao dịch, không swap mà nó chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất là để nhận biết giá. Còn tài sản sẽ được gửi đến một Smart Contract gọi là “Clearing House”, sau đó sẽ lưu trữ các tài sản này trong “Vault”. Clearing House chấp nhận tiền gửi và ghi lại quyền sở hữu vị thế với các thông tin liên quan như ký quỹ ban đầu, mức đòn bẩy và cho dù nó là vị thế long hay short. 

Tổng kết

Bài viết trên Coinvn đã chia sẻ chi tiết về dự án Perpetual Protocol và token PERP. Mặc dù được đánh giá là hidden gem của thị trường và có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư Crypto vẫn là một lĩnh vực mạo hiểm với rủi ro khá lớn. Vì vậy nhà đầu tư cần phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định đầu tư. Hãy đồng hành cùng Coinvn để tìm hiểu những dự án tiềm năng khác trên thị trường nhé!