Radicle là gì? Thông tin chi tiết về dự án Radicle và token RAD

Radicle là giải pháp thay thế cho các mạng tập trung, giúp loại bỏ trung gian và tạo ra một hệ sinh thái ngang hàng mạnh mẽ, đầy đủ chức năng và an toàn cho cơ sở dữ liệu.

12662Total views
Radicle la gi? Thong tin chi tiet ve du an Radicle va token RAD - anh 1
Radicle là gì? Thông tin chi tiết về dự án Radicle và token RAD

Tổng quan về Radicle

Radicle là gì?

Dự án Radicle là một nền tảng mạng cộng tác phi tập trung, xây dựng trên các giao thức mở như GitHub và GitLab. Dựa vào các hợp đồng thông minh thay vì các quản trị viên, Radicle cho phép các nhà phát triển viết mã, làm việc và gây quỹ, đồng thời tự đặt ra các quy tắc và quyền hạn xung quanh cơ sở mã của mình.

Radicle la gi? Thong tin chi tiet ve du an Radicle va token RAD - anh 2

Được thiết kế với khả năng cung cấp các chức năng tương tự như GitHub (hay còn gọi là Forges), Radicle vẫn giữ bản chất chất ngang hàng của Git, đồng thời được phát triển dựa trên những điểm mạnh vốn có của GitHub. Chính vì vậy, Radicle trở nên ưu việt hơn khi các phiên bản phân tán có thể được kiểm soát ngay từ đầu.

Đặc biệt, Radicle được thiết kế tích hợp với Ethereum – một tập hợp các hợp đồng thông minh mã nguồn mở. Mục tiêu của Radicle là có thể khai thác được những thế mạnh của cả Ethereum và DeFi để cung cấp đến các nhà phát triển một cách để sở hữu cơ sở hạ tầng cộng tác của họ. Qua đó, người dùng Radacile có thể liên kết danh tính với tài khoản Ethereum thông qua ứng dụng Radicle Upstream.

Mục tiêu cuối cùng mà các nhà sáng lập dự án Radicle chính là loại bỏ các bên trung gian, tạo ra một hệ sinh thái ngang hàng mạnh mẽ với đầy đủ các chức năng và an toàn.

Những điểm nổi bật của Radicle

Ngay từ khi bắt đầu thiết kế ra dự án này, đội ngũ sáng lập Radicle đã hướng đến những giá trị không thể thiếu đối với sự hợp tác mã nguồn mở và miễn phí. Đáp ứng được những giá trị này đã giúp cho Radicle có các điểm nổi bật khó thay thế. Cụ thể:

  • Ưu tiên quyền tự do người dùng: Cho phép người dùng được tự do khởi chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm. 
  • Có thể truy cập được và không thể thay đổi được: Người dùng đều có thể truy cập hay sử dụng phần mềm hoặc chia sẻ nội dung mà không ai có thể cấm được. Mọi thông tin sẽ được kiểm toán và minh bạch. Về phía người dùng, họ cũng có thể tự do kiểm soát các tương tác hay các nội dung họ xem trên cơ sở cá nhân.
  • Thân thiện với người dùng: Phần mềm rất dễ dàng sử dụng và không đòi hỏi người dùng phải thay đổi hành vi của mình. Các chức năng của phần mềm có thể đáp ứng với tiêu chuẩn của các nền tảng hiện đại.
  • Là phần mềm ngoại tuyến đầu tiên: Radicle không yêu cầu người sử dụng phải truy cập internet, DNS hay điện thoại thông minh để chạy phần mềm. Sẽ không có bất kỳ lỗi nào xảy ra khi người dùng sử dụng ngoại tuyến. Người dùng có thể truy cập Radicle bất cứ lúc nào.
  • Tính bảo mật cao: Không cần đến bên thứ ba hay trung gian, mọi tác vụ trên hệ thống sẽ được chứng thực bằng chữ ký mật mã và được xác minh.

Cách hoạt động của Radicle

Mạng lưới của Radicle được cung cấp bởi Radicle Link – giao thức sao chép ngang hàng. Radicle Link có một chương trình phụ trợ điều khiển phiên bản phân tán chung, mang tính phổ quát đủ để có thể sử dụng trên các hệ thống khác nhau. Tuy vậy, mục tiêu hàng đầu của Radicle Link là có thể sử dụng trên Git.

Về cơ bản, Radicle sử dụng Git làm cơ sở dữ liệu, có thể lưu trữ hoặc chia sẻ không thông qua máy chủ. Các kho lưu trữ trên mạng lưới Radicle được gọi là các “project” và được phát tán bởi các “peer”.

Radicle la gi? Thong tin chi tiet ve du an Radicle va token RAD - anh 3

Trong mạng lưới Radicle:

  • Các peer sẽ theo dõi các peer
  • Các peer sẽ theo dõi các dự án mà họ quan tâm
  • Các peer sẽ phát tán dự án. Điều này nghĩa là các peer sẽ sao chép các bản cập nhật từ các peer mà họ theo dõi hay từ các dự án mà họ quan tâm.

Việc triển khai Git trong Radicle được tạo ra để làm động lực cho người tạo mầm cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết để giải quyết và xác minh kho lưu trữ, đồng thời giảm độ trễ bằng cách loại bỏ các truy vấn không cần thiết và tìm nạp Git càng nhiều càng tốt.

Một số khác biệt của Radicle

Radicle áp dụng mô hình lớp phủ Scuttlebutt bằng cách thiết lập một lớp sao chép ngang hàng trên các hệ thống kiểm soát phân tán, bắt đầu bằng Git. Tài khoản người dùng và thông tin đăng nhập được thay thế bằng mật mã khóa công khai, trình theo dõi được thay thế bằng sao chép ngang hàng cục bộ và vấn đề về các upstream ngược dòng được thay thế bằng mô hình ngang hàng hoặc “bazaar” dựa trên patch-based.

Để hoàn thiện hơn tính năng thay thế này, Radicle đã có một hệ thống đăng ký đồng thuận được sắp xếp theo trật tự, là nơi lưu trữ những siêu dữ liệu chuẩn của dự án. Điều này cho phép các dự án có thể cố định các thông tin quan trọng mà vẫn đảm bảo được tính khả dụng và tính bất biến trên toàn cầu.

Đối với Radicle, dự án có một số điểm khác biệt nổi bật như sau:

  • Peer-to-peer networking: Mạng ngang hàng giúp các nhà phát triển và người bảo trì dễ dàng hơn nhiều trong việc phát triển không chỉ việc chia sẻ mà còn dễ dàng tin tưởng hơn vào trạng thái được cập nhật của một dự án dựa trên mã nguồn thực tế và danh tính ngang hàng an toàn.
  • Phát tán Git hiệu quả: Bằng cách xây dựng lớp phủ ngang hàng trên Git, Radicle không chỉ mang đến một giải pháp hiệu quả mà còn là một giải pháp thích ứng tốt hơn cho các mã liên kết. Các vấn đề, nhận xét và đánh giá trở thành hiện vật cục bộ được ký bằng mật mã và có thể tương tác ngoại tuyến.
  • Protocol không phải là một nền tảng: Bất chấp bất kỳ giao diện front-end nào được xây dựng nên, Radicle vẫn tồn tại trước hết như một giao thức mở – không phải là một nền tảng.

Tính năng của Radicle

Được xây dựng trên Ethereum, người dùng Radicle dược hỗ trợ nhiều tính năng khác nhau:

Radicle la gi? Thong tin chi tiet ve du an Radicle va token RAD - anh 4
  • Global names: Với tính năng này, người dùng sẽ có thể đăng ký tên duy nhất với công ty đăng ký ENS trong miền radicle.eth cho hồ sơ hoặc tổ chức của họ. Tên này sẽ cho phép mà những người dùng khác có thể nhận ra bạn không chỉ trong mạng Radicle mà trong toàn mạng lưới Ethereum trên toàn cầu.
  • Radicle Funding: Là tính năng cho phép các nhà phát triển những cách thức mới hỗ trợ duy trì công việc nguồn mở của họ, sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính phi tập trung của Ethereum, tạo ra nguồn để liên tục hỗ trợ cho các dự án nguồn mở.
  • Decentralized Orgs: Các hợp đồng thông minh trên Radicle sẽ thay thế cho các quản trị viên. Như đã nói ở trên, tính năng này cho phép người dùng tự đặt ra các quy tắc và quyền hạn xung quanh cơ sở mã của mình. Bằng cách định hình khuôn khổ cho các DAO và multi-sig trong bối cảnh cộng tác mã, Radicle mang đến các tổ chức phi tập trung cho nhà phát triển chính, cho phép bất kỳ ai đều có thể kiểm soát cơ sở mã của họ.

Nhà đầu tư

Thời điểm bắt đầu, dự án Radicle đã huy động được 12 triệu USD từ vòng Private Sale bằng cách phân bổ 8 triệu token RAD với giá 1,50 USD cho mỗi token RAD. Đối với vòng tài trợ, NFX và Galaxy là hai nhà đầu tư đang dẫn đầu. Dự án còn nhận được nhiều nguồn đầu tư khác như Placeholder, Electric Capital và ParaFi Capital và các nhà đầu tư thiên thần Naval Ravikant, Balaji Srinivasan, Meltem Demirors cũng tham gia. 

Tính đến hiện tại, dự án đã có thêm sự tài trợ đến từ nhiều tổ chức đầu tư khác như: Coinbase Ventures, CoinFund, Haskey, Parafi Capital, Galaxy Digital, Fabric Ventures, Blueyard Capital…

Từ ngày 25-27/2/2021, dự án Radicle đã khởi chạy sự kiện Radicle Liquidity Bootstrapping Event dành cho cộng đồng tham gia Radicle. Với 3.750.000 RAD (3,75% nguồn cung token) cho người mua với giá khởi điểm là 11,50 USD (tính theo USDC). Mức giá đã dao động từ 9,76 USD đến 28 USD trong hai ngày bán, trong đó, giá bán trung bình là 15,40/RAD. LBP đã huy động được 24.774.879 bằng USDC.

Bên cạnh những nguồn tài trợ trên, dự án cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ chương trình SEEDERS PROGRAM. Đây là chương trình được tổ chức bởi Radicle, cho phép xây dựng một “mạng lưới gốc” mạnh mẽ nhằm mục đích hỗ trợ sự phân cấp ngày càng tăng của mạng lưới Radicle giữa cộng đồng. Những người tham gia hiện tại bao gồm các cá nhân từ Aave, Synthetix, Uniswap, Gnosis Safe, The Graph, Gitcoin, dxDAO, Optimism, Interchain Foundation, dOrg, Curve Labs, Ceramic Network, Informal Systems, Vega Protocol, Celo Foundation, Fleek, Status, CoinMarketCap , Web3 Foundation…

Đội ngũ phát triển

Dự án Radicle được phát triển bởi Radicle Foundation. Ngoài ra, hiện nay, chưa có thêm thông tin nào về đội ngũ phát triển dự án.

Tổng quan về token RAD

Token RAD là gì?

Dự án Radicle sử dụng token RAD là token quản trị của hệ sinh thái.

  • Tổng cung: 100.000.000 token RAD
  • Số lượng token lưu hành hiện tại: 21.273.974 token
  • Blockchain Network: Ethereum (ERC20)
Radicle la gi? Thong tin chi tiet ve du an Radicle va token RAD - anh 5

Với tổng cung 100.000.000 RAD, đội ngũ Radicle có kế hoạch phân bổ token như sau:

  • 50% dành cho kho bạc cộng đồng, tương đương 50.000.000 RAD (trả dần trong 4 năm)
  • 19% dành cho đội ngũ Radicle, tương đương 19.000.000 RAD (khóa 1 năm, trả dần trong 4 năm)
  • 20% dành cho các Early Supporters, tương đương 20.000.000 RAD (khóa 1 năm)
  • 5% dành cho quá trình thành lập dự án, tương đương 5.000.000 RAD (khóa 1 năm)
  • 2% dành cho chương trình hạt giống, tương đương 2.000.000 RAD (khóa 1 năm)
  • 4% dành Bootstrap thanh khoản, tương đương 4.000.000 RAD

Chức năng của token RAD

Token RAD được sử dụng trong mạng lưới Radicle có chức năng cơ bản như sau:

  • Được chiết khấu hoặc miễn phí khi tương tác với các giao thức dựa trên Ethereum của Radicle
  • Quyền tham gia quản trị (thông qua biểu quyết và đề xuất) của hệ thống hợp đồng thông minh Radicle. 

Cập nhật thêm về token RAD hiện tại

  • Marketcap hiện tại: 246.125.000,91 (Theo thống kê của Coinmarketcap)
  • Marketcap Rank hiện tại: 280 (Theo thống kê của Coinmarketcap)
  • ROI tăng trưởng trong 6 tháng: +75,20% (tính từ ngày 09/06/2021)

Tổng kết

Tin rằng sự phụ thuộc vào các tập đoàn và nền tảng được lưu trữ tập trung để phân phối cơ sở hạ tầng nguồn là không bền vững, đội ngũ phát triển của Radicle đã xây dựng nên nền tảng như một giải pháp thay thế nhằm đảm bảo tính an toàn và minh bạch của các cơ sở dữ liệu. Kể từ khi ra mắt ở bản Beta vào tháng 12 năm ngoái cho đến nay, Radicle đã có hơn 1.000 dự án được người dùng khởi tạo trên mạng lưới và thu hút được sự quan tâm đáng kể từ khắp hệ sinh thái Web3. Đây hứa hẹn sẽ là một dự án thành công và được nhiều người dùng chọn lựa.

Mọi thông tin về dự án, các nhà đầu tư quan tâm có thể xem tại:

Thông tin dự án | Discord | Forum | Matrix | Reddit | Telegram | Twitter | Blog | GitHub | Medium