Nội dung
Golem Network (GLM) là gì? Tất tần tật thông tin về token GLM
Golem Network là một giao thức đáng tin cậy, phi tập trung, cho phép người dùng dễ dàng kết nối và chia sẻ tài nguyên điện toán.
Golem (GLM) đã từng là một nhân tố đột phá của thị trường tiền mã hóa, sử dụng sức mạnh tính toán siêu nhiên để tạo ra sức mạnh toàn cầu. Hơn thế nữa, đây còn là dự án được thai nghén và phát triển bởi những chuyên gia hàng đầu trong mảng phần mềm và giải pháp công nghệ. Vậy Golem (GLM) là gì? Vì sao Golem Network lại có sức công phá mãnh liệt đến như vậy? Hãy đồng hành cùng Coinvn để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về dự án và công nghệ của Golem.
Golem (GLM) là một nền tảng mã nguồn mở linh hoạt và phân cấp, được ra mắt vào năm 2018. Nền tảng này cho phép các mạng lưới ngang hàng có thể giao tiếp với nhau, đồng thời cũng cung cấp cho chủ sở hữu ứng dụng và người dùng, những người thuê tài nguyên của nhà cung cấp.
Dự án Golem tận dụng sức mạnh của công nghệ Distributed Cloud, kết nối nhiều máy tính trên toàn thế giới, từ máy tính xách tay cá nhân đến bộ trung tâm dữ liệu tới một siêu máy tính khổng lồ. Hiện tại, Golem có mặt trên toàn cầu và tất cả mọi người đều có thể truy cập được.
Siêu máy tính của Golem cho phép người dùng thực hiện mọi phép tính, yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như, người dùng có thể tìm kiếm hình ảnh cụ thể, nghiên cứu nhiều nền tảng khác nhau. Điểm đặc biệt là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng Golem cho các mục đích như đề xuất, nghiên cứu, thậm chí là khởi chạy các web một cách phi tập trung một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
Mục tiêu của Golem là trở thành một siêu máy tính phi tập trung đầu tiên trên thế giới. Nền tảng Golem là phiên bản đầu tiên được phát triển trên Ethereum blockchain. Và cũng có thể nói Golem chính là dự án “tiên phong”, khai phá trong lĩnh vực này.
Bài toán về việc tăng thêm sức mạnh tính toán, cũng như không gian lưu trữ đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với nhiều người dùng, nhà phát triển và các dự án.
Việc mua phần cứng không chỉ mất một khoản chi phí khá tốn kém, mà còn đòi hỏi khá nhiều về không gian và cũng như nguồn điện. Trong khi đó, nếu lựa chọn các dịch vụ Cloud của các bên trung gian để tăng thêm sức mạnh tính toán và lưu trữ, thì lại có nhiều bất cập. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ kiểm soát hoặc tấn công dữ liệu cá nhân từ những nhà cung cấp dịch vụ này. Vì thế, đây là một vấn đề khá nan giải đối với cả người dùng và developer.
Trong khi đó, ở ngoài thực tế lại xuất hiện một thực trạng khác đó là hầu hết các máy tính và thiết bị kỹ thuật số sẽ không tận dụng hết khả năng tính toán của chúng. Vì thế, sự xuất hiện của Golem (GLM) với ý tưởng khai thác toàn vẹn sức mạnh tính toán, tận dụng nguồn lực dư thừa từ cộng đồng để giải quyết bài toán nan giải của phần cứng và Cloud đã trình bày ở phần trên, được mọi người đánh giá rất cao. Có thể so sánh đơn giản, mô hình hoạt động của Golem khá giống như cách Grab cho phép tài xế kiếm tiền từ chiếc xe mà họ sở hữu.
Golem sử dụng mô hình trả tiền cho việc sử dụng nguồn sức mạnh máy tính dư thừa và khắc phục các hạn chế về cơ sở hạ tầng và gia tăng sức mạnh tính toán.
Dưới đây là một số điểm nổi bật của Golem, siêu máy tính phi tập trung lớn nhất trong lĩnh vực blockchain.
Trong mạng lưới tính toán của Golem Network thì có 3 yếu tố cốt lõi, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đó là: Người cung cấp, người tác vụ và đội ngũ phát triển phần mềm.
Để hiểu rõ vai trò của 3 người này trong mạng lưới Golem Network chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ mô phỏng sau:
Như vậy, A đã thích ứng dụng của B và cảm thấy rất phù hợp với công việc của mình. Vì vậy, A đã đưa ra yêu cầu chi tiết về nhiệm vụ lên mạng Golem và quyết định thanh toán cho bất kỳ ai nếu hoàn thành nhiệm vụ. C hoặc một số người cung cấp khác sở hữu máy tính khủng, có thể giải quyết nhiệm vụ của A bằng cách sử dụng ứng dụng của B. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì cả B, C cùng những người cung cấp khác sẽ chia đều số tiền mà A đã trả cho nhiệm vụ này. Đó chính là cách thức hoạt động của 3 yếu tố cốt lõi này trong mạng lưới của Golem Network.
Điều đặc biệt, Golem không chỉ là một siêu máy tính tập trung trên toàn cầu mở ra không gian thuê và cho thuê sức mạnh tính toán linh hoạt theo nhu cầu người dùng, mà Golem còn có thêm 2 tính năng bổ sung dành cho cộng đồng là:
Một điểm nữa khiến Golem được giới đầu tư và cộng đồng chú ý đó là, đội ngũ phát triển và quản lý dự án đều là những chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Trụ sở chính của Golem Network được đặt tại Ba Lan và dưới đây là thông tin của một số thành viên chủ chốt:
Ngoài ra, dự án Golem còn được hỗ trợ bởi hơn 20 nhân sự giàu kinh nghiệm. Hầu hết trong số họ đều là kỹ sư ngành Khoa học Máy tính tại Ba Lan và phần lớn trong số họ đều từng làm việc với đội Founder tại Imapp.
GLM là một token chính và được coi như tiền tệ trong hệ sinh thái của Golem. GLM được phát hành thông qua đợt bán Crowd Sale vào tháng 11/2016. Đây là token được phát triển trên nền tảng Ethereum, dựa trên tiêu chuẩn ERC-20.
Token GLM được dùng để thực hiện thanh toán trong các giao dịch thuê sức mạnh tính toán của người dùng. Mức giá cho thuê được nhà cung cấp đặt bằng token GLM.
Hiện tại, token GLM đã được niêm yết và hỗ trợ mua bán trên nhiều sàn giao dịch giao dịch hàng đầu hiện nay như: Binance, Gate.io, Uniswap, OKX, Huobi Global, Coinbase Exchange, Upbit, KuCoin, Poloniex, Bibox… Trong đó thì khối lượng giao dịch trên Upbit và Bibox chiếm phần lớn tổng khối lượng giao dịch tương ứng với 41,36% và 38,32%.
Bên cạnh đó, token GLM là là token phát triển theo tiêu chuẩn ERC-20, nên bạn hoàn toàn có thể lưu trữ trên những ví điện tử phổ biến hiện nay như: MetaMask, Myetherwallet, Trust Wallet, Atomic Wallet, imToken, Coin98 Wallet, Ledger, Trezor…
Rõ ràng nhận thấy, Golem là một dự án khá tiềm năng với định hướng của một siêu máy tính phi tập trung lớn nhất toàn cầu. Golem đã cho thấy sức mạnh của công nghệ và tham vọng nâng cao trải nghiệm, tận dụng nguồn tài nguyên dư thừa để tạo ra cơ hội kiếm thêm thu nhập cho người dùng. Nhiều chuyên gia cho rằng, GLM sẽ tiếp tục đà tăng mạnh mẽ và bứt phá mạnh mẽ vào năm 2030.
Tuy vậy, dự đoán cũng vẫn chỉ là dự đoán vì thị trường tiền mã hóa “liên tục thay máu” và tìm kiếm xu hướng mới. Hơn thế nữa, Golem cũng phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ đáng gờm như Algorand, Crypterium… Vì vậy, trước mọi quyết định đầu tư, Coinvn cho rằng bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng. Đặc biệt là giai đoạn này, bạn cần nghiêm túc đánh giá rằng liệu Golem có còn phải là “trend” trong mùa uptrend tới không, liệu các dòng tiền bên ngoài có còn “để tâm” tới dự án hay không. Tất cả những điều này bạn cần tự mình nghiên cứu, Coinvn không thể quyết định thay bạn.
Đây chính là câu hỏi thường gặp về dự án Golem và token GML. Hãy tham khảo câu trả lời dưới đây nếu bạn có chung thắc mắc.
Golem gồm những công cụ nào?
Có thể đào token GLM để kiếm lợi nhuận không?
Rất tiếc là không. Bạn không thể tiến hành đào token GLM giống như BTC. Thay vào đó, bạn có thể kiếm lợi nhuận bằng cách cho thuê nguồn tài nguyên trên máy tính của mình.
Đối thủ cạnh tranh của Golem là ai?
Có thể lưu trữ token GLM ở đâu?
Token GLM được phát triển trên nền tảng Ethereum và dựa trên tiêu chuẩn ERC-20. Vì vậy, bạn có thể lưu trữ GLM coin ở bất kỳ ví điện tử phổ biến, như: MetaMask, Trust Wallet, Atomic aWallet, imToken, Coin98 Wallet…
Như vậy, Coinvn đã hoàn thành việc chia sẻ về dự án Golem cũng như token GLM. Hy vọng các bạn đã tìm thấy nhiều thông tin hữu ích phục vụ quá trình nghiên cứu và đầu tư của mình. Hãy đồng hành cùng Coinvn để tìm hiểu những dự án tiềm năng khác nhé!