Talis Protocol là gì? Toàn tập về dự án và token TALIS

Talis Protocol là nền tảng giao dịch NFT đầu tiên lấy artist làm trung tâm. Dự án đảm bảo cho họ được phân chia quyền lợi và lợi nhuận một cách công bằng.

10325Total views
Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 1
Talis Protocol là gì? Toàn tập về dự án và token TALIS

Tổng quan về Talis Protocol

Talis Protocol là gì?

Ý tưởng về Talis đã được nhà sáng lập của dự án thai nghén trong một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, mãi đến khi sự kiện Delphi Digital Hackathon diễn ra vào tháng 5 vừa qua mới đánh dấu sự hình thành của Talis Protocol trên blockchain Terra. 

Dự án được phát triển bởi một nhóm gồm 7 thành viên chủ chốt. Họ hợp tác cùng nhau với đam mê và hoài bão sẽ thay đổi cách thức tương tác giữa nghệ thuật và thế giới kỹ thuật số.

Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 2

Thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ nhận định Talis Protocol đơn thuần chỉ là một sàn giao dịch các tác phẩm NFT (Non-fungible token) trên Terra. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu về Talis, chúng ta sẽ thấy rõ mục đích của đội ngũ phát triển muốn tạo nên một dự án có thể thay đổi văn hóa và cách thức giao dịch các tác phẩm NFT. 

Talis sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng nên một không gian nghệ thuật, còn toàn bộ quyền quản trị thuộc về các artist thông qua công nghệ blockchain. Tương tự như Angel Protocol và một vài dự án đang được xây dựng khác, mong muốn của nhà phát triển Talis Protocol là mở ra một nền tảng dễ tiếp cận cho cả những người có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực Crypto.

Bên cạnh việc cung cấp sàn giao dịch NFT, Talis Protocol còn hỗ trợ cho các artist trong việc thu tiền bản quyền và theo dõi doanh số bán hàng. Người dùng cũng có thể kết nối trực tiếp với các đơn vị in ấn. Những dịch vụ này sẽ nằm dưới sự điều hành và quản lý của bên quản trị cộng đồng.

Đặc điểm cơ bản của Talis Protocol

Talis Protocol có nhiều điểm khác biệt so với những sàn giao dịch NFT thông thường. Dự án Talis nêu ra thất bại của ngành nghệ thuật là không thể trả công xứng đáng cho các artist. Để giải quyết vấn đề trên, Talis Protocol đề xuất một mô hình mã hoá cho các dịch vụ print-on-demand (POD – in ấn theo yêu cầu) phi tập trung.

Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 3

Talis hướng tới việc thay thế nền tảng tập trung của ngành in ấn bằng một tổ chức theo cơ chế DAO gồm những người sở hữu token TALIS (DAO là thuật ngữ chỉ một tổ chức tự trị phi tập trung vận hành dựa trên những quy tắc đã được mã hóa mà không có sự can thiệp của con người). Nhờ việc áp dụng cơ chế DAO, các artist giờ đây có thể sử dụng cơ sở hạ tầng cho việc in ấn mà không cần thông qua một bên trung gian nào. 

Thêm vào đó, chức năng cho vay mượn NFT độc đáo của dự án Talis sẽ mở ra tiềm năng tài chính chưa được khai phá của NFT. Bằng việc đưa NFT vào sử dụng trong ngành in ấn, dự án Talis sẽ trả công xứng đáng cho các nhà sáng tạo nghệ thuật và thúc đẩy thị trường nghệ thuật kỹ thuật số còn sơ khai đạt được những đổi mới đáng kể trên thế giới.

Các đặc điểm chính của Talis Protocol:

  • Cầu nối giữa nghệ thuật hiện đại và truyền thống
  • Khả năng khai thác các NFT
  • Cơ chế quản trị DAO
  • Tiện ích phi tập trung cho các NFT
  • Tính năng vay wNFT
  • Tính năng cho vay các NFT thế chấp

Cách kiếm tiền trong Talis Protocol

Có 4 cách kiếm tiền trong hệ thống Talis Protocol:

  • Đối với artist: Các artist có thể bán trực tiếp hoặc đấu giá các tác phẩm NFT của mình cho các nhà sưu tập. Bên cạnh đó, họ còn có thể cho thuê tác phẩm trong một khoảng thời gian nhất định để thu về phí nhượng quyền hay phí bản quyền. Ngoài ra, artist có thể dùng tác phẩm của mình để thế chấp đổi lấy token và sử dụng cho các giao dịch khác.
  • Đối với các nhà sưu tập: Họ có thể thực hiện giao dịch mua bán, bán đấu giá và cho thuê bộ sưu tập các tác phẩm NFT của mình. Không những vậy, họ có thể dùng các NFT mà mình sở hữu để thế chấp lấy token.
Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 4
  • Đối với thành viên kiểm duyệt trong hệ thống AJC (Artist Justice Court): Khi tham gia xét duyệt trong hệ thống AJC, người dùng sẽ thực hiện xác nhận giao dịch cho các tác phẩm nghệ thuật. Họ sẽ nhận được tiền công từ công việc đó. Khi phát hiện giao dịch có sự sao chép hay lừa đảo, những người xét duyệt sẽ nhận được một phần tiền giao dịch tác phẩm đó.
  • Đối với đơn vị POD: Nếu người dùng sở hữu một đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn, họ có thể đăng ký làm nhà cung cấp dịch vụ cho tính năng POD của hệ thống.

Những tính năng chính của Talis Protocol

Nền tảng của Talis Protocol bao gồm những tính năng chính như sau:

TALIS NFT

Người dùng Talis Protocol có thể mint các NFT (theo chuẩn CW721) cho định dạng hình ảnh và NFT (theo chuẩn CSS1155) cho cả hình ảnh, âm thanh, video… Ở phiên bản 1.0, người dùng sẽ bị giới hạn dung lượng mỗi tệp là 100MB.

NFT Value Index

Để người mua dễ tiếp cận hơn với các dữ liệu của NFT, nhóm phát triển đã tạo ra chỉ số NFT Value Index. Thuật toán tạo ra chỉ số này sẽ kết hợp nhiều yếu tố để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật như số lượng sản phẩm đã bán và chưa bán, độ hiếm, lượng người xem sản phẩm gần đây… Các nhà đầu tư có thể coi chỉ số này là nguồn dữ liệu để đánh giá xu hướng thị trường. 

Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 5

Khả năng định giá một tác phẩm nghệ thuật không chỉ giúp cho các nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, dựa trên chỉ số NFT Value Index, hệ thống có thể cho phép các nhà sưu tập thế chấp NFT để đổi lấy liquidity.

Sàn giao dịch Talis

Sàn giao dịch NFT của Talis sẽ triển khai các hoạt động mua, bán, cho vay và chuyển nhượng quyền sở hữu các tác phẩm NFT qua nhiều hình thức.

NFT Loan

Với tính năng này, các artist có thể mang tác phẩm NFT của họ cho những nhà đầu tư tiềm năng vay để khai thác trong một khoảng thời gian nhất định. Tính năng này giúp cả hai bên đều kiếm được lợi nhuận.

NFT Collateral

Có những lúc, các nhà sưu tập NFT cần liquidity tài chính để xử lý công việc nhưng lại không muốn bán đi bộ sưu tập của họ. Để giải quyết vấn đề này, Talis đã tạo ra một nền tảng cho phép người dùng có thể thế chấp các NFT của họ để đổi lấy tiền mã hoá. Và qua hình thức thế chấp này, người dùng cũng có thể cho thuê các NFT của mình để thu về lợi nhuận tối đa cho bản thân.

TaLISA: Artist Justice Court

Có rất nhiều hình thức sao chép những tác phẩm nghệ thuật trên không gian số. Với sự phát triển của công nghệ cùng sự bùng nổ của thị trường, các tác phẩm đạo nhái lại càng trở nên tràn lan. Tính năng TaLISA ra đời nhằm hạn chế vấn đề nhức nhối đó. 

Khi phát sinh các giao dịch mua bán hay cho vay mượn một tác phẩm NFT, tiền mà artist kiếm được thông qua mạng lưới POD sẽ bị khóa trong 15 ngày. Trong khoảng thời gian này, tác phẩm NFT đó sẽ được gửi lên trang AJC và thông báo cho cộng đồng là nó đã được bán. 

Nếu phát hiện đạo nhái, tác giả gốc của tác phẩm đó có thể gửi đơn kiện và cung cấp những bằng chứng sở hữu (các file gốc, tư liệu về quá trình sản xuất…). Nếu tác phẩm thực sự là một tài sản đạo nhái, giao dịch vẫn sẽ được diễn ra. Tuy nhiên, tiền thu về từ giao dịch sẽ được chia thành nhiều phần, bao gồm cho tác giả, những người kiểm duyệt trên AJC và hệ thống nền tảng.

Print-on-demand (POD)

Đây là hình thức xử lý đơn hàng tự động, đơn đặt hàng sẽ được in ngay khi gửi đến các đơn vị in ấn. Nhờ vậy, việc sản xuất các bản in không tốn diện tích kho bãi cũng như chi phí. Do đó, dịch vụ này nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các artist muốn phát hành tác phẩm của mình với mục đích thương mại.

Đội ngũ phát triển Talis Protocol

Dưới đây là một số thông tin về đội ngũ dự án Talis Protocol.

  • Team Lead – Eloi / CaptainCookies: Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm làm giám đốc Digital Marketing và truyền thông trong lĩnh vực thương mại điện tử và dịch vụ tư vấn truyền thông. 
  • Full Stack Dev – Anthony / Crunch: Bên cạnh việc là một lập trình viên full stack, anh còn là một người đam mê khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dược liệu y sinh, công nghệ sáng tạo và kinh doanh khởi nghiệp. 
  • Full Stack Dev – Mike / OCM: Anh là kỹ sư phần mềm trong ngành công nghệ tài chính với hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc.
  • PO – Thomas / HiTho: Anh có hơn 12 năm kinh nghiệm làm ở vị trí Product Owner tại Pháp.
  • VD – Gaylor Morestin / Letype: Gaylor là một artist đa ngành được đào tạo chính quy tại Beaux-Arts với hơn 10 năm kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật tự do. Bên cạnh đó, anh còn là một nhạc sĩ, một nhạc công, một designer và một video producer.
  • Tokenomist & FinOps – Raphaël N. / WolveBan: Raphaël là giám đốc quản trị rủi ro với hơn 10 năm kinh nghiệm. Anh còn có kinh nghiệm làm việc khá ấn tượng trong lĩnh vực tài chính và toán học.
  • Digital Marketing & PR – Rémi / Rémini: Anh là một người nghiện công nghệ, người ủng hộ tài chính phi tập trung và là một dân Lunatic/Moonboi chính hiệu. Anh có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực từ báo chí, truyền thông và marketing. 

Những cố vấn, nhà đầu tư và đối tác của dự án Talis Protocol

Đợt mở bán private vừa qua mang về cho sàn giao dịch NFT của Talis một khoản tiền đầu tư là 2,3 triệu USD. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi ParaFi Capital, Arrington Capital, với các nhà đầu tư như Benson Oak Ventures, GCW Capital và Blocbits. Các đơn vị cố vấn gồm có:

  • BlocBits
  • Angel Protocol
  • Apollo DAO
  • Pylon Protocol
  • StarTerra
  • Terraform Labs

Lộ trình phát triển của Talis Protocol

Kế hoạch phát triển của Talis Protocol như sau:

2021

Trước tiên, đội ngũ của dự án Talis sẽ tập trung vào việc cho ra mắt một thị trường NFT lấy artist làm trung tâm, nơi cống hiến vì nghệ thuật kỹ thuật số. Nhờ có tích hợp Anchor Protocol của Talis, ngoài việc hỗ trợ NFT theo chuẩn CW721 và CW1155, artist có thể deposit thu nhập của mình để tạo ra lợi nhuận một cách trơn tru. Để làm được điều này, Talis sẽ bắt đầu quy trình xác nhận các artist và đơn vị in ấn thông qua việc tạo ra những người kiểm duyệt cộng đồng. Vai trò này sẽ bị giải thể sau khi cơ chế phi tập trung được áp dụng hoàn toàn.

2022

Talis đang tìm cách tích hợp các dịch vụ POD. Sau khi thị trường NFT và liên kết giữa artist và đơn vị in ấn đã được thiết lập, Talis đang tìm cách tối ưu hóa nền tảng thông qua việc bổ sung các khoản vay được hỗ trợ bởi NFT, cấu trúc quản trị DAO cùng với một số tính năng khác.

Tổng quan về token TALIS

Token TALIS là gì?

Token TALIS là token quản trị của nền tảng Talis. Có tổng cộng 10 tỷ token TALIS sẽ được mint, trong đó 2,5 tỷ sẽ được giữ cho quỹ lưu trữ cộng đồng.

Tỉ lệ phân bổ token TALIS như sau:

  • Vòng hạt giống: 5%
  • Vòng riêng tư: 10%
  • Vòng công khai: 15%
  • AirDrop: 5%
  • Thưởng liquidity và staking: 20%
  • Đội ngũ phát triển: 15%
  • Quỹ lưu trữ cộng đồng: 25%
  • Các đối tác: 5%
Chart, pie chart  Description automatically generated

Chức năng của token TALIS

Ngoài lãi suất nhận được khi staking hoặc thu chi phí, token TALIS còn được dùng để:

  • Biểu quyết/Quản trị
  • Tham gia vào TaLISA (Artist Justice Court)
  • Tham gia Launchpad
  • Săn thưởng
  • Quyên góp, ủng hộ cho các artist

Token TALIS có thể mua bán ở đâu?

Kế hoạch mở bán token TALIS có các mục tiêu như:

  • Tổng tiền bán được: 5.800.000 UST
  • Loại tiền chấp nhận trong giao dịch: UST
  • Tỉ lệ chuyển đổi: 1 UST = 400 token TALIS

Lịch mở bán:

  • Vòng hạt giống: Đã kết thúc vào ngày 01/09/2021
  • Vòng private: Bắt đầu từ 01/09/2021 và kết thúc vào ngày 01/12/2021
  • Vòng mở bán công khai: Bắt đầu từ 01/11/2021 và kết thúc vào ngày 01/03/2022

Tiềm năng của dự án Talis Art

Không quá khó để chúng ta có thể nhận ra sự bùng nổ của xu hướng NFT trên thị trường hiện nay. Các nền tảng như Opensea của blockchain Ethereum đã chứng kiến rất nhiều sự tăng vọt (thậm chí có phần vô lý) về giá của những tài sản kỹ thuật số. 

Trong khi đó, tốc độ giao dịch và chi phí thấp đã giúp cho blockchain Terra trở thành một nơi tiềm năng cho việc mint và bán các NFT. Do đó, không có gì lạ khi Talis không phải đơn vị duy nhất tham gia cuộc đua giành quyền định hình thị trường NFT trên blockchain này. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các dự án như Andromeda Protocol, HERO và Terra World. Trong đó, Talis khác biệt nhất ở chính sách về tài sản kỹ thuật số cũng như định hướng phát triển của nền tảng.

Talis Protocol la gi? Toan tap ve du an va token TALIS - anh 6

Talis Protocol hiện tại đang xây dựng cộng đồng của riêng mình. Việc sở hữu một lượng đông đảo người dùng cùng các cuộc thảo luận sôi nổi trên các group Telegram cho thấy dự án này đang nhận được sự ủng hộ không hề nhỏ. 

Theo thông tin từ dự án, phiên bản 1.0 sẽ cho ra mắt sàn giao dịch NFT và tiện ích ví kết hợp với Anchor Protocol của Terra. Hội đồng kiểm duyệt tác phẩm – TaLISA cũng sẽ được phát triển nhằm hạn chế những hành vi sao chép, đạo nhái và một số vấn nạn khác. 

Có thể thấy, tham vọng của Talis vượt xa hơn việc chỉ xây dựng nên một nền tảng để mua bán NFT. Dự án còn tích hợp những tính năng như cho vay mượn tác phẩm, liên kết với các tài sản định danh và các tùy chỉnh thanh toán chi phí bản quyền tự động. 

Đây sẽ là một dự án đáng được quan tâm khi mang được cả thế giới NFT và những nghệ sĩ tên tuổi ngoài đời thực vào hệ sinh thái Terra.

Kết luận

Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ đã được mong chờ từ rất lâu là trả công và đền đáp xứng đáng cho các artist, Talis Protocol còn mở rộng hiệu dụng của các NFT tốt hơn tất cả những protocol DeFi hiện nay. Đó là khả năng khai thác NFT và chính sách cho vay mượn tác phẩm NFT. Đây có lẽ sẽ là một cột mốc mới cho nền tảng tài chính cũng như cho quá trình phát triển của công nghệ NFT.

Tham khảo thêm thông tin về dự án này tại các kênh truyền thông của Talis Protocol:

Website | Thông tin dự án | Twitter | Discord | Telegram