Nội dung
CBDC là gì? Tìm hiểu về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Quốc gia
CBDC là viết tắt của cụm từ Central Bank Digital Currencies là tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Quốc gia.
Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) là định dạng kỹ thuật số của các loại tiền tệ pháp định (fiat) do các Ngân hàng TW của Quốc gia phát hành. Nó mang đặc điểm của cả hai loại tiền mã hoá và tiền pháp định.
Như đã đề cập bên trên, CBDC là viết tắt của cụm từ Central Bank Digital Currencies là tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Quốc gia.
CBDC là đơn vị tiền, dưới dạng kỹ thuật số của chính đồng tiền giấy bạn đang sở hữu, tất nhiên với tỉ lệ 1:1, được in và quản lý bởi Chính phủ, do đó tuân theo những quy định của Chính phủ.
CBDC nhằm mục đích mang lại những gì tốt nhất của cả thị trường tài chính truyền thống và tiền mã hoá. Đó là sự tiện lợi và bảo mật có được từ hình thức tiền mã hoá và việc lưu thông tiền được quản lý, bảo đảm bởi chính phủ mỗi quốc gia. Trong đó, cụ thể là Ngân hàng TW hoặc cơ quan tiền tệ có thẩm quyền liên quan, sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Ngoài ra, CBDC còn được tạo ra với mục đích giải quyết vấn đề chi phí và thời gian giao dịch xuyên biên giới. Sử dụng CBDC giúp giao dịch được thực hiện một cách dễ dàng, loại bỏ các quy định rườm rà, như hiện tại là phải thông qua trung gian như Ngân hàng thương mại.
Mỗi quốc gia có thể lựa chọn cách triển khai CBDC khác nhau, nhưng phổ biến nhất là lựa chọn triển khai dựa trên công nghệ blockchain. CBDC không đóng vai trò thay thế hoàn toàn mà sẽ hoạt động song song cùng hệ thống tiền tệ hiện tại.
CBDC được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm: Wholesale CBDC và Retail CBDC.
Là đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng trong thị trường liên ngân hàng thương mại. CBDC sẽ giúp giải quyết các vấn đề bao gồm việc gia tăng hiệu quả trong thanh toán liên ngân hàng thương mại trong nước hoặc đa quốc gia, điều mà ngày nay vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết.
Retail CBDC hay còn gọi là tiền tệ kỹ thuật số được phát hành rộng rãi cho công chúng, ai cũng có thể sở hữu, truy cập và sử dụng. Retail CBDC liên quan đến việc tăng khả năng tài chính toàn diện (financial inclusion), hoặc đóng vai trò thay thế cho tiền mặt trong các nền kinh tế nơi tiền mặt trở nên cạn kiệt.
Tùy theo nhu cầu của mỗi nước mà CBDC sẽ được thiết kế có những thuật toán và đặc điểm khác nhau. Tuy vậy cách thức hoạt động của chúng sẽ tương tự như mô tả bên dưới.
Những lợi ích mà CBDC có thể mang lại cho hệ thống tài chính:
Phó Tổng Giám đốc của Banque de France là Christian Pfister đã phân tích trong một báo cáo (có tựa đề “Chính sách tiền tệ và Tiền tệ kỹ thuật số: Chẳng có gì cũng làm quá lên?”) rằng, ông lo ngại một CBDC sẽ tạo điều kiện cho sự đột biến rút tiền gửi hoặc một số lượng lớn khách hàng rút tiền của họ trong trường hợp khẩn cấp khi họ lo ngại về tương lai của một tổ chức tài chính. Tuy nhiên, mối quan tâm chính này được giải quyết trong báo cáo quy định làm việc của nhân viên Ngân hàng Anh, về những nguyên tắc cốt lõi của họ đối với một CBDC. Bằng cách không bắt buộc các ngân hàng chuyển đổi tiền gửi của họ thành CBDC theo yêu cầu, họ có thể bảo vệ hệ thống ngân hàng.
Mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ từ một số ngân hàng thương mại ở các quốc gia, nhưng sự quan tâm của các Ngân hàng TW đến tiền tệ kỹ thuật số không những không giảm đi mà thực tế còn tăng lên.
Hơn ai hết, họ hiểu rằng mình cần phải sở hữu một loại tiền điện tử riêng. Do đó các Ngân hàng TW đã âm thầm và chủ động thực hiện các thử nghiệm đối với các phiên bản CBDC này.
Năm 2019, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã công bố một cuộc khảo sát về các Ngân hàng TW và CBDC, khảo sát ghi nhận 85% các Ngân hàng TW nói rằng họ khó có thể phát hành một đồng tiền kỹ thuật số quốc gia trong 3 năm tới. 25% trong số đó tiết lộ rằng họ đã có ý định sẽ phát hành CBDC và sẽ sớm thực hiện. Và 70% Ngân hàng TW cũng thừa nhận rằng họ đang bắt tay nghiên cứu về vấn đề này.
Điều này đang dần được khẳng định khi ngày càng nhiều Ngân hàng Quốc gia bắt đầu với kế hoạch phát triển CBDC của mình. Trong đó có cả Việt Nam, khi vừa mới đây Chính phủ đã phát hành công văn nghiên cứu và thí điểm sử dụng tiền mã hoá.
Tiền tệ là một công cụ đắc lực của Chính phủ dùng để quản lý người dân. Do đó chúng có thể nhận định, rất khó có khả năng Chính phủ sẽ thả nổi hay từ bỏ quyền kiểm soát tiền tệ. Cuộc cách mạng blockchain đã buộc họ phải nhanh chóng thích ứng với tiền mã hoá, tạo ra các CBDC cạnh tranh để giành lại quyền kiểm soát. Nói dễ hiểu hơn, việc phát hành các CBDC bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đừng quên tham gia vào các kênh cộng đồng của Coinvn để thảo luận cùng nhiều thành viên khác nhé: