Nội dung
Những cách tài chính hóa cho NFT
Tại sao giao thức DeFi lại có lợi cho NFT? Tìm hiểu một số trường hợp sử dụng tài chính tận dụng NFT và khám phá tương lai của tài sản NFT sẽ trông như thế nào.
Các NFT “tài chính hóa” thông qua các giao thức DeFi nhằm giải quyết nhiều vấn đề mà các NFT phải đối mặt ngày nay, cụ thể là:
Vì NFT là duy nhất, đòi hỏi người mua phải có kiến thức chuyên môn về một tài sản cụ thể để đưa ra quyết định sáng suốt trong việc mua hoặc bán. Ngoài ra, sự khan hiếm của các tài sản độc nhất có thể khiến giá tăng nhanh chóng, dẫn đến việc giá vượt quá mức mà người mua lẻ khó có thể chấp nhận được.
Hai yếu tố này làm tăng rào cản gia nhập đối với những người mới tham gia thị trường và cản trở việc tích lũy giá trị của chính các NFT. Lý do là bởi một phần giá trị của NFT đến từ cộng đồng của nó, việc hạn chế quyền truy cập của người mua khiến NFT khó thâm nhập trên Internet hơn. Các giao thức DeFi có thể giảm yêu cầu về vốn và kiến thức việc tham gia vào thị trường NFT trở nên dễ dàng hơn và mở ra cơ hội cho một làn sóng người dùng mới.
Việc có một thị trường thanh khoản của người mua và người bán đối với một NFT cụ thể giúp tăng khả năng khám phá giá bởi nó làm tăng tốc độ mà NFT được giao dịch trên các thị trường thứ cấp (tức là càng giao dịch nhiều thì giá trị thị trường của NFT đó càng tốt). Điều này cho phép người bán dễ dàng kiếm tiền hơn và giúp những người mua chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia thị trường mới dễ dàng hơn vì họ có thể dễ dàng thoát khỏi khoản đầu tư hơn nếu họ muốn.
Quyền sở hữu và xuất xứ là những đặc tính quan trọng của NFT được kích hoạt duy nhất bởi các công cụ mã hóa mở (permissionless), thế nhưng đề xuất về giá trị này chưa hoàn toàn gây được tiếng vang với những nhà giao dịch cá nhân. Tiện ích lớn hơn, chẳng hạn như quyền truy cập vào dòng tiền, nội dung và trải nghiệm, tất cả đều được làm phong phú bởi các giao thức DeFi, sẽ khiến đối tượng chính sở hữu NFT trở nên hấp dẫn hơn.
DeFi và các NFT hoạt động tốt cùng nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
Các ngân hàng đã cung cấp các khoản vay sử dụng tác phẩm nghệ thuật truyền thống làm tài sản thế chấp kể từ những năm 1980 và đó là một ngành kinh doanh lớn. Deloitte ước tính rằng giá trị toàn cầu của các khoản vay có bảo đảm bằng tác phẩm nghệ thuật là 21 – 24 tỷ USD vào năm 2019.
Người ta có thể làm như vậy với NFT bằng cách cung cấp các khoản vay cho các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, đất ảo và một số nội dung khác. Rocket đã thử nghiệm điều này vào đầu năm 2020 và NFTfi cũng đang làm điều tương tự với một thị trường trên Ethereum.
Việc chấp nhận NFT làm tài sản thế chấp trong các giao thức cho vay giúp tăng tiện ích của NFT đối với chủ sở hữu, đồng thời tăng hoạt động kinh tế của giao thức. Đây là hình thức mà đôi bên cùng có lợi.
Một yếu tố liên quan cần lưu ý là định giá. Đây là một vấn đề rộng hơn đối với NFT nhưng đặc biệt quan trọng nếu tài sản được sử dụng trong bối cảnh tài chính. Trong trường hợp không có giao dịch thị trường thứ cấp và đặc biệt là trong các sự kiện thanh lý, có thể sẽ cần phải thẩm định để ước tính giá trị của NFT. Đây là một phương thức phổ biến trên thị trường đồ sưu tập và nghệ thuật truyền thống, thẩm định thông qua các thẩm định viên được cấp phép hoặc các địa điểm không chính thức như cửa hàng cầm đồ.
ICO (một loại huy động vốn từ cộng đồng) là ứng dụng đầu tiên trên Ethereum vì nền tảng này rất lý tưởng cho việc hình thành và phân phối vốn toàn cầu. Ứng dụng này cũng có thể áp dụng cho NFT. Người dùng từ khắp nơi trên thế giới có thể đầu tư vào các tác phẩm sáng tạo ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của chúng. Điều này có thể làm nên sự phục hưng của nghệ thuật kỹ thuật số và tạo ra một mô hình kinh doanh mới cho những người làm sáng tạo nội dung.
Ví dụ: Một nhà văn tên là Emily Segal đã có thể huy động vốn cộng đồng khoảng 50.000 USD (25 ETH) cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của cô ấy, cho đi 70% tác phẩm dưới dạng token NOVEL, đại diện cho quyền sở hữu theo từng phần đối với NFT. Chủ sở hữu token NOVEL được chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ nếu NFT được bán với giá cao hơn trên thị trường thứ cấp, cũng như các lợi ích khác, chẳng hạn như được đề cập trong lời ghi nhận của cuốn sách.
Sở hữu nội dung bằng văn bản cũng có thể cung cấp một mô hình kinh doanh mới cho các nhà xuất bản. Ví dụ: Đã có một NFT của một chuyên mục trên New York Times được bán với giá 560.000 USD, có thể cao hơn nhiều so với số tiền mà công ty kiếm được từ việc quảng cáo cho bài báo đó.
Trong môi trường kinh doanh truyền thống, cổ phần hóa là việc một công ty thuộc sở hữu của các thành viên, những người này thường được yêu cầu đóng góp tài chính để tham gia. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) cũng là mô hình tương tự như vậy với tiền mã hóa và đã trở thành tiêu chuẩn để quản lý các giao thức DeFi.
Đối với NFT, các DAO còn quan trọng hơn vì sẽ có nhiều tài sản và cộng đồng hình thành xung quanh chúng. Lý do là bởi, chúng cho phép các nhóm đầu tư vào các NFT có chi phí thấp đối với bất kỳ cá nhân nào. DAOSaka đã thử nghiệm điều này vào cuối năm 2019 và FlamingoDAO cũng mới làm điều tương tự, cả hai đều gom tiền từ các cá nhân và tập thể quyết định mua và bán NFT.
Các nhóm hợp tác thu gom có thể hình thành và phát triển một cách tự phát. Ví dụ, PleasrDAO ban đầu gom quỹ để mua một NFT cụ thể và sau đó mở rộng phạm vi khi họ mua một NFT từ Edward Snowden với giá 5,5 triệu USD. Trong cả hai trường hợp, DAO trả giá cao hơn một người mua giàu có duy nhất để thắng cuộc đấu giá.
Hồ sơ xuất xứ công khai cho phép các trường hợp sử dụng không thể hoặc khó thực thi trước đây, chẳng hạn như tiền bản quyền cho tác phẩm nghệ thuật và các tài sản khác được bán ở thị trường thứ cấp.
Rarible, SuperRare và Zora đều triển khai tiền bản quyền theo các mức độ chức năng và khả năng tương tác khác nhau. Mirror thực hiện điều này ở cấp ứng dụng với một tính năng được gọi là “phân chia”, cho phép tác giả chuyển nhượng một phần giá trị kinh tế cho người khác bất cứ khi nào tác phẩm được bán.
Tiền bản quyền có thể áp dụng cho nội dung khác ngoài các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và âm nhạc. Ví dụ, điệu nhảy “nổi loạn” trên TikTok đã giúp Charli D’Amelio trở thành người nổi tiếng chỉ sau một đêm. Trong khi cả Charli (hiện có hơn 112 triệu người theo dõi) và TikTok đều được hưởng lợi về mặt kinh tế thì người tạo ra điệu nhảy là một cô gái 14 tuổi tên Jalaiah không được trả cho công sức của mình.
NFT có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp khả năng mã hóa nội dung và cung cấp quyền kinh tế cho người sáng tạo khi nó có khả năng kiếm được tiền. Trong tương lai, các vận động viên, vũ công, nhiếp ảnh gia và những người sáng tạo khác sẽ trực tiếp đúc nội dung của họ thông qua NFT để nhận được tín dụng và tiền bồi thường cho tác phẩm mà họ đang sản xuất.
Phân bổ kinh tế cũng có thể được phân phối theo chương trình cho nhiều chủ sở hữu NFT cụ thể. Planck gần đây đã thử nghiệm khái niệm này bằng cách xuất bản kết quả của một nghiên cứu khoa học dưới dạng NFT và sẽ triển khai một tính năng gọi là “SplitStream”, cho phép NFT hướng một phần doanh số trong tương lai sang các NFT khác.
Trong bối cảnh học thuật, điều này nhằm mục đích khuyến khích và tài trợ cho nghiên cứu học thuật bằng cách tạo ra một biểu đồ xã hội của các trích dẫn và một dòng thanh toán theo tầng cho các chủ sở hữu NFT đó vĩnh viễn.
Khả năng trao đổi một NFT này cho một NFT khác rất quan trọng vì nó cải thiện tính thanh khoản và khả năng khám phá giá bằng cách mở ra vũ trụ các cặp giao dịch tiềm năng. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện do tính chất không thanh khoản theo thiết kế của NFT.
0x Protocol lần đầu tiên giải quyết vấn đề này vào năm 2019 với ZEIP-28, cho phép giao dịch NFT-to-NFT dựa trên giao thức sổ lệnh của họ. Nền tảng thực hiện điều đó bằng cách cung cấp cho người mua khả năng thanh toán một NFT được list bằng một NFT khác dưới dạng phí token. Tuy nhiên, người mua cần chỉ định NFT họ muốn mua.
0x sau đó đã triển khai các sổ lệnh dựa trên thuộc tính, cho phép người mua tạo đề nghị mua bất kỳ nội dung nào có một nhóm thuộc tính cụ thể. Trên thực tế, tính thanh khoản tổng hợp này dựa trên các thuộc tính nhất định. Thế nhưng, tính thanh khoản vẫn còn phân mảnh cho một “loại” NFT nhất định.
Các giải pháp khác cố gắng tạo điều kiện giao dịch bằng cách sử dụng token ERC-20 trung gian. NFT20 thực hiện khái niệm này bằng cách đúc các token ERC-20 mà mỗi token đại diện cho các loại NFT khác nhau và tổng hợp các token đó theo phân loại của chúng. Sau đó, các loại NFT đó có thể được giao dịch trên nhiều nhóm thông qua định tuyến CFMM.
Quyền sở hữu được phân mảnh là một cách hiệu quả để dân chủ hóa quyền truy cập vào tài sản. Trước đây, phương thức này đã được sử dụng cho các tài sản có giá trị cao. Otis thực hiện điều này với tác phẩm nghệ thuật truyền thống và đồ sưu tầm bằng cách mua tài sản, cất giữ trong kho tiền và phát hành cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu những tài sản đó.
NIFTEX cũng đang làm điều này cho NFT. Nó cho phép chủ sở hữu của một NFT cụ thể gửi NFT đó vào một hợp đồng thông minh và phát hành “phân mảnh” (ERC-20) đại diện cho tài sản đó. NFT cơ bản có thể được mua lại bằng cách mua tất cả các “phân mảnh” hoặc thông qua điều khoản mua lại.
Người ta cũng có thể chia nhỏ quyền sở hữu của một nhóm tài sản. Metakovan đã thực hiện điều này với token B.20, chứa 28 tài sản, bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật của Beeple và vùng đất kỹ thuật số ở Cryptovoxels, Decentraland và Somnium Space.
Trong thập kỷ qua, đầu tư dựa trên chỉ số vào các thị trường tài chính truyền thống đã trở nên phổ biến vì nó cung cấp một cách minh bạch và chi phí thấp để đạt được mức độ tiếp xúc đa dạng trên nhiều thị trường.
Tương tự, các quỹ chỉ số tập trung vào NFT có thể cung cấp cho các nhà đầu tư tiếp xúc với một loại NFT cụ thể mà không yêu cầu họ thẩm định một NFT cụ thể.
NFTX đang thực hiện điều này bằng cách tạo ra các quỹ chỉ mục cho các khoản sưu tầm khác nhau, chẳng hạn như Cryptopunks. Trong đó, mỗi quỹ được hỗ trợ 1:1 bởi một NFT cơ bản. Ví dụ: PUNK-ZOMBIE ERC-20 có thể đổi một CryptoPunk zombie từ pool bất kỳ lúc nào.
Các quỹ chỉ số tập trung vào NFT cũng có thể cải thiện tính thanh khoản và khả năng khám phá giá cho các NFT cơ bản bằng cách thu hút nhu cầu bổ sung và hoạt động giao dịch từ cơ sở người dùng lớn hơn.
Đôi khi mọi người muốn thuê thay vì mua và thế giới nghệ thuật đã chấp nhận thực tế này trong nhiều thập kỷ. Ví dụ như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại đã cho mượn tác phẩm nghệ thuật của mình từ năm 1957. Các nghệ sĩ và nhà sưu tập nhận được nguồn doanh thu bổ sung, trong khi những người cho thuê có thể thưởng thức tác phẩm nghệ thuật với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá mua.
Mô hình này cũng có thể được áp dụng cho các NFT như nghệ thuật và đất kỹ thuật số. Hiện nay, ReNFT đang cố gắng thực hiện điều đó với một thị trường ngang hàng cho thuê NFT. Như với hầu hết các giao thức DeFi trong tiền mã hóa, đây hiện là một giải pháp thế chấp quá mức. Cụ thể, người đi vay có thể thuê một NFT bằng cách đặt cọc tài sản thế chấp bằng giá trị thị trường của NFT đó, cùng với một khoản phí thuê bổ sung. Như vậy, các cải tiến đang được thực hiện ở cấp độ giao thức với đề xuất EIP-2615, vốn hỗ trợ các chức năng cho thuê trong chính token ERC-2615 và không còn yêu cầu tiền gửi bảo mật.
Trong trường hợp game có mô hình hơi khác, Yield Guild Games thực hiện điều này bằng cách cho người chơi mới thuê các Axie để đổi lấy phần trăm token SLP được thưởng cho họ khi chơi game. Trên thực tế, người chơi đang thuê Axie để đổi lấy một phần doanh thu trong tương lai.
Tài sản tổng hợp là một công cụ tài chính mô phỏng các công cụ khác. Mặc dù hầu hết các NFT ngày nay không thực sự là công cụ tài chính theo nghĩa truyền thống của từ này, nhưng khái niệm đó vẫn có thể được áp dụng để tăng cường tính thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường cho các NFT này.
Một trong những vấn đề với việc khai thác NFT trên nhiều blockchain là việc mua tài sản trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, có thể có một nhóm người mua chỉ muốn suy đoán về giá của một NFT hơn là thực sự muốn sở hữu nó. Đối với những người dùng này, tồn tại một cơ hội để cung cấp mức giá tổng hợp cho NFT cụ thể. Ví dụ: Một người có thể sử dụng một oracle về giá để đưa ra mức giá cho người dùng Ethereum đối với tài sản NBA Topshot trên Flow.
Điều đó nói lên rằng, một số NFT chẳng hạn như Uniswap V3 LP shares, thực sự là công cụ tài chính. Từ góc độ này, người ta có thể kết hợp nhiều LP shares để tái tạo cấu trúc hoàn vốn của nhiều loại phái sinh khác nhau.
Theo thời gian, chúng ta sẽ thấy nhiều dạng NFT độc đáo, phức tạp và được kết nối với nhau để tận dụng nhiều giao thức DeFi. Từ đó, có khả năng cho phép các đề xuất giá trị và các trường hợp sử dụng mà không thể thực hiện được trong thế giới truyền thống. Các mẫu thiết kế không giới hạn, ở đây có thể là:
Index Coop có thể cho phép người dùng dễ dàng tiếp xúc với nhiều loại NFT bằng cách tạo chỉ mục có trọng số như nhau (equally-weighted index) của quỹ chỉ số AXIE, MASK và PUNK từ NFTX (vì chúng đã là ERC-20).
Phân chia nhỏ một vùng đất Axie, Catalog, CryptoPunks và Sandbox, mỗi vùng thành 100 token ERC-20 và gửi 25 token của mỗi tài sản vào Charged Particles để tạo ra một NFT đại diện cho một rổ tài sản được phân mảnh đa dạng.
Người ta có thể kết hợp nhiều NFT hoặc thêm các lớp tiện ích và giá trị bổ sung lên các NFT hiện có. AlchemyNFT đang làm theo cách 2 với AutographNFT bằng cách cung cấp khả năng “ký” các NFT hiện có bằng chữ ký kỹ thuật số.
Punkbodies đang làm như cách số 1 bằng cách cho phép người dùng kết hợp Wrapped CryptoPunk (ERC-721) với PunkBody (cũng là ERC-721) để tạo ra một Punkster mà họ có thể tải xuống hoặc đúc. Việc triển khai sẽ khóa các ERC-721 ban đầu để đúc Punkster NFT và người dùng có thể ghi NFT đã sáng tác để mở khóa các bản gốc. Các NFT được cấu tạo này kế thừa nguồn gốc và tiện ích từ các dạng ban đầu của chúng trong khi cung cấp các tính năng hoặc tiện ích bổ sung.
Trong tương lai gần, chúng ta sẽ chứng kiến một loạt các thử nghiệm xung quanh những khái niệm kể trên, những sự kết hợp đầy tiềm năng giữa DeFi và NFT. Chúng ta hãy cùng đón chờ xem các nhà phát triển, người sáng tạo và cộng đồng làm việc cùng nhau như thế nào để biến chúng thành hiện thực nhé.